Tiểu Luận Nghiên cứu đường lối của Đảng qua các thời kỳ về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 25/1/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn luôn thống nhất, hữu cơ với chủ
    nghĩa xã hội. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX. Người đã khẳng định sự lựa chọn của
    mình:” Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
    bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”. Sau khi đã giành được độc lập dân tộc. Người lại
    nói:” Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới
    giành được thắng lợi hoàn toàn”.
    Việt Nam tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện đặc biệt, không
    giống với bất cứ một nước xã hội chủ nghĩa nào khác: từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu,
    chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, bị chiến tranh tàn phá, đất nước còn tạm thời chia làm
    hai miền, Trong tình hình đó, người dặt vấn đề “ chúng ta phải dùng những phương pháp gì,
    hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội?”. Người đòi hỏi phải nêu cao
    tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo; phải học tập, tham khảo kinh nghiệm của các nước xã hội
    chủ nghĩa của an hem, nhưng phải hết sức tránh giáo điều, rập khuôn theo cách làm của người
    khác, “ bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta” .
    Khi miền Bắc bước vào thời kì quá độ. Người đã nhắc nhở: “ Ta không thể giống Liên
    Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử và địa lý khác Ta có thể đi con đường
    khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.
    Bàn về phương hướng và tốc độ phát triển công nghiệp. Người nói: “ Nếu muốn công nghiệp
    hóa gấp thì là chủ quan. Cho nên trong kế hoạch phải tăng tiến nông nghiệp”. Theo người, bước
    đi của ta là: “ Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến thủ công nghiệp và công
    nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng”.
    Cuối những năm 50, đầu những năm 60, trong các nước xã hội chủ nghĩa diễn ra phong
    trào “đại nhảy vọt”, “ một ngày bằng 20 năm”. Ở ta, sau Đại hội III, Người cũng nói đến
    phương châm “ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, nhưng Người đã
    giải thích rõ: “ Tiến nhanh, tiến mạnh không phải là phiêu lưu, làm ẩu. Phải thiết thực đi từng
    bước, phải tiến vững chắc Chớ đem chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế”.
    Chúng ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước tạm thời chia cắt và có
    chiến tranh. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không chờ đất nước hoàn toàn thống nhất mới
    bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà với quan điểm cách mạng không ngừng, Đảng ta và
    3
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra tiến hành và đồng thời hai chiến lược cách mạng : xây dựng chủ
    nghĩa xã hội ở miền Bắc làm cơ sở, hậu thuẫn cho đấu tranh giải phóng miền Nam; đẩy mạnh
    cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam để bảo vệ miền Bắc, tiến tới giải phóng miền Nam,
    thống nhất đất nước. Đặc biệt, khi kẻ thù leo thang chiến tranh ra miền Bắc, đánh giá ác liệt các
    cơ sở kinh tế- quốc phòng của ta; tiếp tục tinh thần “ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, Đảng ta
    và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn nêu cao khẩu hiệu “ Vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng chủ
    nghĩa xã hội”, thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng. Đó là một sáng tạo đúng đắn của tư
    tưởng Hồ Chí Minh.
    Giáo sư Nhật Bản Singo Sibata nhận xét: “ Một trong những cống hiến rất quan trọng
    của Cụ Hồ Chí Minh và của Đảng Lao động Việt Nam là đã đề ra lý luận về xây dựng chủ
    nghĩa xã hội trong khi vẫn tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân Theo tôi được biết, Đảng Lao
    động Việt Nam là đảng đầu tiên trong các đảng mác xít trên thế giới áp dụng lý luận này”.
    Ngày nay, những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con
    đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Viet Nam đang được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng
    tạo và phát triển trong công cuộc đổi mới. Đó cũng là những đóng góp quan trọng vào việc
    nhận thức lại bản chất, đặc trưng và cách làm chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ hiện nay.
     
Đang tải...