Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng tái định cư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    13
    MỞ ĐẦU
    I. Giới thiệu tóm tắt Đề tài:
    "Nghiên cứu giải pháp Khoa học Công nghệ hỗ trợ phát triển sản
    xuất nông lâm nghiệp vùng tái định cư công trình thủy lợi Ngàn Trươi –
    Cẩm Trang tỉnh Hà Tĩnh"


    Công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang tại Hà Tĩnh là 1 trong 5 công
    trình trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt. Ngày14/6/2009 Bộ Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn đã cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh làm lễ khởi công. Dự án
    gồm 4 hợp phần; hợp phần thứ nhất: Công trình đầu mối hồ chứa Ngàn Trươi có
    qui mô lớn hơn 2,5 lần hồ Kẻ Gỗ, dung tích hữu ích 540,63 triệu m 3 , diện tích
    lưu vực la 408 km 2 , đập ngăn dài 320 m, cao 55 m. Hợp phần thứ hai: Nhà máy
    thủy điện dưới đập công suất 16 MW. Hợp phần thứ ba: Đập Cẩm Trang và hệ
    thống thủy lợi (kênh, mương, trạm bơm ). Hợp phần thứ tư: Bồi thường hỗ trợ
    giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng tại khu
    vực lòng hồ Ngàn Trươi, đập dâng Cẩm Trang, hệ thống kênh tưới, mặt bằng thi
    công và bãi tập kết vật liệu. Số hộ phải tái định cư gồm 737 hộ (có 63 hộ dân tộc
    Lào) ở 2 xã Hương Điền, Hương Quang và 3 xóm thuộc thị trấn Vũ Quang.
    Cũng như các công trình thủy lợi thủy điện khác trong cả nước dù có qui
    mô khác nhau, trên các địa bàn khác nhau bao giờ việc giải phóng mặt bằng, tổ
    chức tái định cư cũng là rất gian khổ, phức tạp và cam go.
    Dù được rút kinh nghiệm và có cơ chế chính sách thỏa đáng để bồi
    thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời, hỗ trợ sản xuất và đời sống những
    năm đầu cho các hộ tái định cư thì người dân tái định cư ở bất cứ công trình
    thủy lợi - thủy điện nào trong cả nước, thậm chí công trình thủy điện Hòa Bình
    trên sông Đà sau 30 năm vẫn chưa giải quyết xong hậu tái định cư.
    Vì vậy Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trung tâm Nghiên cứu và
    Phát triển Vùng thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp Khoa học Công nghệ
    hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng tái định cư công trình thủy
    lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang tỉnh Hà Tĩnh” nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc
    của người dân vùng tái định cư theo đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
    1. Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ tháng 6/2008 đến tháng 12/2010) tính từ
    khi có quyết định phê duyệt đề tài.
    2. Kinh phí: 740 triệu đồng
    - Ngân sách sự nghiệp khoa học TW: 560 triệu đồng.
    - Ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương: 180 triệu. 14
    3. Tổ chức chủ trì đề tài
    Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ)
    Địa chỉ: Tầng 05 - Nhà số 70 - Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
    4. Các cán bộ thực hiện đề tài

    Stt Họ và tên Đơn vị công tác Tham gia
    1 Lê Tiến Hùng Trung tâm NC&PT Vùng Chủ nhiệm
    2 Nguyễn Minh Tuấn Trung tâm NC&PT Vùng Thư ký đề tài
    3 Lê Tất Khương Trung tâm NC&PT Vùng Thành viên
    4 Quách Ngọc Ân Trung tâm NC&PT Vùng Thành viên
    5 Phạm Đức Nghiệm Trung tâm NC&PT Vùng Thành viên
    6 Nguyễn Huy Lâm Sở KH&CN Hà Tĩnh Thành viên
    7 Nguyễn Tuấn Thanh Sở NN & PTNT Hà Tĩnh Thành viên
    8 Thân Văn Thắng Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh. Thành viên
    9 Trần Lê Trung tâm UDKH KT huyện Vũ
    Quang – Hà Tĩnh.
    Thành viên

    5. Mục tiêu đề tài
    5.1. Mục tiêu chung
    - Xác định cơ sở khoa học để lựa chọn TBKT phù hợp góp phần ổn định
    đời sống và phát triển sản xuất cho người dân khu vực tái định cư công trình
    thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang Hà Tĩnh.
    5.2. Mục tiêu cụ thể:
    - Lựa chọn được những tiến bộ kỹ thuật thích hợp, có cơ sở khoa học để
    xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng tái định cư công trình thủy lợi Ngàn
    Trươi - Cẩm Trang Hà Tĩnh.
    - Đào tạo huấn luyện để nâng cao năng lực cho người lao động vùng tái
    định cư Ngàn Trươi - Cẩm Trang.
    6. Nội dung đề tài
    - Điều tra tình hình sản xuất nông lâm nghiệp vùng tái định cư công trình
    thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang.
    - Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hệ thống thủy lợi vùng tái định cư
    Ngàn Trươi - Cẩm Trang. 15
    - Nghiên cứu việc ứng dụng TBKT và công nghệ để hỗ trợ sản xuất nông
    lâm nghiệp vùng tái định cư.
    - Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công
    nghệ vào sản xuất.
    7. Cách tiếp cận trong nghiên cứu
    - Trên cơ sở xác định địa bàn nghiên cứu tiến hành điều tra nhanh nông
    thôn (RRA) với sự tham gia của người dân (PRA) để đánh giá điểm mạnh, điểm
    yếu (SWOT) ở vùng tái định cư.
    - Thực hiện tiếp cận liên ngành chủ yếu với Ban quản lý dự án tái định cư thủy
    lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang để có được số liệu, tình hình phục vụ nghiên cứu.
    - Nghiên cứu khai thác các văn kiện, báo cáo, tài liệu của huyện và tranh
    thủ ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia trong quá trình nghiên cứu và triển
    khai đề tài.
    - Tiếp cận khoa học công nghệ để nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng,
    vật nuôi phù hợp ở vùng tái định cư.
    - Tiếp cận thị trường coi đó là động lực để thúc đẩy sản xuất nông lâm
    nghiệp ở vùng tái định cư theo hướng hàng hóa.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp có người dân tham gia (PRA).
    - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hệ thống và dự báo.
    - Phương pháp chuyên gia.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã
    nhận được sự cộng tác giúp đỡ của các Vụ, các Cục trực thuộc Bộ Khoa học và
    Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ, các ban ngành tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện
    Vũ Quang, các Phòng, Ban của huyện cùng các nhà quản lý và chuyên môn. Trung
    tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng xin trân trọng cảm ơn.








    16
    II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÁI ĐỊNH CƯ

    Di dân tái định cư có thể hiểu đơn giản là đến nơi ở ổn định lần thứ 2 để
    làm ăn, sinh sống. Việc di dân tái định cư đã có từ rất sớm khi con người hoàn
    toàn dựa vào thiên nhiên để mưu sinh. Đồng bào các dân tộc miền núi, nhất là bà
    con ít người ở vùng cao thường tìm đến nơi đất tốt để ở và canh tác. Sau một
    thời gian đất trở nên nghèo dinh dưỡng họ lại đi tìm nơi ở mới, phá rừng làm
    rẫy. Đó là tình trạng du canh, du cư. Trải qua nửa thế kỷ tiến hành cuộc vận
    động định canh, định cư với nhiều chính sách ưu đãi của Chính Phủ đến nay
    nhiều tỉnh miền núi đã xóa được du canh, du cư. Đó là về cơ bản, nhưng cá biệt
    vẫn còn diễn ra di dân tự do đến ở và khai phá rừng như đồng bào Mông, Tày ở
    các tỉnh phía Bắc vào sống ở Tây Nguyên.
    Tình trạng di dân tự do gây không biết bao nhiêu phiền toái cho chính
    quyền sở tại về sự kiểm soát và quản lý hộ khẩu, trật tự an ninh xã hội, nhất là
    việc họ phá rừng bừa bãi để bán đất và trồng tỉa.
    Ngược lại với di dân tái định cư tự do là việc di dân tái định cư có tổ chức
    do Nhà nước thực hiện nhằm giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình
    kinh tế xã hội phục vụ cho toàn dân.
    II.1 Ở ngoài nước:
    Các công trình thủy lợi: không chỉ giải quyết nước tưới, điều hòa dòng
    chảy trong mùa mưa lũ và mùa khô mà còn cung cấp nước cho công nghiệp,
    sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, v.v. kết hợp làm thủy điện. Hiện nay,
    trên thế giới chưa kể Trung Quốc có trên 35000 hồ đập loại lớn, trong số đó, hồ
    thủy điện chiếm 45%.
    Quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện thường gắn liền với
    việc phải di dời nhiều hộ dân ra khỏi vùng lòng hồ. Do đó việc tổ chức ổn định
    đời sống và phát triển sản xuất cho người dân tái định cư cần được coi trọng.
    Ở Canada năm 1939 khi xây dựng đập Val Marie để cấp nước tưới cho
    vùng Tây Nam Saskatchewan, trong giai đoạn đầu của dự án. Chính quyền địa
    phương để tiến hành tái định cư cho 38 hộ với những chính sách ưu đãi về vận
    chuyển, thiết bị sinh hoạt, lương thực và chỗ ở mới.
    Ở Srilanca khi tiến hành xây dựng công trình thủy lợi Mahaweli, Chính
    phủ có chính sách đối với người dân tái định cư, giúp họ có điều kiện sản xuất
    và tiện nghi ở nơi mới. 17
    Ở Ấn Độ năm 1980 khi triển khai dự án Sarda sarova (SSP) đập Marmada,
    Chính phủ đã xem xét: phạm vi lợi ích của dự án đã đến đâu cái gì mà môi trường
    phải trả cho việc hình thành dự án? Môi trường tái định cư và tập quán sinh sống
    của hàng ngàn người dân sẽ như thế nào? Gia đình nào sẽ bị di dời và trợ cấp cho
    họ từ dự án là những gì? Một loạt vấn đề đó được đặt ra trước khi triển khai dự án
    và đã được giải quyết thỏa đáng để người dân TĐC yên tâm.
    Ở Thái Lan khi xây dựng nhà máy thủy điện Tabsalas đã không giải quyết
    tốt việc đền bù đất cho chủ cũ để bố trí cho người dân tái định cư nên đã làm nảy
    sinh mâu thuẫn giữa người dân TĐC và dân sở tại.
    Ở Trung Quốc từ năm 1951 đến năm 1982 xây dựng khoảng 523 đập,
    thủy điện Trung Quốc đã phải di dời hơn 10 triệu người trong vòng 40 năm qua
    để giải phóng mặt bằng . Cuộc di dân TĐC lớn nhất gồm 383.000 người để thực
    hiện dự án thủy điện Danjiang trên sông Yangte River
    Mười mấy năm qua, Trung Quốc đã thu hồi của nông dân 150 triệu mẫu
    TQ (tương đương 990 ngàn ha để xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
    khu công nghiệp và mở mang đô thị. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cứ lấy
    đi 2 mẫu đất TQ (1320 m 2 ) là có 1 nông dân không có đất để sản xuất. Như vậy
    Trung Quốc có 75 triệu nông dân bị mất đất đã dồn họ vào cảnh không đất để
    cày, không nghề để sống, không nơi để đi, mặc dù mỗi hộ được đền bù 10.000
    NDT (22,5 triệu VNĐ/hộ ) vì thế năm 2005 tại Hán Nguyên (Tứ Xuyên) 10 vạn
    nông dân đã chống lại thu hồi đất để làm hồ chứa nước, các cuộc biểu tình
    chống đối năm 1993 có 8700 vụ. Năm 2003 có 60.000 vụ. Năm 2008 số lượng
    vụ phản đối tăng nhiều, qui mô lớn, hành vi thêm dữ dội. Để giải quyết thực
    trạng này:
    - Chính phủ nâng cao thích đáng tiêu chuẩn đền bù ngoài hoa mầu cây
    cối, chi phí tái định cư, việc bồi thường ruộng đất thấp nhất phải gấp 30 lần giá
    trị bình quân sản lượng của 3 năm liền kề.
    - Nhà nước tích cực tìm kiếm việc làm cho nông dân mất đất, đào tạo
    huấn luyện tay nghề cho họ, có chính sách ưu đãi, xí nghiệp nhận họ vào làm
    việc giúp nông dân mất đất làm nghề mới.
    - Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội cho nông dân mất đất khi không còn
    làm nông nghiệp nữa.
    Năm 1981 chính phủ ban hành luật về TĐC tại các dự án hồ chứa trong
    đó xây dựng “Quỹ bảo vệ hồ chứa” để hỗ trợ người dân TĐC. Luật này quy định
    tất cả các nhà máy thủy điện phải đóng góp 0,001 nhân dân tệ cho mỗi KWh 18
    điện thương phẩm vào quỹ để nâng cao điều kiện sống cho người dân định cư
    hoặc để nâng cấp cơ sở hạ tầng cho những vùng bị ảnh hưởng bởi hồ chứa
    Năm 1985 Bộ tài nguyên nước (MWR) ban hành quy định mới về thiết kế
    tái định cư cho việc xây dựng hồ chứa. Trách nhiệm thực hiện việc lập kế hoạch
    và thực hiện chương trình di dân được chia sẻ giữa đơn vị thiết kế và chính
    quyền địa phương. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm làm kế hoạch chi
    tiết và lập dự toán ngân sách cho việc TĐC cả 2 quy định đều nhấn mạnh tầm
    quan trọng của việc kết hợp các kế hoạch phát triển kinh tế trong chiến lược
    TĐC hơn cả việc đơn thuần cứu trợ người dân TĐC và nhấn mạnh việc sử dụng
    quỹ hỗ trợ TĐC một cách minh bạch
    Trong chương trình khôi phục thu nhập cho người dân TĐC của các dự án
    được sử dụng vốn vay của các Tổ chức quốc tế, Ngân hàng thế giới (WB) và
    Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cảnh báo TĐC có thể dẫn đến nguy cơ phải
    đối mặt với đói nghèo khi những điều kiện và nguồn tạo ra thu nhập của họ bị
    mất đi, họ có thể bị di dời đến nơi không có việc làm hay các tài nguyên kiếm
    sống không có buộc họ phải khai thác đến mức kiệt quệ môi trường để sinh
    sống, các thiết chế cộng đồng bị phá vỡ, quan hệ họ hàng cũng bị ảnh hưởng,
    các yếu tố truyền thống văn hóa bị mất đi.
    Các chương trình TĐC nhằm ngăn chặn bần cùng hóa, khôi phục thu nhập
    và xây dựng cộng đồng vững mạnh theo 2 hướng chính sau đây:
    - Hướng thứ nhất: Các chương trình TĐC dựa trên cơ sở đất đai cung cấp
    cho dân di cư đủ đất để họ tái tạo canh tác ở nơi mới và buôn bán nhỏ ở ngay
    trong nông thôn
    - Hướng thứ hai: Việc TĐC không dựa vào đất đai mà tập trung đào tạo
    nghề nghiệp, tạo việc làm, tổ chức tín dụng, hướng phát triển các doanh nghiệp
    nhỏ, tạo công ăn việc làm.
    Việc khôi phục thu nhập bao gồm các hoạt động kinh tế dựa trên việc cấp
    đất hoặc phát triển dịch vụ, kinh doanh đều nhằm tái tạo nguồn thu nhập bền lâu, tạo
    khả năng khôi phục thậm chí tốt hơn mức sống trước đây của người dân TĐC
    II.2. Ở trong nước:
    Để đạt 32 tỷ kWh/năm cung cấp cho lưới điện quốc gia, giai đoạn 1995 -
    2009 có 22 công trình thủy lợi, thủy điện trọng điểm đã và đang được xây dựng
    như công trình thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An), công trình thủy điện Ialy (Gia Lai –
    Kon Tum), công trình thủy điện Plei Krông (Kon Tum), thủy điện sông Ba Hạ
    (Phú Yên). Tổng diện tích đất thu hồi để xây dựng công trình là 81.622 ha và 19
    49.785 hộ trong khu vực lòng hồ chịu ảnh hưởng trong đó có 40 ngàn hộ với 194
    ngàn người, chiếm 80% tổng số hộ phải di dời TĐC. Tổng dự toán đã duyệt để di
    dân 16.954,8 tỷ đồng, đến tháng 2/2009 đã di chuyển được 21 ngàn hộ với trên
    103 ngàn người đạt 54% số hộ cần di dời TĐC, phần lớn các hộ này là đồng bào
    dân tộc thiểu số: Thái, Khơ Mú, Mông, Dao, Tày, Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng, Vân
    Kiều, Mơ Nông, La Ho. Trong đó phải kể đến cuộc di dân có quy mô thế giới của
    thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Phạm vi ảnh hưởng
    đã được Chính phủ xác định: 3.333 ha đất bị ngập, tổng thiệt hại 1.788 tỷ đồng, số
    hộ vùng bị ngập phải di dời 18.897 hộ, 91.100 khẩu thuộc 8 huyện, thị xã.
    Chính sách hỗ trợ cho mỗi hộ dân khi phải di dời tái định cư phụ thuộc
    vào qui mô công trình và điều kiện cụ thể của địa phương phải tổ chức tái định
    cư: thủy điện Sơn La 500 triệu đồng/ hộ, thủy điện Tuyên Quang 450 triệu đồng/
    hộ, các dự án thủy điện nhỏ 200 - 300 triệu/hộ. Trong số vốn đầu tư được cơ cấu
    như sau: 42% giành cho đền bù giải phóng mặt bằng, 7,4% chi cho hỗ trợ di dời,
    45,8% dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng nơi tái định cư, 4,8% hỗ trợ sản xuất
    ban đầu và ổn định cuộc sống.
    Vốn đầu tư được sử dụng cho các hạng mục: Khai hoang, cải tạo mặt
    bằng đất ở, đất sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhà ở, lương
    thực Nhờ đó, người dân tái định cư, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa cũng
    đỡ bớt khó khăn khi đến định cư nơi ở mới.
    II.3. Các loại hình di dời dân tái định cư gồm có:
    - Di dân tái định cư tập trung với qui mô vừa và nhỏ.
    - Xen ghép dân tái định cư với dân bản địa, phương thức này nhiều nơi lại
    cho hiệu quả tốt.
    - Di dân tại chỗ (Di vén) thường gặp khó khăn vì thiếu đất sản xuất và đi
    lại không thuận tiện
    Nhìn chung Chính phủ đã phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để tổ chức cho
    dân tái định cư nhưng ở đâu người dân đến tái định cư cũng gặp rất nhiều khó
    khăn vì chưa được cấp đất kịp thời để sản xuất, diện tích đất cấp ít lại là đất xấu,
    đất dốc, sản xuất kém hiệu quả, thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất, trường học,
    trạm xá chưa được kịp thời xây dựng đồng bộ.
    Tại Hội nghị "Tổng kết 15 năm thực hiện công tác tái định cư các dự án
    thủy lợi, thủy điện" ngày 17/4/2007 đã đánh giá: Bên cạnh những kết quả đạt
    được, công tác tái định cư vẫn còn nhiều tồn tại: 20
    - Chính sách đối với người dân tái định cư còn nhiều điều chưa được thực
    sự hợp lý.
    - Công tác kế hoạch, qui hoạch chất lượng còn thấp, tính khả thi chưa cao.
    - Hình thức di chuyển chưa gắn với phong tục tập quán của đồng bào
    vùng dân tộc phải TĐC.
    - Cơ chế quản lý không thống nhất.
    Tại Hội thảo “Tái định cư và bảo vệ môi trường các dự án thủy điện tại Việt
    Nam” ngày 29-30/6/2007 do Bộ Công nghiệp (cũ) phối hợp với Tổng công ty
    điện lực Việt Nam (EVN) và Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức nhằm tìm ra lời
    giải: làm thế nào để hài hòa giữa qui hoạch và kế hoạch phát triển điện với các
    ngành khác, giảm thiểu xung đột giữa các đối tượng được qui hoạch và giảm
    thiểu các tác động bất lợi đến con người và môi trường để hình thành vùng tái
    định cư ổn định?
    Bà Teresa Serra, giám đốc Viện môi trường và xã hội khu vực Châu Á-
    Thái Bình Dương là người có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn
    đề liên quan đến tái định cư các dự án thủy điện ở Brazil chia sẻ: “Ở Brazil có
    một chính sách rất hay đó là chủ dự án không bồi thường cho người dân bằng
    tiền mặt. Sau khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, họ sẽ nhận được một thẻ tín
    dụng. Người sử dụng thẻ được mua mọi đồ vật mình cần khi cầm thẻ tín dụng
    nhưng không được rút tiền mặt. Điều này sẽ hạn chế người dân dùng tiền tái
    định cư không họp lý. ”
    Theo ông Alan Coulthar - quyền giám đốc WB tại Việt Nam nói: “Đây là
    cơ hội để các nhà đầu tư trao đổi, đúc kết kinh nghiệm trong việc xây dựng
    nhanh các nguồn thủy điện mà vẫn đảm bảo ổn định dân sinh, không làm ảnh
    hưởng đến môi trường, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam”.
    Xung quanh vấn đề di dân tái định cư, tốt nhất hãy lắng nghe ý kiến của
    một số đồng chí lãnh đạo ở địa phương.
    Ông Bùi Văn Tỉnh Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình thừa nhận đã gần 30
    năm (kể từ 1980) đến nay Hòa Bình vẫn chưa giải quyết xong hậu di dân lòng
    hồ Sông Đà do 3 nguyên nhân: Không có qui hoạch khu tái định cư, di cư dân
    tại chỗ và không ổn định cuộc sống cho bà con. Thậm chí 1.000 hộ được hỗ trợ
    vào Nam phát triển kinh tế mới được vài năm, nhiều hộ lại quay về nơi xuất
    phát. Tỷ lệ hộ nghèo ở lòng hồ Sông Đà cao nhất tỉnh đạt 42% đời sống của họ
    cực kì khó khăn. Hòa Bình không biết lấy đâu ra trên 100 tỷ đồng để giải quyết
    trên 5.100 hộ cán bộ công nhân viên thi công xong công trình thủy điện Hòa
    Bình ở lại định cư. 21
    Theo bà Vũ Thị Bích Việt, phó chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cần
    phải phục hồi thu nhập cho bà con sau tái định cư: “Nếu đánh giá 1 - 2 năm cuộc
    sống của người dân tái định cư tốt hơn hẳn so với họ ở quê cũ là nói dối. Chúng
    ta phải nhìn thẳng vào sự thật, phấn đấu hết sức lắm thì vài năm sau vùng tái
    định cư mới ổn định. Do vậy phải có kế hoạch dài hạn hậu di cư trong vòng 5 -
    10 năm. Di dân tái định cư thì rất dễ nhưng làm thế nào để họ có thu nhập sinh
    nhai, để ổn định cuộc sống thì mới khó ”
    Ông Trịnh Xuân Hùng Trưởng ban tái định cư thủy điện Sơn La thì cho
    rằng: “Hiện nay việc lồng ghép các nguồn vốn cho chương trình tái định cư là
    yếu kém. Đầu tư về hạ tầng điện, đường, trường, trạm không đồng đều giữa vốn
    tái định cư và dân bản địa nên dễ xảy ra mất đoàn kết và thông cảm với nhau”.
    Dưới đây là tình hình lược qua ở một số công trình lớn về tái định cư:
    Ngày 24/5/2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổ chức long trọng lễ
    mừng công hoàn thành công tác di chuyển dân ra khỏi lòng hồ dự án thuỷ điện
    Sơn La. Giai đoạn I (2001- 2003) là giai đoạn xây dựng thí điểm khu TĐC Si Pa
    Phìn cho 200 hộ dân huyện Sìn Hồ - Lai Châu (cũ). Sau 2 năm thực hiện cơ sở
    hạ tầng như mặt bằng xây dựng khu TĐC, cơ sở điện, nước, nhà văn hóa, đường
    giao thông, trường học, trạm xá đã hoàn thành, đáp ứng được nhu cầu phục vụ
    đời sống, sản xuất của bà con. Giai đoạn II (2004 - 2009) lập và phê duyệt hồ sơ
    chi tiết cho 15 khu TĐC, tiến hành san ủi mặt bằng, xây dựng các khu TĐC.
    Đến nay Lai Châu đã thực hiện giao đất, chuyển dân và tiếp nhận an toàn được
    3.631 hộ (đạt 97,6%) số hộ di chuyển. Giải ngân được 968,19 tỷ đồng (đạt 60%
    kế hoạch). Tỉnh đã tiếp nhận và bố trí TĐC đảm bảo hạ tầng sinh hoạt và sản
    xuất cho gần 400 hộ từ thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) lên khu TĐC.
    Thủy điện Sơn La khởi công cuối năm 2005 tại Pa Vinh xã Ít Ong huyện
    Mường La với tổng số vốn đầu tư 34.000 - 36.000 tỷ đồng. Chính phủ đã phải tách
    việc di dân tái định cư thành một dự án riêng với tổng kinh phí 9.600 tỷ đồng.
    Căn cứ vào mốc cắm dưới 215 m mức nước dâng của lòng hồ so với mặt
    nước biển, thì phải di dời TĐC 12.479 hộ trong đó 50% số hộ thuộc diện đặc
    biệt đói nghèo, 53% số hộ di dời sống ở các ngôi nhà tạm, 90% là đồng bào
    dân tộc ít người (Thái, Dao, La Ho, Khơ Mú ) trình độ dân trí rất thấp, đời
    sống khó khăn. Tỉnh đang thực hiện rốt ráo quy hoạch 83 khu (xã) thuộc 10
    huyện trên địa bàn TĐC.
    Ngày 12/5/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 495/QĐ-TTg quy
    định việc bồi thường, di dân TĐC Sơn La. Theo đó xây dựng 200 điểm tiếp nhận
    tái định cư bồi thường thiệt hại về tài sản trên diện tích đất thu hồi để xây dựng cơ
    sở hạ tầng, công trình công cộng, công trình phục vụ sản xuất và đời sống tại khu 22
    TĐC, điểm định cư. Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, chi phí chuyển đổi nghề
    nghiệp, đào tạo nghề cho lao động phải chuyển đổi nghề do di chuyển.
    Một tiểu dự án di dân TĐC mẫu được xây dựng tại xã Tân Lập, Mộc Châu
    trên diện tích quy hoạch 1.347 ha với 423 căn nhà sàn và trệt kết cấu khung bê
    tông tường gạch, ngói bằng tấm lợp kèm theo các công trình hạ tầng. Tổng chi
    phí hết 210 tỷ đồng, đã tiếp nhận 390/490 hộ dân thuộc diện phải di dời về ở. Tại
    Tân Lập có 8 điểm TĐC: Điểm tiểu khu 32 - Tà phìn có 86 hộ thực hiện mô hình:
    trồng chè + nương định canh + chăn nuôi bò thịt. Mỗi hộ được cấp 0,5 ha chè có
    sẵn, 0,5 ha nương định canh và 2 con bò thịt. Các hộ thực hiện mô hình: nuôi bò
    sữa + nương định canh được cấp 4 con bò sữa, 0,9 ha đất đồng cỏ, 0,5 ha nương
    định canh. Vốn vay 4 bò sữa không phải trả lãi trong 4 năm, vốn vay lưu động 10
    triệu đồng/ hộ/ năm. Tại điểm Nậm Khao có 70 hộ dân TĐC thực hiện mô hình:
    nương định canh + chăn nuôi bò thịt + rừng kinh tế mỗi hộ được cấp1,28 ha
    nương định canh, 0,46 ha cây ăn quả, 4 bò thịt, 0,83 ha đất trồng rừng kinh tế. Dự
    kiến khi định hình có thể thu nhập 27 triệu đồng/ hộ/ năm.
    Ngày 26/5/2009 UBNN tỉnh Sơn La đánh giá đã di chuyển được hơn
    10.000/12.479 hộ đạt gần 80% kế hoạch. Huyện Quỳnh Nhai phải di chuyển
    6.155 hộ đang phấn đấu hoàn thành ngày 31/12/2009 để đến tháng 6/2010 đưa
    nước vào hồ và phát tổ máy số 1 đúng tiến độ.
    Nhưng xã Tân Lập huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La là mô hình mẫu, không
    phải nơi TĐC nào cũng được đầu tư đồng bộ như Tân Lập. Tình trạng chung ở
    các khu TĐC là hết sức khó khăn.
    Khu TĐC Thái Lâm - xã Hạnh Lâm - huyện Thanh Chương (Nghệ An) thuộc
    công trình thủy điện Bản Vẽ, người dân về sống 3 năm ở đây nhưng vẫn chưa có đất
    sản xuất, nhất là đất ruộng cấy lúa nước mỗi hộ ở đây được giao 1- 1,5 ha đất sản
    xuất nông nghiệp nhưng thực tế chỉ giao được 700 - 800 m 2 / hộ đất vườn.
    Khu tái định cư xã Hướng Linh thuộc công trình Rào Quán được giao 1
    ha/hộ nhưng không sản xuất được vì đất quá xấu lại không có nước.
    Khu tái định cư Lộc Bổn thuộc công trình Tả Trạch có 30% số hộ trở về
    sản xuất ở vùng lòng hồ và 30% số hộ di dân tự do bỏ đi mưu sống ở nơi khác.
    Điểm tái định cư thôn Làng Non, xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa - Quảng
    Trị) có đất nhưng vẫn không có nước để sản xuất.
    Nghiêm trọng hơn, nhiều khu tái định cư của thủy điện Tuyên Quang, Bản
    Vẽ, Rào quán do công tác quy hoạch, thiết kế, quản lý yếu nên các hộ được giao
    đất không phù hợp với quy mô công trình, mùa khô có đến 6 - 7 tháng thiếu
    nước. Để xảy ra tình trạng này người ta cho rằng trách nhiệm thuộc Bộ Nông 23
    nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nhưng chính Bộ này lại cho rằng Tây Bắc, Tây
    Nguyên vốn đã thiếu đất, nay lại phải xây dựng các khu TĐC thì lấy đâu ra đất.
    Vấn đề là ở chỗ như Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nói tại Hội nghị
    tổng kết 15 năm thực hiện công tác tái định cư của các công trình thủy lợi thủy
    điện: “Nếu không có dự án về quy hoạch di dân thì không được phát triển
    thủy điện, thủy lợi. Không thể để lợi ích của thủy điện mà bỏ qua lợi ích của
    thủy lợi, của môi trường và quan trọng nhất là mọi mặt đời sống của người
    dân. Lợi ích nào cũng phải đảm bảo một cách tối đa”
    Mặt khác, công tác thẩm định, phệ duyệt quy hoạch chi tiết dự án phải
    được tiến hành khẩn trương theo đúng tinh thần: Cải cách thủ tục hành chính để
    sớm trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch tổng thể đi dân tái định cư. Đây là cơ
    sở để lập, phê duyệt các dự án thành phần tại các khu, điểm tái định cư. Nếu làm
    chậm, không thể đảm bảo tiến độ di dân. Dù đấu thầu hay chỉ định cả các khâu,
    các bước trong quy trình đều phải đảm bảo đúng quy định.
    Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được nâng cao và tăng cường,
    trước hết phải củng cố lực lượng làm công tác này nâng cao về trách nhiệm và
    trình độ chuyên môn. Giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong đền
    bù giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án thành phần theo hướng đến đâu dứt
    điểm đến đó, vừa tạo điều kiện thuận tiện cho người dân tham gia giám sát các
    khâu, các bước trong quy trình đầu tư xây dựng dự án. Coi đây là một trong các
    biện pháp quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng các dự án TĐC.












    24
    KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

    CHƯƠNG I
    HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN VŨ
    QUANG VÀ VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN
    NGÀN TRƯƠI - CẨM TRANG TỈNH HÀ TĨNH

    Ngày 16/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1882/TTg-NN
    cho phép đầu tư Dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang tại Hà Tĩnh.
    Đây là dự án đa mục tiêu của quốc gia, cung cấp, nước tưới cho 35.000 ha lúa,
    rau màu của 5 huyện, thị xã phía bắc Hà Tĩnh, hạn chế lũ lụt, giảm áp lực cho đê
    La Giang và cung cấp nước cho mỏ sắt Thạch Khê tạo ra lợi thế cho huyện
    trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
    Khu tái định cư cho 2 xã phải di dời là Hương Điền, Hương Quang được
    bố trí trên địa bàn của 2 xã tiếp nhận là Sơn Thọ và cùng trong huyện Vũ Quang.
    Bởi vậy trước khi đến điều kiện tự nhiên của khu vực tái định cư cần xem xét
    điều kiện tự nhiên của khhu vực TĐC cần xem xét điều kiện tự nhiên, kinh tế -
    xã hội của huyện Vũ Quang để thấy được bối cảnh chung của khu vực TĐC
    I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh - nơi có
    công trình thủy lợi, thủy điện Ngàn Trươi - Cẩm Trang.
    Huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh là huyện miền núi biên giới được thành
    lập theo Nghị định 27/NĐ - CP ngày 4/8/2000 của Chính phủ trên cơ sở tách 6
    xã thuộc huyện Đức Thọ (gồm Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh,
    Đức Giang, Ân Phú), 5 xã thuộc huyện Hương Khê (gồm Hương Thọ, Hương
    Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang) và 1 xã thuộc huyện Hương
    Sơn: xã Sơn Thọ. 25
    I.1.Điều kiện tự nhiên
    I.1.1. Vị trí địa lý
    Huyện Vũ Quang cách thị xã Hà Tĩnh 70 km về phía Tây, có 42 km
    đường biên giới tiếp giáp với nước Lào, có địa giới hành chính như sau:
    - Phía Bắc: giáp huyện Hương Sơn.
    - Phía Đông: giáp huyện Đức Thọ
    - Phía Tây: giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào
    - Phía Nam: giáp huyện Hương Khê
    Nằm trong trục hành lang kinh tế Đông – Tây của tỉnh Hà Tĩnh, với ưu
    thế có 21km đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn rất thuận lợi cho việc phát
    triển các cụm công nghiệp chế biến, lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch.
    Huyện có nhiều tiềm năng trong việc phát triển kinh tế kết hợp nông - lâm
    nghiệp, du lịch. Với 42 km đường biên giới tiếp giáp với nước Lào là điều kiện
    thuận lợi cho việc qua lại, buôn bán, giao thương giữa hai nước nhưng cũng đặt
    ra yêu cầu cần làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, chống
    các hoạt động phá hoại của địch, các loại tội phạm ma túy, hình sự khác.
    I.1.2. Địa hình, đất đai
    * Địa hình
    Vũ Quang là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây là núi trung
    bình, phía Đông là đồi bị bào mòn, đỉnh núi Rào Cỏ cao 2.235 m, có sông Ngàn
    Trươi, Ngàn Sâu chảy qua. Với nhiều đồi núi có độ dốc lớn nên đất bị rửa trôi,
    xói mòn mạnh, huyện có nhiều sông suối, khe lạch nên vào mùa mưa bão
    thường xuyên bị ngập lụt và sạt lở. Với địa hình phức tạp làm cho giao thông, đi
    lại giữa các thôn, xã khó khăn và ảnh hưởng đến việc xây dựng các khu, cụm
    công nghiệp.
    * Đất đai
    Đất sản xuất nông nghiệp ít, diện tích 3.291 ha chiếm 5,16% tổng diện
    tích đất tự nhiên phần lớn bị bạc màu, đồng ruộng manh mún. Việc di dời 2 xã
    Hương Điền, Hương Quang vùng lòng hồ thuỷ lợi - thủy điện Ngàn Trươi - Cẩm
    Trang sẽ làm giảm một phần diện tích đất nông nghiệp của huyện. Diện tích
    rừng chiếm tới 84,43% tổng diện tích đất tự nhiên lại có rừng quốc gia với thảm 26
    thực vật phong phú với nhiều loại cây gỗ quí, hệ động vật đa dạng. Đây là nguồn
    tài nguyên quí, huyện có thể khai thác và sử dụng hợp lý để đưa lâm nghiệp trở
    thành thế mạnh của huyện.
    Bảng 1: Diện tích đất đai năm 2008 của huyện
    STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
    Tổng diện tích đất tự nhiên 63.821,50 100
    1 Đất nông nghiệp 3.291,22 5,16
    *Đất trồng cây hàng năm 2.048,97
    - Đất trồng lúa 1.165,94
    - Đất trồng cây hàng năm khác 872,13
    *Đất trồng cây lâu năm 1.242,25
    2 Đất lâm nghiệp 53.881,00 84,43
    3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 16,00 0,03
    4 Đất ở và đất chuyên dùng 1.756,01 2,39
    5 Đất sông suối và mặt nước 1.656,00 2,59
    6 Đất chưa sử dụng 3.221,02 5,05
    Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vũ Quang 2007 - 2008
    * Khí hậu
    Huyện Vũ Quang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra còn chịu
    ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa của miền Bắc và miền Nam, với đặc
    trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có 1 mùa đông lạnh của miền
    Bắc. Tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình 25,4 0 C; tháng lạnh nhất
    là tháng 1 với nhiệt độ trung bình trên 16 0 C. Lượng mưa trung bình tương đối
    cao trên 2.000 mm. Khí hậu Vũ Quang có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa: có nhiều bão
    lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, chiếm 2/3 lượng mưa cả năm; mùa khô: Từ
    tháng 12 đến tháng 7 năm sau, có gió Tây (hoạt động từ giữa tháng tư đến tháng
    7) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn, gây hạn hán nghiêm trọng.
    Vốn là một huyện miền núi nghèo mới được thành lập, xuất phát điểm của
    sự phát triển thấp, lại nằm trong vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt,
    nên gặp rất nhiều khó khăn đối với phát triển nông nghiệp nông thôn.
    I.2. Điều kiện kinh tế
    Vượt qua khó khăn Đảng bộ và nhân dân huyện Vũ Quang đã phấn đấu
    thực hiện thắng lợi Nghị quyết các kỳ Đại hội 27
    Bảng 2: Giá trị sản xuất qua các năm
    Đơn vị: Triệu đồng
    Tốc độ tăng b/q
    (%)

    2001 2005 2006 2007 2008
    01 – 05 06/08
    GTSX giá
    hiện hành 110.307 227.761 300.069 406.636 473.435 19,8 27,6
    GTSX giá
    so sánh
    sánh 1994

    79.901
    130.191 166.824 185.694 208.585 12,9 17,0

    Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vũ Quang 2007 - 2008
    Trong 5 năm qua (từ 2004 - 2008), cơ cấu kinh tế của huyện Vũ Quang đã
    chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp - thủy sản từ 61,24%
    xuống còn 50,71%, tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và xây dựng từ 10,58
    tăng 11,12%. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2008 từ 28,01% tăng lên 38,17%
    I.3. Điều kiện xã hội
    Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm 5 năm (2001 – 2005) đạt bình quân
    12,9% và bình quân 5 năm 2004 – 2008 là 12,6% phản ánh sự phát triển khá của
    nền kinh tế. Đời sống của người dân được cải thiện 1 bước, thu nhập bình quân
    tăng từ 1,980 triệu đồng/người/năm 2001 lên 3,301 triệu đồng/người/ năm 2005 và đạt 6, 960
    triệu đồng/người/năm 2008. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:
    Bảng 3: Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Vũ Quang
    Đơn vị:%
    Chỉ tiêu
    Năm
    2003
    Năm
    2004
    Năm
    2005
    Năm
    2006
    Năm
    2007
    Năm
    2008
    Cơ cấu TSP 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
    Nông, lâm-thủy sản 56,40 61,41 53,95 52,81 46,13 50,71
    CN và xây dựng 12,23 10,58 20,57 23,00 20,88 11,12
    Các ngành dịch vụ 31,37 28,01 25,48 24,19 32,99 38,27
    Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vũ Quang năm 2007- 2008
    I.3.1. Dân số
    - Năm 2008 huyện Vũ Quang có 32.240 người, trong đó có 17.480 người
    đang trong độ tuổi lao động, so với năm 2005 giảm cơ giới 1.260 người. 28
    Bảng 4: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế
    STT Lĩnh vực Số lao động (người) Tỷ lệ (%)
    1 Nông lâm nghiệp - thuỷ sản 14.450 82,99
    2 Công nghiệp - xây dựng 493 2,83
    3 Dịch vụ - thương mại 2.469 14,18
    Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vũ Quang năm 2008
    Huyện có cơ cấu dân số trẻ, nhân khẩu dưới độ tuổi 15 có 15.190 người,
    chiếm 46,59% tổng dân số . Hiện nay lao động khu vực nông - lâm - nghiệp thủy
    sản là 14.508 người chiếm 82,29% tổng số lao động toàn huyện. Trong 5 năm từ
    2004 đến 2008 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện đã giảm từ 6,43% xuống còn
    5,96%, nhưng so với tỉ lệ dân số của tỉnh và cả nước thì vẫn còn cao.
    - Nguồn thu nhập chính: Vũ Quang là một huyện thuần nông thu nhập từ
    Nông nghiệp là chính trong đó thu nhập từ kinh tế vườn, kinh tế trang trại với
    cây lâu năm có hiệu quả và chiếm tỷ trọng khá lớn.
    Bảng 5: Một số chỉ tiêu về mức sống của huyện Vũ Quang
    2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
    Dân số (người) 32.850 33.136 33.290 33.419 32.852 32.669 3.2421
    Tỷ lệ tăng tự nhiên
    (‰)
    5,93 3,76 6,43 5,47 5,30 3,46 5,96
    GDP b/q người/năm
    (giá TT 1000 đồng)
    2351 2567 3102 3753 4600 6952 7920
    Thu nhập b/q
    người/năm
    (giá TT 1000 đồng)
    2064 2259 2729 3301 4048 6118 6960
    Hộ đói nghèo (%) 51,50 - 47,32 47,46
    Nguồn: Niên giám thống kê 2005 - 2008 huyện Vũ Quang
    Bảng trên đây cho thấy, tuy đời sống của người dân có được cải thiện nhưng
    nói chung vẫn còn nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân theo giá thực tế từ 2004 đến
    2008 tăng 26,3% (thu nhập theo đầu người năm 2004 là 2,72 triệu đồng và tăng lên
    6,965 triệu đồng năm 2008 ) trong bối cảnh đồng tiền mất giá, chỉ số CPI cao thì
    mức tăng bình quân là 26,3% không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
    I.3.2. Cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường một bước.
    Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, vốn đầu tư cho giao
    thông nông thôn được đóng góp như sau: Bảng 6: Vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn (Đơn vị: triệu đồng)
    2001 2006 2007
    Nhà nước hỗ trợ 100 360 700
    Nhân dân đóng góp 600 400 3.500
    Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề tài
    Hiện nay chiều dài đường liên thôn có 321,7 km, đã bê tông hóa 111,1 km
    bằng 34,5% (trong đó đạt tiêu chuẩn 105 km bằng 94,5%, chưa đạt tiêu chuẩn
    6,1 km bằng 5,5% đường bê tông), còn lại 210 km là đường cấp phối bằng
    65,5% chiều dài đường liên thôn. Đường liên xã 82,6 km, đã nhựa hóa được 44
    km bằng 53,3% (trong đó đạt tiêu chuẩn 26 km, chưa đạt tiêu chuẩn 18 km) còn
    lại là đường cấp phối 38,6 km bằng 46,7% chiều dài đường liên xã.
    I.3.3. Văn hoá – giáo dục
    I.3.3.1.Các khu di tích lịch sử và các địa điểm du lịch
    Vũ Quang đã sinh ra các bậc văn hào, sử gia, trung thần, nghĩa sĩ phò vua
    cứu nước, làm rạng danh trang sử vàng dân tộc. Ngay trên mảnh đất này đã ghi
    đậm dấu tích về cuộc kháng chiến 10 năm chống Pháp của nhà yêu nước Phan
    Đình Phùng, cùng nghĩa sĩ Cần Vương. Vũ Quang còn là căn cứ địa cách mạng,
    là nơi sản xuất vũ khí, in bạc tài chính sau ngày mặt trận Bình - Trị - Thiên bị vỡ.
    Hiện nay trên địa bàn huyện Vũ Quang có một di tích lịch sử cấp Quốc
    gia là căn cứ địa Vũ Quang của cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Phan Đình Phùng
    nằm trên địa bàn xã Hương Quang; 2 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh là Đền
    Phùng thuộc xã Đức Hương và Nhà thờ Đoàn Văn Truyền thuộc xã Hương
    Minh. Đây là những địa điểm ghi lại dấu ấn của một thời hào hùng đồng thời
    cũng là nơi mang đậm nét văn hóa tâm linh của người dân. Ngoài ra, trên địa
    bàn huyện Vũ Quang còn 7 địa danh chưa xếp hạng như:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...