Luận Văn Nghiên cứu gây động dục đồng pha cho lợn nhận phôi

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Công nghệ cấy truyền phôi trên thế giới lần đầu tiên được thực hiện
    bởi thí nghiệm của Walter Heap trên đối tượng là thỏ, thí nghiệm này đã
    chứng minh được rằng phôi của một cá thể cái này có thể phát triển trong
    tử cung của một cá thể cái khác mà vẫn giữ nguyên được tính di truyền
    của nó.
    Sau thành công này của Heape, công nghệ phôi đã được nghiên cứu
    phát triển trên nhiều loài động vật khác nhau và được coi là một trong
    những biện pháp tạo giống hoàn chỉnh nhất, tổng hợp cùng lúc các thành
    tựu sinh học sinh sản và di truyền hiện đại (Hoàng Kim Giao và cs,
    1997.[5]). Cấy truyền phôi là một ngành khoa học hiện đại, đã được áp
    dụng trong chăn nuôi ở các nước phát triển một cách rộng rãi. Ở nước ta,
    công nghệ cấy truyền phôi đã được đưa vào áp dụng cách đây không lâu
    nhưng cũng đã và đang thu được những kết quả khả quan.
    Công nghệ cấy truyền phôi được xem là biện pháp đặc biệt, áp dụng
    công nghệ cao trong việc sớm tạo ra những con giống tốt, giúp nâng cao
    khả năng chống bệnh cũng như phòng tránh một số bệnh lây nhiễm cho
    đàn lợn, nhân nhanh các giống tốt, quý hiếm ra thực tế sản suất trên cơ sở
    khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những cá thể cái cao sản, nâng
    cao khả năng sinh sản, rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ; tăng năng
    suất, chất lượng thịt, tạo nên các đàn gia súc có phẩm chất di truyền hoàn
    toàn mới; tiết kiệm kinh phí đầu tư chuồng trại, nhân công và thức ăn.
    Công nghệ cấy truyền phôi còn giúp con người dễ dàng trong việc vận
    chuyển, xuất nhập, trao đổi con giống giữa các vùng, các địa phương
    thông qua vận chuyển phôi (Quản Xuân Hữu và cs, 2005 [22]). Bên cạnh
    đó, cấy truyền phôi làm tăng khả năng thích nghi cho con vật trong môi
    1




    trường mới. Có thể nhận thấy, công nghệ phôi đã tạo ra con đường đi mới
    cho công tác giống trong chăn nuôi.
    Việc thúc đẩy nghiên cứu cấy truyền phôi lợn bắt đầu bùng nổ vào
    năm 1951, khi các nhà nghiên cứu ở Liên Xô cũ lần đầu tiên báo cáo
    thành công về cấy truyền phôi. Cho tới nay, công nghệ phôi lợn đã và
    đang được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt
    Nam.
    Công nghệ cấy truyền phôi bao gồm nhiều công đoạn. Để thực hiện
    cấy truyền phôi thành công, một trong những điều kiện không thể thiếu đó
    là sự đồng pha trong động dục giữa lợn cho phôi và lợn nhận phôi, hay
    nói sâu hơn là sự đồng pha sinh lý giữa phôi và cơ quan sinh sản của mẹ
    nhận phôi. Có nhiều phương pháp khác nhau để gây động dục đồng pha
    cho lợn nhận phôi, nhưng hiện nay phổ biến nhất vẫn là phương pháp sử
    dụng các hormone hướng sinh sản để chủ động gây động dục đồng pha
    cho lợn nhận phôi.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ cấy truyền phôi,
    gây rụng trứng nhiều, kỹ thuật gây động dục đồng pha cũng đã có những
    bước phát triển, qua đó chủ động hơn số lượng con nhận phôi, thúc đẩy
    công tác lai tạo, nhân giống, bảo tồn các giống lợn quý, giống lợn cao sản.
    Xuất phát từ thực tế trên, nhằm hoàn thiện quy trình gây động dục đồng
    pha, mang lại hiệu quả cao cho công tác cấy truyền phôi lợn, qua đó ứng
    dụng vào thực tế sản xuất chăn nuôi, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề
    tài:
    “Nghiên cứu gây động dục đồng pha cho lợn nhận phôi”.
    Mục đích và yêu cầu:
    - Chủ động gây động dục đồng pha cho lợn nhận phôi, qua đó nâng cao
    hiệu quả của công nghệ phôi lợn.
    2




    - Nắm được phương pháp gây động dục đồng pha cho lợn nhận phôi,
    phương pháp theo dõi các biểu hiện động dục của lợn.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
    Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu về gây động
    dục đồng pha cho lợn cái nhận phôi.
    Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện kỹ thuật gây động dục
    đồng pha cho lợn nhận phôi nói riêng và công nghệ phôi lợn nói chung tại
    Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...