Thạc Sĩ Nghiên cứu giá trị của xí nghiệp nhanh NT-proBNP trong chẩn đoán và loại trừ STC ở các BN khó thở nh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. KHÓ THỞ CẤP 3
    1.1.1. Định nghĩa 3
    1.1.2. Nguyên nhân 4
    1.2. SUY TIM CẤP: 5
    1.2.1. Sơ lược một số khái niệm của suy tim và STC: 5
    1.2.2. Phân loại STC theo hiệp hội tim mạch châu âu 6
    1.2.3. Những nguyên nhân gây STC 8
    1.2.4. Chẩn đoán 9
    1.3. BNP VÀ NT-proBNP: 15
    1.3.1. Sự tổng hợp và giải phóng BNP và NT-proBNP: 15
    1.3.2. Vai trò của BNP và NT-proBNP trong chẩn đoán STC: 16
    1.3.3. So sánh những đặc điểm của XN BNP và NT-proBNP: 19
    1.3.4. Giá trị của XN NT-proBNP trong vùng xám 23
    1.4.XÉT NGHIỆM NHANH NT-proBNP VÀ MÁY COBAS h232: 25
    1.4.1. XN nhanh NT-proBNP: 25
    1.4.2. Máy Cobas h232: 26
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 29
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn BN 29
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 30
    2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán STC 30
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 33
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu 33
    2.2.2. Cỡ mẫu: 33
    2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu: 33
    2.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ: 35
    2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu 35
    2.3.2. Các bước phân tích kết quả: 35
    Chương 3: KẾT QUẢ 40
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 40
    3.1.1. Tuổi và giới tính: 40
    3.1.2. Các nguyên nhân gây khó thở: 40
    3.1.3. Các nguyên nhân gây nên tình trạng STC: 41
    3.1.4. Phân loại khó thở do STC theo hướng dẫn của ESC (2005) 41
    3.1.5. Đặc điểm của các BN khó thở theo chẩn đoán có hay không có STC: 42
    3.2. XN NT-ProBNP TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ LOẠI TRỪ STC Ở BN KHÓ THỞ: 44
    3.2.1. So sánh nồng độ NT-proBNP giữa hai nhóm có hay không có khó thở: 44
    3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố giới tính, tuổi và MLCT đến nồng độ NT-proBNP: 44
    3.2.3. Phân tích giá trị XN NT-proBNP trong chẩn đoán STC: 46
    3.2.4. Tổng hợp phân tích giá trị chẩn đoán và loại trừ STC của XN NT-proBNP: 48
    3.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ NT-ProBNP TRONG VÙNG XÁM TRONG CHẨN ĐOÁN STC: 50
    3.3.1. Phân bố giá trị NT-proBNP trong và ngoài vùng xám: 50
    3.3.2. Những nguyên nhân khó thở cho kết quả trong vùng xám: 50
    3.3.3. Tỷ lệ BN có giá trị NT-proBNP rơi vào vùng xám trong nhóm STC theo phân loại của ESC (2005): 51
    3.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi, giới tính và MLCT đến giá trị XN NT-proBNP trong vùng xám: 51
    Chương 4: BÀN LUẬN 52
    4.1. PHÂN TÍCH VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG: 52
    4.1.1. Đặc điểm về tuổi: 52
    4.1.2. Đặc điểm về giới tính: 52
    4.1.3. Mô tả sự phân bố của các nguyên nhân khó thở: 53
    4.1.4. Mô tả một số nguyên nhân gây STC: 53
    4.1.5. Phân loại STC theo hướng dẫn của ESC (2005): 54
    4.1.6. Phân tích một số đặc điểm giữa hai nhóm khó thở có hoặc không do STC 54
    4.2. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỦA XN NT-ProBNP TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ LOẠI TRỪ STC Ở BN KHÓ THỞ:: 60
    4.2.1. So sánh nồng độ NT-proBNP giữa hai nhóm có hay không có STC: 60
    4.2.2. Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố giới tính, tuổi và MLCT đến nồng độ NT-proBNP: 62
    4.2.3. Giá trị của XN NT-proBNP trong chẩn đoán khó thở: 63
    4.2.4. Tổng hợp phân tích giá trị chẩn đoán và loại trừ chẩn đoán STC của XN NT-proBNP: 65
    4.2.5. So sánh giá trị chẩn đoán của XN NT-proBNP với các đặc điểm LS và CLS khác trong chẩn đoán khó thở do hay không do STC: 66
    4.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ NT-ProBNP TRONG VÙNG XÁM TRONG CHẨN ĐOÁN STC: 67
    4.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi, giới tính và MLCT đến giá trị XN NT-proBNP trong vùng xám: 67
    4.3.2. Những nguyên nhân khó thở cho kết quả trong vùng xám: 68
    4.3.3. Tỉ lệ BN có giá trị NT-proBNP rơi vào vùng xám trong nhóm STC theo phân loại của ESC (2005): 68
    KẾT LUẬN 69
    KIẾN NGHỊ 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Khó thở là một trong những tình trạng cấp cứu nội khoa thường gặp nhất tại các đơn vị cấp cứu. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tim và phổi chiếm khoảng 73% các trường hợp khó thở nhập vào khoa cấp cứu[38].
    Nổi bật nhất trong các khó thở do bệnh lý tim mạch, suy tim cấp (STC) là tình trạng nặng rất thường gặp, với tỉ lệ tử vong khá cao. Theo thống kê của Mỹ năm 2006, tỉ lệ tử vong của STC chiếm khoảng 4,1% những trường hợp tử vong tại viện[25] và theo Cơ quan Quản lý Suy tim Châu Âu (the Second EuroHeart Failure Survey) thì tỉ lệ này là 6,7%[55]. Vì thế việc chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng STC là rất quan trọng. Nhưng việc chẩn đoán này thường không dễ dàng, bên cạnh việc khai thác kỹ các triệu chứng lâm sàng còn phải kết hợp nhiều phương pháp cận lâm sàng khác như điện tâm đồ, Xquang tim phổi, siêu âm tim Tuy nhiên kết quả của các cận lâm sàng này thường phụ thuộc vào trình độ người đọc kết quả. Ngoài ra, điều kiện làm các XN này tại khoa cấp cứu và trong tình trạng BN nặng không phải lúc nào cũng thực hiện được.
    Cho đến năm 1988, XN BNP ra đời ngay lập tức khẳng định tính vượt trội của nó trong chẩn đoán tình trạng suy tim ở các BN khó thở cấp, vì vừa đơn giản, nhanh chóng, khách quan, giá trị chẩn đoán cũng như loại trừ chẩn đoán cao. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, XN BNP đã lôi kéo sự quan tâm chú ý của các bác sĩ lâm sàng với hàng chục ngàn nghiên cứu về lĩnh vực này trên khắp thế giới. Gần đây, xét nghiệm NT-proBNP cũng cho kết quả tốt như BNP và trong một vài nghiên cứu, nó cũng tỏ ra ưu việt hơn[32], [37].
    Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của BNP trong chẩn đoán suy tim như nghiên cứu của Cao Huy Thông, Trần Thụy Ngân, Phạm Ngọc Huy Tuấn (ĐHYD TP.HCM), Nguyễn Hữu Cảnh (ĐH Y Hà Nội) Nhưng còn rất ít nghiên cứu tìm hiểu về NT-proBNP, như nghiên cứu của Hoàng Anh Tiến (2006) về sự biến đổi của NT-proBNP trong đợt cấp của suy tim mạn.
    Vì thế, với mong muốn đóng góp thêm những bằng chứng khoa học có giá trị về hiệu quả của xét nghiệm (XN) NT-proBNP trong chẩn đoán STC tại Việt Nam, giúp các bác sĩ lâm sàng có sự chọn lựa phù hợp hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm nhanh NT-proBNP trong chẩn đoán và loại trừ suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở nhập khoa Cấp cứu BV Bạch Mai” với mục tiêu:
    1. Nghiên cứu giá trị của XN nhanh NT-proBNP trong chẩn đoán và loại trừ STC ở các BN khó thở nhập khoa Cấp cứu BV Bạch Mai.
    2. Bước đầu tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán STC khi giá trị của XN nhanh NT-proBNP nằm trong vùng xám.
     
Đang tải...