Thạc Sĩ Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác Bảo trợ xã hội của tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác Bảo trợ xã hội của tỉnh Hải Dương
    Mô tả bị lỗi font vài chữ chứ tài liệu không bị lỗi nhé

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục biểu ñồ vii
    Danh mục sơ ñồ vii
    1 MỞ ðẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 3
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
    2.1 Những vấn ñề chung về Bảo trợ xã hội 5
    2.2 Nội dung của công tác Bảo trợ xã hội 13
    2.3 ðối tượng của công tác bảo trợ xã hội 14
    2.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến công tác Bảo trợ xã hội 16
    2.5 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thực hiện công tác
    Bảo trợ xã hội 19
    2.6 Thực tiễn công tác bảo trợ xã hội ở Việt Nam 24
    3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
    3.1 Một số ñặc ñiểm tỉnh Hải Dương 31
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
    4.1 Thực trạng công tác Bảo trợ xã hội của tỉnh Hải Dương 45
    4.1.1 Các văn bản chỉ ñạo hoạt ñộng của công tác Bảo trợ xã hội. 45
    4.1.2 Chế ñộ ñối với ñối tượng hưởng BTXH 45
    4.1.3 Bộ máy tổ chức và quản lý công tác bảo trợ xã hội của tỉnh Hải
    Dương 49
    4.1.4 Kết quả tổ chức thực hiện công tác bảo trợ xã hội 50
    4.1.5 Thực trạng và nhu cầu BTXH của từng nhóm ñối tượng 55
    4.1.6 Quy trình xác ñịnh ñối tượng, trình tự và thủ tục quyết ñịnh chính sách 78
    4.1.7 Kết luận từ thực trạng ñối tượng 80
    4.2 ðánh giá kết quả và những hạn chế 81
    4.2.1 Những kết quả ñạt ñược 81
    4.2.2 Nguyên nhân và những hạn chế 90
    4.3 Giải pháp 94
    4.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền 94
    4.3.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện công tácBTXH 97
    4.3.3 ðổi mới quy trình xác ñịnh ñối tượng, xây dựng cơ sở dữ liệu
    thông tin cá nhân của ñối tượng 98
    4.3.4 ðổi mới trình tự, thủ tục ra quyết ñịnh chínhsách theo hướng
    giảm bớt giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện 100
    4.3.5 Nguồn kinh phí ñể ñáp ứng yêu cầu mở rộng ñối tượng 102
    4.3.6 Một số giải pháp khác 103
    5 KẾT LUẬN 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
    PHỤ LỤC 111

    1. MỞ ðẦU
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
    Bảo trợ xã hội là một chủ trương, chính sách lớn của ðảng và nhà nước
    trong thời kỳ xây dựng và phát triển ñất nước. Có ýnghĩa kinh tế, chính trị xã
    hội và nhân văn sâu sắc, ñồng thời là nền tảng thựchiện mục tiêu công bằng
    xã hội. Việt Nam là nước nghèo, ñiều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trải qua
    thời gian dài chiến tranh ñã dẫn ñến có một bộ phậnkhông nhỏ dân cư cần trợ
    giúp bảo trợ xã hội, cùng với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường càng làm
    gia tăng số lượng người nghèo bổ sung vào danh sáchngười cần ñược bảo trợ.
    Theo Bộ Lao ñộng - Thương binh và Xã hội, năm 2008 cả nước có 13,6 triệu
    người thuộc thuộc ñối tượng bảo trợ xã hội (BTXH), chiếm 16,22% dân số
    (34). Bộ phận dân cư này luôn cần ñến sự hỗ trợ về ñời sống, giáo dục, y tế,
    nhà ở, nước sạch .
    Công tác bảo trợ xã hội ñược hình thành từ khi Cáchmạng Tháng 8 năm
    1945, với mục ñích là cứu ñói cho những người chịu hậu quả chiến tranh, hậu
    quả thiên tai, trẻ em mồ côi, người tàn tật. Cùng với quá trình phát triển kinh
    tế - xã hội, công tác bảo trợ xã hội ngày càng ñượcquan tâm, các văn bản ñã
    ñược sửa ñổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu của xã hội, ñến nay công tác bảo
    trợ xã hội là một trong những bộ phận quan trọng của chính sách an sinh xã
    hội. Bảo trợ xã hội không chỉ là cứu ñói, hỗ trợ lương thực cho cá nhân, hộ
    gia ñình chịu hậu quả thiên tai, chiến tranh, mà ñã mở rộng thành các hợp
    phần chính sách là trợ giúp ñột xuất, trợ giúp thường xuyên (trợ giúp thường
    xuyên cộng ñồng, nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợxã hội) . Mỗi hợp phần
    lại bao gồm các bộ phận, ñặc biệt như công tác bảo trợ xã hội thường xuyên
    cộng ñồng gồm có các bộ phận là: trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp y tế, trợ
    giúp giáo dục, trợ giúp việc làm, trợ giúp học nghề Cùng với quá trình phát
    triển, công tác bảo trợ xã hội ñã ñược quy ñịnh trong hệ thống các luật và văn
    bản hướng dẫn luật. ðối tượng thụ hưởng chính sách cũng ñược mở rộng,
    phương thức thực hiện ña dạng hơn. Tuy vậy, công tác bảo trợ xã hội thường
    xuyên cộng ñồng vẫn chưa ñáp ứng ñầy ñủ và toàn diện ñòi hỏi của xã hội.
    Chưa bao phủ hết bộ phận dân cư cần trợ giúp, hiệu lực, hiệu quả của chính
    sách chưa cao . Nguyên nhân hạn chế cả từ các yếu tố khách quan, những
    cũng có yếu tố chủ quan từ khi nghiên cứu xây dựng chính sách, ñến tổ chức
    thực thi. ðiều này ñòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách trong
    thời gian tới.
    ðể công tác bảo trợ xã hội của nước ta tiếp tục ñi vào cuộc sống một
    cách thiết thực, thực sự trở thành “bàn tay vô hình” nhằm giúp ñỡ, bù ñắp
    những thiệt thòi cho các ñối các ñối tượng “yếu thế” - tiến tới sự công bằng về
    mọi mặt trong ñời sống xã hội, chúng ta cần phải: ðẩy mạnh xã hội hóa công
    tác bảo trợ xã hội, trước hết là phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế; nâng
    cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến chính sách; tăng cường hơn nữa
    sự phối hợp của chính quyền và các ñoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh ñến cơ
    sở. Khắc phục tư tưởng bình quân chủ nghĩa, tư tưởng trông chờ ỉ lại vào Nhà
    nước và cấp trên của một bộ phận cán bộ chủ chốt vàcán bộ làm công tác bảo
    trợ xã hội. Thực hiện ñúng nguyên tắc công khai, dân chủ ở từng xóm, bản,
    khối phố, sự kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong việc xác nhận,
    quản lý và thực hiện các hoạt ñộng bảo trợ xã hội.
    Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp nằm trong tam giác kinh tế Hà
    Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với một bộ phận không nhỏ ñối tượng người
    già cả, neo ñơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàncảnh ñặc biệt khó khăn,
    người nghèo, người tàn tật toàn tỉnh năm 2010 có khoảng 37.295 người
    (nguồn Sở Lao ñộng Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương) hưởng các chế
    ñộ này vì vậy ñể nâng cao ñời sống vật chất, tinh thần cho các ñối tượng chịu
    nhiều thiệt thòi của tỉnh nhằm nâng cao ñời sống vật chất, tinh thần bảo ñảm
    ổn ñịnh xã hội và an sinh xã hội giúp người nghèo ñược cải thiện cuộc sống.
    Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các chính sách ñối với các ñối
    tượng ñược hưởng Bảo trợ xã hội còn có một số bất cập như : ðối tượng tại
    cộng ñồng còn nhiều người khó khăn cần sự trợ giúp của cộng ñồng. Hệ số
    trợ cấp xã hội còn thấp và ñịnh mức trợ cấp còn mang tính bình quân, ñội ngũ
    cán bộ làm công tác Lao ñộng Thương binh và xã hội ở cấp xã còn thiếu và
    yếu về trình ñộ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc giao cho cơ quan thực hiện chi
    trả trợ cấp cho các ñối tượng trên ñịa bàn tỉnh cònchưa thống nhất nên dẫn
    ñến công tác lập kế hoạch, chi trả, quản lý, theo dõi ñối tượng gặp khó khăn
    ðã từ lâu, công tác Bảo trợ xã hội ñã ñược các tạp chí, phương tiện
    truyền thông và các hội thảo phân tích rất nhiều, nhưng chưa có một nghiên
    cứu nào thực sự ñi sâu vào ñánh giá thực trạng côngtác Bảo trợ xã hội và ñưa
    ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Bảo trợ xã hội. Xuất phát từ thực tiễn
    trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu giải pháp hoàn
    thiện công tác Bảo trợ xã hội của tỉnh Hải Dương”làm luận văn Thạc sĩ
    Quản trị kinh doanh.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở ñánh giá thực trạng công tác Bảo trợ xã hội tại tỉnh Hải
    Dương trong những năm qua tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công
    tác này trong những năm tới.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác bảo trợ xã hội
    - Phản ánh, ñánh giá thực trạng công tác Bảo trợ xãhội của tỉnh Hải
    Dương trong những năm qua.
    - ðề ra các ñịnh hướng và giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác bảo trợ
    xã hội trong những năm tới cho các ñối tượng thụ hưởng chính sách trên ñịa
    bàn tỉnh Hải Dương
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu.
    - Bao gồm các vấn ñề, nội dung liên quan ñến công tác bảo trợ xã hội như
    người ñược hưởng chế ñộ Bảo trợ xã hội tại cộng ñồng bao gồm trẻ em mồ côi
    không nơi nương tựa, người cao tuổi, người tàn tật,người ñơn thân nuôi con nhỏ
    - Cán bộ, cơ quan, tổ chức có làm công tác liên quan ñến chính sách Bảo
    trợ xã hội.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: ðề tài nghiên cứu về công tác bảo trợ xã hội trong ñó tập
    trung vào công tác trợ cấp thường xuyên tại cộng ñồng cho các ñối tượng bảo
    trợ xã hội nhằm quản lý có hiệu quả lĩnh vực bảo tr ợ xã hội của tỉnh Hải Dương.
    - Về không gian: ðề tài ñược nghiên cứu trên ñịa bàn tỉnh Hải Dương
    tập trung ở 2 huyện Cẩm Giàng, Thanh Hà và thành phố Hải Dương.
    - Về thời gian: ðề tài tiến hành nghiên cứu từ năm 2005 ñến năm 2010.
    Do ñó các thông tin, số liệu phản ánh trong ñề tài tập trung chủ yếu trong
    khoảng thời gian từ năm 2005 ñến năm 2010 và ñề xuất giải pháp từ năm
    2011 ñến năm 2015.

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 Những vấn ñề chung về Bảo trợ xã hội
    2.1.1 Sự tất yếu khách quan hình thành công tác Bảo trợ xã hội
    Quá trình phát triển xã hội loài người với những quy luật vốn có của nó
    luôn làm cho xã hội nảy sinh những mâu thuẫn mới, những nhu cầu mới.
    Kinh tế - Xã hội càng phát triển thì càng xuất hiệnnhiều nhu cầu mới. Một
    trong những nhu cầu của xã hội hiện ñại là bảo vệ sự an toàn cho tất cả các
    thành viên trong xã hội trước các nguy cơ bị suy giảm hoặc bị mất thu nhập,
    trước các cú sốc về kinh tế -xã hội. Tuy vậy, tuỳ theo trình ñộ phát triển kinh
    tế - xã hội, tuỳ theo cách tiếp cận giải quyết vấn ñề, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức
    ñều có quan niệm cũng như thể chế chính sách, thể chế tài chính và thể chế tổ
    chức cụ thể về an sinh xã hội.
    Với ý nghĩa là thước ño trình ñộ phát triển của mỗi quốc gia, an sinh
    xã hội luôn là mục tiêu phát triển của tất cả các nước, dù ở bất kỳ thể chế
    chính trị nào. Từ phương diện tiếp cận quyền các chính sách và hệ thống
    ASXH chính là sự phúc ñáp của nền quản trị ñối với các quyền cơ bản, thiết
    yếu của con người. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, những nỗ lực cải thiện hệ
    thống bảo trợ xã hội ( BTXH) cũng là một tiêu chí quan trọng ñể ñánh giá
    mức ñộ hội nhập vào khu vực và thế giới của một quốc gia.
    Các bộ phận cấu thành hệ thống An sinh xã hội: Theocách hiểu phổ
    biến ASXH là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng ñồng ñối với những
    người “yếu thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho
    các ñối tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao ñộng,giảm sút thu nhập hoặc
    gặp rủi ro, bất hạnh, rơi vào tình trạng nghèo ñói,hoặc ốm ñau, thai sản, tai
    nạn lao ñộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất sức lao ñộng, già yếu
    ñồng thời, qua ñó ñộng viên, khuyến khích họ tự vươn lên giải quyết vấn ñề
    của chính mình. Với quan niệm như vậy, có thể thấy hệ thống ASXH ở nước
    ta ñược cấu thành gồm 3 bộ phận chính là Thị trườnglao ñộng, Bảo hiểm xã
    hội và bảo trợ xã hội. Bên cạnh ñó, nếu xem xét ở phạm vi rộng thì còn bao
    gồm cả các nội dung khác như ưu ñãi xã hội, chương trình xoá ñói giảm
    nghèo, chương trình trợ giúp các ñịa phương ñặc biệt khó khăn và gồm cả
    các loại quỹ tiết kiệm và các loại bảo hiểm khác. Mặc dù các quan niệm, các
    thể chế chính sách, các thể chế tài chính và tổ chức, cán bộ ở mỗi quốc gia có
    những nét riêng, ñặc ñiểm riêng, song họ vẫn có ñiểm chung là bảo vệ các
    thành viên xã hội trước các rủi ro hoặc sự suy giảmvề kinh tế. Sau ñây là một
    số quan niệm về an sinh xã hội và Bảo trợ xã hội.
    2.1.2 Khái niệm về bảo trợ xã hội
    Bảo trợ xã hội ( BTXH) ñược hiểu theo các quan ñiểm tiếp cận, tính
    chất, chức năng, hình thức và mô hình khác nhau. Phần lớn các tài liệu nghiên
    cứu chưa lý giải một cách toàn diện về khái niệm BTXH, nhưng cũng ñã giải
    thích thuật ngữ, từ ngữ gần với BTXH (Trợ giúp xã hội, công tác xã hội, phúc
    lợi xã hội, an sinh xã hội, cứu tế xã hội, cứu trợ xã hội, TGXH, dịch vụ xã
    hội). Cụ thể:
    Bộ LðTBXH (1999) “Bảo trợ xã hội làhệ thống các chính sách, chế ñộ,
    hoạt ñộng của chính quyền các cấp và hoạt ñộng của cộng ñồng xã hội dưới
    các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp cácñối tượng thiệt thòi, yếu
    thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có ñiều kiện tồn tại và có cơ hội hoà
    nhập với cuộc sống chung của cộng ñồng, góp phần bảo ñảm ổn ñịnh và công
    bằng xã hội” (4).
    Tổ chức lao ñộng quốc tế (ILO) cho rằng: “Bảo trợ xã hội là sự cung
    cấp phúc lợi cho các hộ gia ñình và cá nhân thông qua cơ chế của nhà nước
    hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống
    thấp“
    1
    . ðịnh nghĩa này nhấn mạnh chiều cạnh bảo hiểm và mở rộng tạo việc

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Trọng An (2008), Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Thách
    thức và kiến nghị, Tạp chí Lao ñộng- Xã hội (số 336), Hà Nội.
    2. ðỗ Minh Cương và PTS. Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần ñổi mới và
    hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta hiệnnay, NXB Chính
    trị Quốc gia, Hà Nội.
    3. Hoàng Chí Bảo (1993), ”Một số vấn ñề về chính sách xã hội ở nước ta
    hiện nay”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    4. Bộ Lao ñộng – Thương binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ Lao ñộng
    Thương binh Xã hội, NXB LðXH, Hà Nội.
    5. Bộ Lao ñộng – Thương binh và Xã hội (2000), Thông tư số 18/2000/TTBLðTBXH, ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Bộ LðTBXH, về hướng
    dẫn thực hiện một số ñiều của Nghị ñịnh 07/2000/Nð-CP ngày
    9/3/2000 của Chính phủ, về chính sách cứu trợ xã hội, Hà Nội.
    6. Bộ Lao ñộng- Thương binh và Xã hội (2001), Hệ thống văn bản pháp luật
    hiện hành về BTXH, NXB LðXH, Hà Nội.
    7. Bộ Lao ñộng – Thương binh và Xã hội (2005), Thông tư số 36/2005/TTBLðTBXH, ngày 26 tháng 12 năm 2005 về hướng dẫn thực hiện một số ñiều
    của Nghị ñịnh số 30/2002/Nð-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 và Nghị ñịnh số
    120/2003/Nð-CP ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ hướng dẫn thi
    hành một số ñiều của Pháp lệnh NCT, Hà Nội.
    8. Bộ Lao ñộng – Thương binh và Xã hội (2006), Kết quả khảo sát người tàn
    tật năm 2005, NXB LðXH, Hà Nội.
    9. Bộ Lao ñộng – Thương binh và Xã hội (2007), Hoàn thiện cơ chế,
    chính sách, giải pháp về BTXH theo hướng bảo ñảm hàihoà công bằng
    xã hội và tăng trưởng kinh tế, ñề tài cấp Bộ, Hà Nội.
    10. Bộ Lao ñộng – Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo sơ kết giữa kỳ
    chương trình hành ñộng quốc gia về NCT giai ñoạn 2006-2010, NXB
    LðXH, Hà Nội.
    11. Bộ Lao ñộng – Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo tổng kết tình
    hình thi hành Pháp lệnh về NTT và các văn bản pháp luật liên quan,
    tài liệu trình Quốc hội Hà Nội.
    12. Chính phủ (1966), Thông tư số 202/CP ngày 26 tháng 11 năm 1966 về
    chính sách cứu tế xã hội, Hà Nội.
    13. Chính phủ (2000), Nghị ñịnh số 07/2000/Nð-CP ngày 9 tháng 3 năm
    2000 về chính sách cứu trợ xã hội, Hà Nội.
    14. Chính phủ (2003), Nghị ñịnh số 60/2003/Nð-CP ngày 06 tháng 6 năm
    2003 về quy ñịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà
    nước, Hà Nội.
    15. Chính phủ (2004), Nghị ñịnh số 168/2004/Nð-CP ngày 20 tháng 9
    năm 2004 về sửa ñổi một số ñiều của Nghị ñịnh số 07/2004/Nð-CP,
    Hà Nội.
    16. Chính phủ (2007), Nghị ñịnh số 67/2007/Nð-CP ngày 13 tháng 4 năm
    2007 về chính sách trợ giúp xã hội cho ñối tượng BTXH, Hà Nội.
    17. Chính phủ (2010), Nghị ñịnh số 13/2010/Nð-CP ngày 27 tháng 2 năm
    2010 về sửa ñổi bổ sung một số ñiều Nghị ñịnh số 67/207/Nð-CP, Hà
    Nội.
    18. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
    an sinh xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Cục Bảo trợ xã hội (2009), Báo cáo kết quả khảo sát pháp lệnh NCT và
    chương trình hành ñộng quốc gia về NCT Việt Nam giai ñoạn 2005-2010, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
    20. Nguyễn Hữu Dũng (2008), Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị
    trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh
    xã hội ở nước ta trong quá trình hội nhập, Tạp chí Lao ñộng - Xã hội
    (số 332, 4/2008), Hà Nội.
    21. ðàm Hữu ðắc (2007), Việt Nam ñang hướng tới hệ thống an sinh xã
    hội năng ñộng, hiệu quả, webside http//www.molisa.gov.vn
    22. Nguyễn Văn ðịnh (2008), Giáo trình an sinh xã hội, NXB ðại học
    KTQD, Hà Nội.
    23. Trần ðình Hoan (1996), Chính sách xã hội và ñổi mới cơ chế quản lý
    việc thực hiện, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    24. Nguyễn Hải Hữu (2007), Giáo trình nhập môn an sinh xã hội, NXB
    Lao ñông- Xã hội, Hà Nội.
    25. Malaixia tăng cường trợ giúp người nghèo (21/7/2008), http://
    www.molisa.gov.vn.
    26. Phạm Xuân Nam (2001), Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc
    tiến bộ và công bằng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Phạm Xuân Nam (2001), Triết lý về mối quan hệ giữa cải cách kinh tế
    và xã hội trong phát triển, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    28. Quốc hội (2004), Luật giáo dục, Hà Nội.
    29. Quốc hội (2008), Luật Bảo hiểm y tế, Hà Nội.
    30. Quốc hội (2010), Luật Người cao tuổi, Hà Nội.
    31. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết ñịnh 313/2005/Qð-TTg, ngày 02
    tháng 12 năm 2005 về một số chế ñộ ñối với người nhiễm HIV/AIDS
    và những người trực tiếp quản lý, ñiều trị chăm sóc người nhiễm
    HIV/AIDS trong các cơ sở BTXH của Nhà nước, Hà Nội.
    32. Tổng Cục thống kê Trung quốc (2004),Niên giám thống kê Trung Quốc
    năm 2004, NXB Thống kê Trung Quốc, Trung Quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...