Thạc Sĩ Nghiên cứu đực hóa cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) bằng 17α Methyltestosteron tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu đực hóa cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) bằng 17α Methyltestosteron tại Việt Nam

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH v
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU . 1
    PHẦN 2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
    1. Mục tiêu nghiên cứu . 3
    2. Nội dung nghiên cứu 3
    PHẦN 3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    3.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Hồi vân 4
    3.1.1. Tên gọi và vị trí phân loại của cá Hồi vân đang nuôi tại SaPa 4
    3.1.2. Một vài đặc điểm về hình thái và phân bố cá Hồi vân . 4
    3.1.3. Một vài đặc điểm về sinh thái chính của cá Hồi vân . 5
    3.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng . 7
    3.1.5. Đặc điểm sinh sản 7
    3.2. Tình hình nuôi cá Hồi vân trong và ngoài nước 7
    3.2.1. Tình hình nuôi cá Hồi vân trên thế giới . 7
    3.2.2. Tình hình nuôi cá Hồi vân tại Việt Nam 8
    3.3. Các phương pháp đổi giới tính trên các đối tượng thủy sản ở Việt Nam
    và trên thế giới 8
    3.3.1. Sử dụng hormon trong đổi giới tính trên các đối tượng thủy sản ở
    Việt Nam . 8
    3.3.2. Các phương pháp đổi giới tính thủy sản đang được ứng dụng trên
    thế giới: . 9
    PHẦN 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13
    4.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu . 13
    4.2. Đối tượng nghiên cứu 13
    4.3 Phương pháp nghiên cứu: . 13
    4.3.1. Ngâm và cho ăn 13
    4.3.2. Kiểm tra tỷ lệ giới tính: 14
    4.3.3. Kiểm tra tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng 14
    iv
    4.3.4. Kiểm tra các hiện tượng bất thường liên quan đến dị hình 15
    4.3.5. Theo dõi các yếu tố môi trường, dịch bệnh: . 15
    4.3.6. So sánh hiệu quả sử dụng 2 phương pháp ngâm và cho ăn thức ăn
    trộn 17 MT 15
    4.3.7. Thu và phân tích số liệu: 15
    4.4. Thiết kế thí nghiệm 15
    PHẦN 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
    5.1. Phân biệt đực cái 18
    5.2 Môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm: 20
    5.3 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Hồi vân ở các nghiệm thức khác nhau 22
    5.4 Tỷ lệ dị hình 24
    5.5 Xác định tỷ lệ đực hóa, hiệu suất đực hóa . 25
    PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 28
    1. Kết luận 28
    2. Ý kiến đề xuất . 28
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
    PHỤ LỤC
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    Nuôi trồng thủy sản đã có từ lâu đời ở Việt Nam, từ vùng đồng bằng, trung du,
    miền núi đến ven biển. Tùy theo điều kiện tự nhiên về địa hình, khí hậu và diện tích
    mặt nước mà có sự phát triển ở phạm vi và mức độ khác nhau. Sản phẩm thủy sản có
    giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thức ăn quan trọng trong đời sống nhân dân vì chúng
    có hàm lượng protein cao, hàm lượng lipit thấp và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, nguồn thu
    nhập ngoại tệ từ xuất khẩu thủy sản liên tục tăng lên trong những năm gần đây, đóng
    vai trò đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nghề nuôi trồng thủy sản nước
    ta có nhiều tiềm năng để phát triển kể cả từ vùng nước ngọt, nước lợ đến nước mặn.
    Đa dạng hóa giống loài thuỷ sản nuôi, trong đó chú trọng đến các loài có giá trị
    kinh tế cao được xem là mục tiêu chiến lược của ngành, nhằm: Ngày càng đáp ứng
    nhu cầu của người tiêu dùng và thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển.
    Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) là loài cá nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế
    cao do thịt cá thơm ngon và có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, chất khoáng, axít béo
    không no rất có ích cho sức khoẻ của con người. Loài cá này đang được nuôi phổ biến
    ở một số nước trên thế giới như Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Anh, Úc, Mỹ . Ở Châu
    Á một số nước như: Ấn Độ, Nê Pan, Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Hàn Quốc, Thái
    Lan . không chỉ thành công trong việc nuôi thịt cá Hồi vân mà còn chủ động sản xuất
    được giống của loài cá này [14].
    Ở Việt Nam cá Hồi vân đã và đang được nuôi thịt tại Lào Cai, Lai Châu, Yên
    Bái Lâm Đồng, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang . Kết quả bước đầu cho thấy đối
    tượng này có thể nuôi rộng rãi ở một số địa phương miền Bắc Việt Nam những nơi có
    nguồn nước lạnh, với nhiệt độ thấp hơn 20
    o
    C và giàu oxy hòa tan.
    Trên thực tế nhu cầu về con giống loài này hiện nay là khá lớn. Năm 2008, qua
    số trứng phôi có điểm mắt nhập từ Phần Lan về Lào Cai và Lâm Đồng là khoảng trên
    30 vạn. Ngoài ra một lượng đáng kể cá giống được nhập từ Trung Quốc (một loài cá
    Hồi vân khác) vào Việt Nam qua con đường tiểu ngạch [13].
    Mặc dù ở nước ta, cá Hồi vân đã được nuôi vỗ thành thục, kích thích sinh sản ra
    được cá giống, nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là các chủ trang trại muốn sử dụng cá
    đơn tính cái để nuôi với mục đích là vào lúc thu hoạch đảm bảo kích thước, khối lượng
    và chất lượng cá thịt theo yêu cầu thị trường [14]. Vì vậy yêu cầu đặt ra là để chủ động
    phát triển nghề nuôi loài này thì cần phải sản xuất được giống cá Hồi vân đơn tính cái
    2
    ngay trong nước để cung cấp giống cho người nuôi mà không cần nhập từ nước ngoài.
    Việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là tạo ra đàn cá Hồi vân đực mang nhiễm sắc thể
    XX sau đó cho phối với cá cái bình thường (XX) để tạo ra thế hệ con toàn cái. Xuất
    phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học
    Nha Trang, tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài:
    “Nghiên cứu đực hóa cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) bằng 17α
    Methyltestosteron tại Việt Nam”.
    Phương pháp này tạo ra đàn cá đực XX để phối với cá cái bình thường XX. Ưu
    điểm của cách làm này là có thể sản xuất hàng loạt cá giống đơn tính cái mà vẫn đảm
    bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cá thịt đến tay người tiêu dùng hoàn toàn không tiếp
    xúc với hormon. Đây là một trong những hướng đi đúng, hợp lý và đảm bảo tính kế
    thừa các nghiên cứu trước. Đặc biệt hơn là qua nghiên cứu sẽ sản xuất ra các sản phẩm
    sạch, chi phí thấp hơn và đảm bảo sự phát triển bền vững.

    PHẦN 2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    Tạo ra đàn cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) đực XX trong điều kiện khí hậu
    của Việt Nam.
    2. Nội dung nghiên cứu
    Nghiên cứu công nghệ đực hóa cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) bằng
    17α Methyltestosteron ( MT):
    Đây là nội dung chính của nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất cá Hồi
    vân toàn cái. Công nghệ hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Những việc
    làm cụ thể là:
    1. Đực hóa cá Hồi bằng phương pháp ngâm và phương pháp cho ăn thức ăn có
    trộn MT
    2. Xác định liều lượng MT và thời gian xử lý phù hợp.
    Nội dung nghiên cứu này nhằm đưa ra được nồng độ/hàm lượng và thời gian sử
    dụng MT cho kết quả tạo cá đực XX cao và đạt hiệu quả kinh tế trong điều kiện ở Việt
    Nam.
    3. Kiểm tra tỷ lệ đực hóa, hiệu suất đực hóa của các lô thí nghiệm và lô đối
    chứng:
    Trong phần nghiên cứu này, dựa trên các bước tiến hành kiểm tra tỷ lệ giới tính
    của cá rô phi để thực nghiệm, quan sát tìm ra quy trình kiểm tra giới tính cá Hồi vân.
    4. Xác định và so sánh tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng giữa các lô thí nghiệm
    với lô đối chứng.
    5. Theo dõi đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, dịch bệnh:
    Trong quá trình nghiên cứu, các yếu tố môi trường, dịch bệnh của cá được theo
    dõi thường xuyên để có được những biện pháp phòng trị kịp thời và phù hợp.
    6. So sánh hiệu quả sử dụng MT giữa 2 phương pháp ngâm và cho ăn.

    PHẦN 3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    3.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Hồi vân
    3.1.1. Tên gọi và vị trí phân loại của cá Hồi vân đang nuôi tại SaPa
    Cá Hồi vân được nuôi tại Thác Bạc - SaPa - Lào Cai - Việt Nam có tên tiếng
    Anh là Rainbow trout và tên khoa học – Oncorhynchus mykiss (Hardy, R.W. và ctv,
    2000). Đây là một trong những loài nằm trong họ cá Hồi (Salmonidae). Mặc dù cá Hồi
    có nhiều loài khác nhau có thể nuôi trong nước ngọt như Brown trout, Brook trout,
    Lake trout . nhưng hiện nay các trang trại sản xuất giống và nuôi cá Hồi vân ở khu
    vực Châu Á chủ yếu tập trung vào loài cá Hồi vân (Rainbow trout) này [ 10 ].
    Về phân loại cá Hồi vân Rainbow trout - Oncorhynchus mykiss thuộc:
    Bộ: Salmoniformes
    Họ: Salmonidae
    Giống: Oncorhynchus
    Loài: Oncorhynchus mykiss
    Hình 1: Hình dạng bên ngoài của cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)
    3.1.2. Một vài đặc điểm về hình thái và phân bố cá Hồi vân
    - Đặc điểm hình thái: Trên thân cá ở lưng, lườn, đầu và vây có các chấm màu
    đen hình cánh sao, khi thành thục dọc 2 bên thân xuất hiện các vân mầu hồng. Mầu
    hồng này trên cá đực được biểu hiện rất đặc trưng trong mùa sinh sản [42]. Một số đặc
    điểm hình thái bên ngoài như mầu sắc, mức độ lấp lánh . của cá Hồi vân còn liên quan
    5
    đến các yếu tố môi trường như độ đục, cường độ chiếu sáng, tuổi, giới tính và thành
    phần một số nguyên tố vi lượng trong thức ăn sử dụng hàng ngày.
    Cá Hồi vân có hình thon dài với 60 – 66 đốt sống, 3 – 4 gai sống lưng, 10 – 12
    tia vây lưng, 8 – 12 tia vây hậu môn và 19 tia vây đuôi. Cá còn có vây mỡ, mép vây
    thường có màu đen.
    - Phân bố: Cá Hồi vân O. mykiss có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương
    khu vực Bắc Mỹ. Cá sống trong các hồ, suối và sông. Loài cá này đã được di nhập vào
    nuôi ở nhiều nước châu Âu từ những năm 1890 [42]. Cá Hồi bao gồm nhiều nhóm có
    đặc điểm sinh sống, phân bố và chu kỳ phát triển khác nhau. Trong đó có thể kể đến 2
    nhóm chính gồm nhóm sinh sống ngoài biển và nhóm sinh sống và phát triển trong các
    thuỷ vực nước ngọt. Ngoài ra, có nhóm sinh trưởng và phát triển tốt trong cả nước
    ngọt và nước lợ [41]. Loài cá được gia hoá, sinh sản nhân tạo và nuôi thành công sớm
    nhất trong các thuỷ vực nước ngọt là cá Hồi vân “Rainbow trout”. Loài cá này hiện
    đang được thị trường ưa chuộng và phát triển.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt:
    1. Nguyễn Tường Anh, ĐH. Khoa học tự nhiên Tp.HCM (2008), Mô hình hai tế bào,
    feedback và phản ứng thơm hóa trong nội tiết học sinh sản ở cá , Hội thảo khoa học
    về NTTS phục vụ sản xuất & đời sống tại Viện NCNTTS 2, Tp Hồ CHí Minh.
    2. Nguyễn Tường Anh (2005), “Chuyển giao công nghệ cá rô phi toàn đực trong 4
    giờ”, Khoa học Phổ thông - Tạp chí của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Tp.
    Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2005.
    3. Nguyễn Tường Anh (2002), Cơ sở sản xuất giống cá, tài liệu giáo khoa cho học
    viên Cao học ngành nuôi trồng thủy sản.
    4. Nguyễn Tường Anh, Điều khiển giới tính ở cá, tài liệu giảng dạy cho sinh viên và
    học viên Cao học ngành nuôi trồng thủy sản.
    5. Dương Văn Biểng và Phạm Anh Tuấn (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt
    độ và độ tuổi đến kết quả chuyển đổi giới tính cá rô phi vằn Oreochromis niloticus
    bằng phương pháp ngâm hormon 17 Methyltestosteron”, Luận văn Thạc sỹ, Đại
    học Nông Nghiệp 1.
    6. Nguyễn Công Dân và ctv (2006), Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật Dự án „Nhập
    công nghệ sản xuất giống cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss)”, Viện nghiên cứu
    nuôi trồng thuỷ sản 1, tháng 10 năm 2006.
    7. Nguyễn Dương Dũng (2007), Báo cáo tổng kết dự án chuyển giao công nghệ sản
    xuất cá rô phi đơn tính đực bằng 17 MT, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1.
    8. Đặng Khánh Hồng, Đỗ Trung, Nguyễn Tường Anh, (2006), “Thực nghiện sản xuất
    cá rô đồng toàn cái”, tạp chí KHOA HỌC số đặc biệt chuyên đề Thủy sản (Quyển
    2) Cần Thơ, tr 110-115.
    9. Lê Ngọc Thảo và Nguyễn Tường Anh (2006), Đực hóa cá rô phi (Oreochromis
    niloticus) bằng phương pháp ngâm trong nước có pha 17 α-Methyltestoteron ở
    Quảng Nam.
    10. Lê Anh Thủy, 2008, “Nghiên cứu sự phát triển noãn sào của cá hồi vân
    (Oncorhynchus mykiss)” được nuôi ở Thác Bạc - SaPa – Lào Cai; Luận văn thạc sĩ.
    11. Trịnh Quốc Trọng và Nguyễn Tường Anh (1998), “Thử nghiệm đực hóa cá xiêm
    Betta splendens Regan bằng cách ngâm trong nước có pha 17
    31
    Methyltestosterone”, Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo toàn quốc về nuôi
    trồng thủy sản năm 1998, tr 405-410.
    12. Phạm Anh Tuấn (1998), Triển vọng sản xuất cá rô phi siêu đực ở Việt Nam, Tuyển
    tập báo cáo khoa học toàn quốc ngành thuỷ sản, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ
    sản.
    13. Báo cáo tiến độ của đề tài nuôi nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo
    cá hồi vân (2008), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
    14. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống cá hồi vân (Onrcohynchus
    mykiss) toàn cái” (2009), Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
    Tiếng Anh:
    15. Abbors, (2000), “Recent Seafood Market Development in Finland – Finnish
    rainbow trout harvest substantially lower in 1999”, Eurofish magazine,
    March/April 2000 issue.
    16. Baker.I.J., Solar I.I. and Donaldson, E.M., (1988), “Masculinization of chinook
    salmon (Oncorhynchus tshawytscha) by immersion treatments using 17α-methyltestosterone around the time of hatching” Aquaculture, 72: 359-367.
    17. Brown P. (2004), “Trout spawning and rearing habitats in the Goulburn River,
    Marine and Freshwater Systems”, Primary Industries Research Victoria, (PIRVic),
    DPI, 12 July 2004, FN 0578, ISSN 1440-2254.
    18. Boren Jon, Terrell T. Baker, David E. Cowley, Brian J. Hurd (2003), “Growing
    trout in New Mexico ponds”, 8p, http://cahe.nmsu.edu/pubs/ 1/L-108.pdf
    19. Bye V.J and Lincoln R.F., (1986) “Comercial method for the control ***ual
    maturation in rainbow trout” Aquaculture, 57, pp 299-309.
    20. Cain, K. and D. Garling (1993), “Trout culture in the North Central Region, North
    central regional aquaculture center and U.S Department”, of Agriculture, pp 8.
    21. Cho C.Y., Cowey C.B. (1991), “Rainbow trout, Oncorhynchus mykiss In: Wilson
    R.P. (ed.) Handbook of Nutient Requirements of Finfish”, CRC Press, Boca Raton,
    pp 131-143
    22. Chourrout. D., (1984), “Pressure-induced retention of second polar body and
    suppression of first cleavage in rainbow trout: Production of all-triploids, alltetraploids, and heterozygous and homozygous diploid gynogenetics”,
    Aquaculture, 36(1-2), pp 111-126.
    32
    23. Dienise Vizziano, Daniel Baron, Gwenaelle Randuineau, Sophie Mahe, Chan
    Cauty and Yann Guiguen (2008), “Rainbow Trout Gonadal Masculinization
    Induced by Inhibition of Estrogen Synthesis is More Physiological than
    masculinization Induced by Androgen Supplementation” Biology of reproduction,
    78(2008), pp 939-946.
    24. Etienne Baras, Bruno Jacobs, Charles Me´lard (2000), “Effect of water
    temperature on survival, growth and phenotypic *** of mixed XX–XY progenies
    of Nile tilapia Oreochromis niloticus” Aquacalture 192 (2001) 187-199.
    25. FAO (2008), Cultured Aquatic Species Information Programme
    O. mykiss provided by Inland Water Resources and Aquaculture Service (FIRI).
    26. George W. K., (1991), “Manual for rainbow trout production on the family-owned
    farm”, Nelson and Sons, Inc., 118 West 4800 South, Murray, Utah 84107.
    27. Grant Feist, Choo-Guan Yeoh, Martin S.Fitzpatrick and Carl B.Schreck (1994).
    “The production of functional ***-reversed male rainbow trout with 17α-methyltestosterone and 11β-hydroxyandrostenedione”, Aquacalture 131 (1995)
    145-152.
    28. Guerrero R D, Shelton W L. 1974. An aceto-carmine squash method for ***ing
    juveniles fishes. Prog. Fish Cult. 36 (I) 56.
    29. Gullu et al., (2005), “Effect of estradiol valerate applied by immersion and oral
    administration on growth and *** reversersal of rainbow trout”, Biotechnology 3:
    pp 202-205.
    30. Guzel et al., (2008), “Effects of oral admistration and estradiol valerate on gonadal
    *** differetiation in the rainbow trout”, Journal of animal and veteinary advance 7:
    1400 – 1404.
    31. Hardy, Ronald W., Gary C.G. Fornshell and Ernest L. Brannon (2000), ”Rainbow
    trout culture”, in: R. Sticney (ed), Fish culture, John Wiley & Sons, New York,
    USA, pp 716-722.
    32. Hinshaw Jeffrey M., (1999), Trout proteinoduction-feed and feeding methods,
    Southern regional aquaculture center, SRAC publication No. 223.
    33. Johari et al., (2007), Production of all-male rainbow trout by using ***-reversed
    males and investigation on their growth parameter in the first year of culture in
    Iran.
    33
    34. J. Kevin Craig, Chris J. Foote, and Chris C. Wood, (1995), “Evidence for
    temperature – dependent *** determination in sockeye salmon (Oncorhynchus
    nerka)”, Aquat, sei 53, pp 141-147 (1996).
    35. M.A.Haniffa, S.Sridhar and M.Nagarajan (2004), “Hormonal manipulation of ***
    in stinging catfish Heteropneustes fossilis”, Current science, vol 86, 7 (2004), pp
    1012-1017.
    36. Monoly Brett (2001), “Environmental requirements and tolerance of Rainbow
    trout (Oncorhynchus mykiss) and Brown trout (Salmon trutta) with special
    referance to Western Australia a review”, Fisheries Research Report No. 130, pp.
    1-28.
    37. Misikire Tessema, Andreas Müller-Belecke, Gabriele Hörstgen-Schwark (2006),
    “Effect of rearing temperatures on the *** ratios of Oreochromis niloticus
    populations” Aquacalture, 258 (2006), pp 270-277.
    38. Nuanmanee Pongthana, David J. Penman, Puttharat Baoprasertkul, Mohammed G.
    Hussain, M. Shahidul Islam, Stephen F. Powell, Brendan J. McAndrew (1998),
    “Mono*** female production in the silver barb Puntius gonionotus Bleeker”
    Aquaculture 173 (1999), pp 247–256
    39. Ojolick E.J. et al., (1995), Survival and growth of all-female diploid and triploid
    rianbow trout (O. mykiss) reared at chronic high temperature”.
    40. Pike, I.H, Gudrid Andorsdosttir and H. Mundhein (1990), “The role of fish meal in
    diets for Salmonids”, International association of fish meal manufactures, No. 24.
    41. Sedgwick S.D., 1990. Trout Farming Handbook 5
    th
    edition. Fishing News Books
    (Blackwell Science), Oxford, England.
    42. Solar I. I and E.M. Donaldson, (1985), “Studies on genetic and hormonal ***
    control in domesticated rainbow trout, II. Use of methyltestosterone for
    masculinization and sterization cultured rainbow trout”. Cac. Tec. Rep. Fish.
    Aquat. Sci, pp 1380.
    43. Steven H. M., (2002), “Trout spawning and hatchery style. Shepard of the Hills
    Trout Chow. USA”.
    44. Zhao Yimin (1994), “Maketing of rainbow trout in China. Food and agriculture
    organization of the United Nation”, Rome (1994)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...