Tiến Sĩ Nghiên cứu giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học dựa vào nhà trư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2012

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
    DANH MỤC HÌNH ix
    DANH MỤC HỘP x
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Thực trạng tai nạn thương tích trẻ em trên thế giới và Việt Nam 5
    1.1.1. Tình hình tai nạn thương tích trẻ em trên thế giới 5
    1.1.2. Tai nạn thương tích trẻ em tại Việt Nam 8
    1.2. Nguy cơ gây TNTT cho trẻ em 13
    1.3. Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em 16
    1.3.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng chương trình PCTNTT 17
    1.3.1.1. Khung lý thuyết 17
    1.3.1.2. Ma trận Haddon 17
    1.3.1.3. Mô hình sinh thái học 19
    1.3.1.4. Chiến lược thực thi các can thiệp phòng chống tai nạn thương tích . 20
    1.3.2. Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên thế giới và Việt Nam 21
    1.3.2.1. Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em trên thế giới 21
    1.3.2.2. Phòng chống TNTTTE tại Việt Nam 24
    1.3.3. Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em dựa vào nhà trường 26
    1.3.3.1. Trên thế giới 26
    1.3.3.2. Tại Việt Nam 30
    1.3.4. Dự án an toàn Đà Nẵng 35
    1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu 37

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu 40
    2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 40
    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 40
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu 41
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
    2.2.2. Mẫu nghiên cứu 41
    2.2.2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 41
    2.2.2.2. Thử nghiệm can thiệp 41
    2.2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 44
    2.2.3.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 44
    2.2.3.2. Xây dựng chương trình can thiệp 44
    2.2.3.3. Thử nghiệm chương trình can thiệp và đánh giá kết quả 52
    2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu và công cụ nghiên cứu 57
    2.2.4.1. Số liệu định lượng 57
    2.2.4.2. Số liệu định tính 57
    2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 57
    2.2.5.1. Số liệu định lượng 57
    2.2.5.2. Số liệu định tính 58
    2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 58
    2.2.7. Đảm bảo chất lượng nghiên cứu 59

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    61
    3.1. Thực trạng tai nạn thương tích trong học sinh tiểu học 61
    3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 61
    3.1.2. Tai nạn thương tích không gây tử vong trong HSTH 62
    3.1.3. Tai nạn thương tích gây tử vong trong HSTH 67
    3.2. Chương trình phòng chống tai nạn thương tích cho HSTH 68
    3.2.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức 68
    3.2.2. Nội dung chương trình PCTNTT cho HSTH 69
    3.2.3. Tài liệu thực hiện chương trình can thiệp 73
    3.2.3.1. Tài liệu giáo dục tích hợp PC TNTT 74
    3.2.3.2. Tài liệu giáo dục ngoại khóa 77
    3.2.3.3. Mô hình cải thiện yếu tố nguy cơ TNTT tại trường tiểu học 83
    3.3. Thử nghiệm can thiệp và đánh giá kết quả chương trình can thiệp 84
    3.3.1. Kết quả xây dựng hệ thống, đào tạo nhân lực và thực hiện chương trình 84
    3.3.2. Kiến thức, thái độ và kỹ năng PCTNTT của học sinh 85
    3.3.2.1. Kết quả định lượng kiến thức, thái độ, kỹ năng trước sau can thiệp 86
    3.3.2.2. Kiến thức, thái độ và kỹ năng về PCTNTT qua kết quả định tính 89
    3.3.3. Cải thiện yếu tố nguy cơ gây TNTT cho học sinh trong trường tiểu học 99
    3.3.4. Sự cần thiết, tính phù hợp và khả năng duy trì của chương trình 105
    3.3.4.1. Đánh giá từ phía giáo viên, học sinh và lãnh đạo ngành giáo dục .105
    3.3.4.2. Đánh giá từ phía cha mẹ học sinh đối với chương trình 116

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
    119
    4.1. Thực trạng TNTT HSTH và một số yếu tố liên quan 119
    4.2. Chương trình can thiệp PCTNTT cho HSTH dựa vào nhà trường 123
    4.2.1. Hệ thống tổ chức thực hiện chương trình và đào tạo nhân lực 123
    4.2.2. Nội dung chương trình can thiệp 124
    4.2.3. Tài liệu thực hiện chương trình can thiệp 131
    4.2.3.1. Tài liệu giáo dục tích hợp PCTNTT 131
    4.2.3.2. Tài liệu giáo dục ngoại khóa 132
    4.2.3.3. Tài liệu hướng dẫn triển khai mô hình bảng kiểm THAT 134
    4.3. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình can thiệp 135
    4.3.1. Kiến thức - Thái độ - Kỹ năng PCTNTT của học sinh 135
    4.3.2. Cải thiện yếu tố nguy cơ TNTT cho HS trong trường tiểu học 139
    4.3.3. Sự cần thiết, tính phù hợp và khả năng duy trì của chương trình 141
    4.3.3.1. Chương trình giáo dục PCTNTT 141
    4.3.3.2. Mô hình cải thiện yếu tố nguy cơ TNTT tại trường tiểu học 142
    4.3.4. Hạn chế của nghiên cứu 144

    KẾT LUẬN
    148
    1. Thực trạng TNTT HSTH và một số yếu tố liên quan 148
    2. Chương trình can thiệp phòng chống TNTT cho HSTH dựa vào nhà trường 148
    3. Thí điểm can thiệp và đánh giá kết quả chương trình 149
    KHUYẾN NGHỊ 148
    TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 163
    Phụ lục 1. Đánh giá kiến thức, thái độ và kỹ năng phòng chống ngã 163
    Phụ lục 2. Đánh giá kiến thức, thái độ và kỹ năng phòng chống bỏng 166
    Phụ lục 3. Đánh giá kiến thức, thái độ và kỹ năng phòng chống đuối nước 169
    Phụ lục 4. Bảng kiểm đánh giá nguy cơ TNTT 172
    Phụ lục 5. Hướng dẫn thảo luận nhóm học sinh về chương trình GD PC TNTT 174
    Phụ lục 6. Hướng dẫn thảo luận nhóm GV chương trình giáo dục PCTNTT 177
    Phụ lục 7. Hướng dẫn thảo luận nhóm giáo viên về cải thiện yếu tố nguy cơ TNTT trong trường học 180
    Phụ lục 8. Hướng dẫn thảo luận nhóm học sinh về bảng kiểm THAT 182
    Phụ lục 9. Hướng dẫn thảo luận nhóm lãnh đạo ngành giáo dục 183
    Phụ lục 10: Phiếu phát vấn cha mẹ học sinh 185
    Phụ lục 11: Phiếu Thông tin chi tiết về tai nạn thương tích 188

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tai nạn thương tích (TNTT) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng nổi cộm. Trên thế giới hàng năm có khoảng 5 triệu người tử vong do TNTT, chiếm 9% tổng số tử vong và 12% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. 90% tử vong do TNTT xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình [73]. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có số tử vong do TNTT cao nhất [56], [106].
    Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hàng triệu trẻ em (TE) chết bởi những nguyên nhân có thể phòng tránh được, trong đó nguyên nhân TNTT đóng góp một phần đáng kể. Với mỗi trường hợp tử vong do TNTT có hàng ngàn trẻ phải sống trong tàn tật ở các mức độ khác nhau do thương tích gây nên. Ảnh hưởng của TNTT đối với xã hội là rất lớn, hàng ngày có hàng ngàn gia đình bị mất đi những đứa trẻ của họ và hàng ngàn trẻ phải sống với thương tích, trong đó một số trường hợp bị tổn thương nặng và kéo dài [106]. Tai nạn giao thông (TNGT) và đuối nước là hai nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ, tiếp sau là bỏng và ngã. Đối với TNTT không tử vong, ngã là nguyên nhân hàng đầu gây nên các thương tích không tử vong ở trẻ, nguyên nhân thứ hai là bỏng và nguyên nhân thứ ba là TNGT, tiếp theo là các nguyên nhân do vật sắc nhọn, ngộ độc [88], [102], [105].
    Tại Việt Nam, mô hình dịch tễ học đặc thù về tử vong do TNTT khác nhau tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi. Từ sơ sinh cho đến tuổi dậy thì, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở tất cả các nhóm tuổi. Bắt đầu từ sau lứa tuổi dậy thì, TNGT đường bộ là vấn đề nổi bật và sau đó tăng nhanh theo tuổi. Ở lứa tuổi TE, hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là đuối nước và TNGT đường bộ, gây ra 2/3 tổng số các trường hợp tử vong ở trẻ. Đối với trẻ nhỏ, TNGT thường xảy ra khi đang đi bộ. Ở nhóm trẻ lớn hơn, TNGT xảy ra khi đang đi bộ và đi xe đạp. Từ nhóm tuổi 15 trở lên, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TNGT là do đi xe máy [2],[3]. Theo thống kê của Bộ Y tế trong những năm gần đây, hàng năm có hơn 7000 TE và trẻ vị thành niên dưới 19 tuổi chết do TNTT, tương đương 20 trẻ trong một ngày do các nguyên nhân là đuối nước, TNGT, ngộ độc, ngã, bỏng và động vật cắn [7], [8], [10].

    TNTT không gây tử vong để lại khá nhiều hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội. Trẻ có thể vượt qua được tử vong do thương tích nhưng phải chịu tàn tật suốt đời, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chính bản thân trẻ và gia đình. Một số vấn đề do hậu quả tàn tật khiến trẻ không thể tiếp tục học tập, không tìm được công việc thích hợp hay khó hòa nhập với cuộc sống xã hội sau này [103]. Với những trường hợp thương tích nhẹ hơn không gây tàn phế cho trẻ như các vết trầy xước, bầm tím hay tổn thương mô mềm, cũng ảnh hưởng như hạn chế sinh hoạt của trẻ, bản thân trẻ phải nghỉ học, bố mẹ và người chăm sóc trẻ phải nghỉ làm và phải chi trả cho điều trị thương tích [68], [72], [80].
    Đứng trước thực trạng đó, năm 2005 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) đã ra lời kêu gọi nỗ lực toàn cầu về phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT) cho trẻ em. Năm 2006 lời kêu gọi được tiếp nối bởi kế hoạch hành động 10 năm của WHO về PCTNTT TE [43]. Hưởng ứng lời kêu gọi và đáp ứng kế hoạch toàn cầu đó, từng quốc gia đã xây dựng chiến lược và chương trình hành động PCTNTT TE cho quốc gia mình. Năm 2001, ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chính sách quốc gia về PCTNTT [9]. Hầu hết các chiến lược PCTNTT đề cập đến 3 nội dung là cải tạo môi trường, thiết chế thực thi luật và truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về PCTNTT [57], [63], [68], [69], [82].
    Nếu TE được trang bị một số kiến thức ban đầu để nhận biết những yếu tố nguy cơ gây TNTT cũng như một số kiến thức cơ bản về PCTNTT, sẽ rất có ích cho việc nâng cao kỹ năng sống cho trẻ trong hiện tại và trong suốt cuộc đời trẻ sau này. Quá trình phát triển nhận thức và hành vi của TE, đặc biệt là HS tiểu học, chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình và nhà trường. Quá trình giáo dục môi trường an toàn và PCTNTT cho trẻ cần diễn ra thường xuyên, liên tục qua các hoạt động vui chơi ở trường, lớp, qua đó dần tạo cho trẻ những phản xạ linh hoạt, nhạy bén và thói quen ý thức thường trực đối với những rủi ro, nguy hiểm gây tai nạn bất thường [46], [48]. Người cung cấp cho các em kỹ năng sống cần thiết vừa phải có chuyên môn vừa phải có trách nhiệm. Kinh nghiệm cho thấy những người giảng dạy kỹ năng





    sống có hiệu quả thường là các nhà hoạt động xã hội, giáo viên (GV) và các nhà tâm lý học, giáo dục học. Họ có vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi chương trình can thiệp [87].
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đưa ra được giải pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao kiến thức thái độ và kỹ năng PCTNTT cho học sinh tiểu học và cải thiện yếu tố nguy cơ TNTT trong trường học, tạo dựng môi trường học tập an toàn cho trẻ. Kiến thức và kỹ năng về PCTNTT của trẻ sẽ càng được củng cố và tăng cường nếu trẻ được cùng tham gia xây dựng môi trường học tập an toàn. Học sinh có kiến thức và kỹ năng PCTNTT và được sống học tập trong môi trường an toàn sẽ giảm thiểu TNTT cho trẻ. Đà Nẵng được chọn để thực hiện nghiên cứu với đặc điểm là trung tâm kinh tế, xã hội của Miền Trung có tốc độ đô thị hoá khá nhanh tương tự như các thành phố khác như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thành phố cũng còn một số khu vực nông thôn, miền núi có những hạn chế nhất định như ở một số vùng nông thôn khác. Với đặc điểm đó chương trình can thiệp được xây dựng và thực hiện tại Đà Nẵng có thể nhân rộng.

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


    1. Mô tả thực trạng tai nạn thương tích học sinh tiểu học tại thành phố Đà Nẵng và một số yếu tố liên quan.
    2. Xây dựng chương trình giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và mô hình cải thiện yếu tố nguy cơ tai nạn thương tích trong trường tiểu tại Thành phố Đà Nẵng.
    3. Áp dụng thử nghiệm chương trình giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, mô hình cải thiện yếu tố nguy cơ và đánh giá kết quả ban đầu tại các trường tiểu học thuộc Quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng.
     
Đang tải...