Báo Cáo Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất đậu tương rau phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
    NĂM 2010


    MỤC LỤC ( dài 152 trang)


    LỜI CẢM ƠN i
    THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ii
    MỤC LỤC iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT vii
    1. Đặt vấn đề: 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: . 2
    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới: . 3
    2. Tình hình nghiên cứu trong nước: . 8


    PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    1. Vật liệu nghiên cứu: 12
    2. Nội dung nghiên cứu: .12
    2.1. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm đậu tương
    rau trong ngoài nước .12
    2.1.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất trong nước: 12
    2.1.2. Điều tra, đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau trong và ngoài nước: 12
    2.2. Nghiên cứu giải pháp công nghệ phát triển sản xuất đậu tương rau : .12
    2.2.1. Nghiên cứu giải pháp về giống: 12
    2.2.2. Nghiên cứu giải pháp về công nghệ sản xuất hạt giống và kỹ thuật thâm canh.13
    2.2.3. Giải pháp về bảo quản chế biến 13
    2. 3. Xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ và
    chuyển giao công nghệ cho sản xuất .13
    2.3.1. Xây dựng mô hình trình diễn: tại Hà Giang; Hà Nội; Hà Tây; Nghệ An và An Giang .13
    2.3.2. Chuyển giao công nghệ cho sản xuất: ký hợp đồng và chuyển giao công nghệ về
    giống và quy trình kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất 13
    3. Phương pháp nghiên cứu: 13
    3.1. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm đậu tương
    rau trong ngoài nước .13
    3.1.1. Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất trong nước: 14
    3.1.2. Điều tra, đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm đậu tương rau trong và ngoài nước: .14
    3.2. Nghiên cứu giải pháp công nghệ phát triển sản xuất đậu tương rau .14
    3.2.1. Giải pháp về giống: 14
    3.2.2. Nghiên cứu về công nghệ sản xuất hạt giống và kỹ thuật thâm canh 16
    3.3. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn hạt giống đậu tương rau 20
    3.4. Nghiên cứu giải pháp về công nghệ bảo quản chế biến: 20
    2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu lý hóa .21
    2.2.1. Phương pháp lý học 21
    2.2.2 . Phương pháp hóa học 21
    2.3. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật .21
    2.4. Phương pháp đánh giá cảm quan sản phẩm 21
    2.5. Phương pháp bố trí và xử lý số liệu .21

    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .22
    2. Nghiên cứu giải pháp công nghệ phát triển sản xuất đậu tương rau 36
    2.1. Nghiên cứu giải pháp về giống phục vụ sản xuất .36
    2.1.1 Nghiên cứu tuyển chọn, xác định giống cho một số vùng sinh thái .36
    2.1.2. Nghiên cứu đánh giá vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống 49
    2.2. Nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt giống 90
    2.2.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ cho giống AGS 346 .90
    2.2.2. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống DT02 94
    2.3. Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh quả thương phẩm101
    2.3.1. Nghiên cứu về mật độ: 101
    2.3.2. Nghiên cứu về phân bón .101
    2.3.3. Kết quả nghiên cứu về quản lý dịch hại: 106
    2.4. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất và tiêu chuẩn hạt giống đậu tương rau: .109
    Kết quả đề xuất được quy trình sản xuất và tiêu chuẩn hạt giống đậu tương rau đã
    được hội đồng cơ sở thông qua (chi tiết được thể hiện tại phụ lục 1) 109
    3. Nghiên cứu quy trình chế biến một số dạng sản phẩm từ đậu tương rau 109
    3.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sữa đậu tương rau .109
    3.1.1. Ảnh hưởng của việc xử lý tách vỏ đến chất lượng sữa đậu tương rau 109
    3.1.2 Nghiên cứu xác định nhiệt độ nước xay thích hợp .109
    3.1.3.Nghiên cứu xác định tỷ lệ phối chế 109
    3.1.4. Xác định chế độ đồng hoá thích hợp: .110
    3. 2. Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm đậu phụ đậu tương rau 111
    3.2.1.Xác định phương pháp xử lý nguyên liệu .111
    3.2.2.Xác định tỷ lệ nguyên liệu / nước ngâm 111
    3.2.3. Xác định chế độ đông tụ protein thích hợp .111
    3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ép đến chất lượng của đậu phụ 114
    3.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất kem đậu tương rau .114
    3.3.1. Lựa chọn phương pháp tách vỏ đậu tương rau 114
    3.3.2. Nghiên cứu xác định tỷ lệ bột đậu phối trộn thích hợp .114
    3.3.3. Xác định thời gian gia nhiệt thích hợp 115
    3.3.4 Xác định chế độ đồng hóa thích hợp .116
    3.3.5. Xác định chế độ ủ lạnh thích hợp: 116
    3.3.6. Xác định chế độ làm đông thích hợp 116
    3. Xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ và chuyển
    giao công nghệ cho sản xuất. .116
    3.1 Xây dựng mô hình trình diễn: 116
    3.2. Chuyển giao công nghệ cho sản xuất: Tại tất cả các địa bàn triển khai mô hình
    trình diễn ở Thái Bình, Nghệ An, Hải Phòng, An Giang, Hà Tây, Hà Nội ., đề tài đã
    tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất hạt giống, thâm canh quả thương
    phẩm và kỹ thuật bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đậu tương rau cho các hộ nông
    dân với quy mô từ 30-40 học viên/ lớp 118
    4. Đánh giá kết quả đề tài .119
    4.1.Các sản phẩm KH&CN chính của đề tài : .119
    4.2. Đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các sản phẩm KH&CN của đề tài để
    đánh giá hiệu quả kinh tế 123


    PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .125
    5.1. KẾT LUẬN: .125
    5.2. ĐỀ NGHỊ: 126
    V. TÀI LIỆU THAM KHẢO .125
    TIẾNG VIỆT 127



    PHẦN I. MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề:
    Đậu tương rau (Glycine max (L.) Merrill) là loại đậu tương được chọn theo mục đích ăn tươi hoặc rau đông lạnh có hàm lượng protein tương đương đậu tương thường, hương vị dịu hơn và dễ đun nấu hơn khi so với đậu tương thường (Danhua Zhu và cs, 2010). Đậu tương rau rất được ưa chuộng và phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc do hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao như các vitamin A, B1, B2 và C;
    protein, chất béo, chất xơ và các chất khoáng khác (AVRDC, 1990). Ngoài giá trị dinh dưỡng, đậu tương rau còn được biết đến là loại cây có thể cải tạo đất có hiệu quả nhất. Tổng năng suất sinh học của đậu tương rau có thể lên đến 40 tấn/ha bao gồm 10 tấn quả thương phẩm và 30 tấn còn lại là thân, lá và rễ để lại trong đất làm giàu cho đất hoặc làm thức ăn cho động vật (Shanmugasundaram và Yan, 2004).
    Ở Việt Nam, đậu tương rau là cây trồng mới được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1990, một số đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã nhập nội một số giống đậu tương từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á, nay là Trung tâm Rau Thế giới (AVRDC) để đánh giá, khảo nghiệm và tuyển chọn ra giống đậu tương rau thích hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cây đậu tương rau có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt và thích hợp với điều kiện sinh thái của nhiều vùng ở Việt Nam. Tiềm năng phát triển đậu tương rau ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là đưa vào cơ cấu cây trồng vụ đông (sau 2 vụ lúa) ở đồng bằng sông Hồng. Giống đậu tương rau chủ yếu ở Việt Nam là giống AGS346 (nhập từ AVRDC), DT02 và một số giống do các công ty nước ngoài nhập khẩu đậu tương rau cung cấp. Hiện tại, việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ đậu tương rau ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Người tiêu dùng chưa quen với việc sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó sản phẩm được tiêu thụ phụ thuộc vào đơn đặt hàng của các công ty chế biến đậu
    tương rau xuất khẩu, do đó thiếu tính chủ động về giá cả cũng như sản lượng tiêu thụ. Ngoài ra thiếu bộ giống tốt và quy trình canh tác hợp lý làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ những hạn chế trên dẫn đến diện tích đậu tương rau của
    Việt Nam còn khiêm tốn, khoảng 70-100 ha/năm, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, An Giang, Hải Dương và Hà Nội. Sản phẩm đậu tương rau cấp đông của Việt Nam được xuất chủ yếu sang Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ với lượng rất thấp (Nguyễn Thị Thanh Thủy và cs, 2008).
    Có thể thấy rằng đậu tương rau là cây trồng mới ở nước ta, nên việc sản xuất và tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Để góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất đậu tương rau, đề tài: “Nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất đậu tương rau phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước”đã được thực hiện để giải quyết các vấn đề khó khăn nêu trên.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    + Mục tiêu chung:
    Phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản phẩm đậu tương hàng hoá nội tiêu và xuất khẩu.
    + Mục tiêu cụ thể:
    - Xác định được 2 – 3 giống đậu tương rau có năng suất 8-10 tấn quả/ha, chất lượng tốt (đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước), phù hợp điều kiện sinh thái tại một số vùng sản xuất chính.
    - Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hạt giống và kỹ thuật trồng thâm canh các giống được xác định nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hạt giống và quả thương phẩm.
    - Đa dạng hoá sản phẩm đậu tương rau phục vụ thị trường xuất khẩu và nội địa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...