Đồ Án Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hà Nội vốn nổi tiếng là một trong những Thủ đô có nhiều ao hồ nhất thế giới. Những hồ này không chỉ có giá trị về mặt tự nhiên, cảnh quan, điều hòa vi khí hậu mà còn có giá trị về văn hóa, là khu danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, lễ hội. Nhiều ao, hồ của Hà Nội gắn liền với các đình chùa, được coi là các địa điểm tâm linh của Hà Nội. Có lẽ chính vì vậy mà trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm, các thế hệ ông cha chúng ta đã luôn chú trọng giữ gìn bảo vệ và tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các hồ này, để ngày nay chúng ta có thể tự hào về Thủ đô Hà Nội một thành phố xanh, sạch, đẹp, thành phố của hoà bình với những mặt hồ nước trong xanh thơ mộng.
    Tuy nhiên, trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành san lấp nhiều hồ để xây dựng nhà cửa, đường phố, mà tiêu biểu là một phần hồ Hoàn Kiếm và hồ Thiền Quang Đến những năm gần đây với quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển của Hà Nội là khá cao. Bên cạnh mặt tích cực thì mặt trái của vấn đề này đã và đang gây ra nhiều hậu quả. Một trong những hậu quả đó là hiện nay hệ thống hồ đang phải gánh chịu mức độ ô nhiễm lên mức báo động. Những cơ sở sản xuất, y tế, trường học, khu dân cư xung quanh hồ thường xuyên đổ rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng xuống hồ, sự xuất hiện quá mức của các loại tảo xanh, tảo độc trong khi hồ lại thiếu hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải, thu gom rác thải. Những việc làm này đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng các hồ, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cảnh quan, hệ động thực vật sống dưới hồ và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người dân sinh sống xung quanh khu vực các hồ. Một tình trạng cũng rất phổ biến hiện nay đó là hiện tượng lấn chiếm diện tích mặt nước hồ và xâm phạm vào các di tích lịch sử văn hoá kiến trúc khu vực xung quanh hồ để xây dựng đô thị và nhà cửa trái phép. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng này vẫn còn ngang nhiên tồn tại, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, khai thác hồ nhằm phát triển bền vững.

    Tình trạng ô nhiễm hệ thống hồ trong khu vực nội thành Hà Nội đã và đang được báo chí và các cơ quan quản lý, nghiên cứu quan tâm. Chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, khai thác, giữ gìn hệ thống sông, hồ. Tuy nhiên, những nỗ lực của chính quyền và người dân trong nhiều năm qua vẫn chưa đủ để giải quyết thực trạng ô nhiễm trước mắt cũng như nguy cơ ô nhiễm nặng hơn trong tương lai. Nên việc khôi phục hồ đòi các giải pháp thích hợp vượt lên các rào cản trên và cần có sự tham gia của cộng đồng.Do vậy , đồ án thực hiện : “ Nghiên cứu giải pháp khôi phục môi trường một số Hồ Hà Nội ” . Hy vọng với đề tài này có thể đóng góp một phần vào công tác bảo vệ các hồ một cách hợp lý và bền vững, giữ gìn được vẻ đẹp thơ mộng, thanh bình của thủ đô Hà nội.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
    - Phân tích hiện trạng các hồ Hà Nội và đánh giá những thành công và khó khăn còn tồn tại của chương trình cải tao môi trường một số Hồ Hà Nội.
    - Nghiên cứu, và đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm khắc phục vấn đề môi trường các hồ Hà Nội.
    - Đưa ra các mục tiêu quản lý, chỉ tiêu và chương trình hành động trong tương lai.
    - Góp phần tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường hồ nói chung.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước hồ, xác định các nguồn gây ô nhiểm từ đó đưa ra giải pháp khôi phục và quản lý chất lượng nước hồ cũng như quy hoạch cảnh quan môi trường xung quanh hồ.
    Phạm vi nghiên cứu tiến hành tại một số hồ ở Hà Nội: hồ Văn Chương, hồ Linh Đàm.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước về chất lượng môi trường nước hồ.
    - Phương pháp điều tra thực địa: điều tra thông tin về các nguồn thải và sự phân bố dân cư xung quanh hồ.
    - Phương lấy mẫu, phân tích mẫu: lấy mẫu, phân tích mẫu nước của một số hồ đại diện.
    - Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án và một số chương trình đã và đang thực hiện tại Hà Nội.
    - Phương pháp tham vấn cộng đồng dân cư.
    5. Cấu trúc của đồ án
    Trong phạm vi nghiên cứu đồ án có những nội dung cơ bản như sau:+ Phần mở đầu
    + Chương 1: Tổng quan về hệ thống hồ Hà Nội
    + Chương 2: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả khôi phục môi trường hồ Hà Nội
    + Chương 3: Nghiên cứu đề xuất giải pháp khôi phục một số hồ Hà Nội
    + Kết luận và kiến nghị.
    + Tài liệu tham khảo.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
    3. Phạm vi nghiên cứu. 2
    4. Phương pháp nghiên cứu. 3
    5. Cấu trúc của đồ án. 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ HÀ NỘI. 5
    1.1 Thống kê số lượng và diện tích hồ Hà Nội 5
    1.2 Chức năng của hồ đô thị Hà Nội 8
    1.2.1 Chức năng điều tiết khí hậu và dòng chảy. 8
    1.2.2 Xử lý sơ bộ nước thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. 10
    1.2.3 Chức năng tạo lập cảnh quan văn hoá. 11
    1.2.4 Chức năng nuôi trồng thuỷ sản. 12
    1.3 Hiện trạng môi trường hồ Hà Nội và nguyên nhân. 13
    1.3.1 Hiện trạng môi trường hồ. 13
    1.3.2 Nguyên nhân. 21
    1.4 Những vấn đề môi trường liên quan đến các hồ Hà Nội 25
    1.4.1 Biến đổi chất lượng môi trường nước. 25
    1.4.2 Lấn chiếm diện tích hồ. 26
    1.4.3 Quy hoạch hồ chưa hợp lý. 27
    CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG HỒ HÀ NỘI. 29
    2.1 Nhu cầu cải tạo khôi phục môi trường các hồ Hà Nội. 29
    2.2 Khái quát về chương trình cải tạo phục hồi môi trường hồ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội 32
    2.3 Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường một số hồ đã cải tạo. 37
    2.3.1 Hồ Bảy Mẫu. 38
    2.3.2 Hồ Đống Đa. 41
    2.4 Nghiên cứu vấn đề trong việc quản lý hồ Hà Nội 44
    2.4.1 Khung pháp lý hiện nay. 44
    2.4.2 Công tác quản lý hồ ở Hà Nội 45
    2.4.3 Những bất cập và tồn tại của hệ thống quản lý hồ hiện nay. 49
    2.4.3.1 Những bất cập về chức năng của hồ. 50
    2.4.3.2 Những bất cập về quản lý hồ. 50
    CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ HỒ HÀ NỘI. 53
    3.1 Đặt vấn đề. 53
    3.2 Chọn hồ đại diện cho nhóm hồ nội đô. 53
    3.2.1 Hiện trạng hồ văn chương. 54
    3.2.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Văn Chương. 59
    3.2.3 Giải pháp cho hồ Văn Chương. 62
    3.2.3.1 Giải pháp kĩ thuật 62
    3.2.3.2 Giải pháp quản lý. 76
    3.3 Chọn hồ đại diện cho nhóm hồ ven đô. 79
    3.3.1 Hiện trạng hồ Linh Đàm 80
    3.3.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ Linh Đàm 83
    3.3.3 Giải pháp cho hồ Linh Đàm 86
    3.3.3.1 Giải pháp kĩ thuật 86
    3.3.3.2 Giải pháp quản lý. 98
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 108
    TÀI LIỆU KHAM KHẢO 110
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...