Thạc Sĩ Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ỞN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH . v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
    3.1. Mục tiêu . 4
    3.2. Nhiệm vụ . 4
    4. Phạm vi nghiên cứu . 4
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 5
    5.1 Quan điểm . 5
    5.2 Phương pháp nghiên cứu . 5
    6. Một số đóng góp của đề tài . 6
    7. Cấu trúc của luận văn 6
    8. Từ khoá 6
    NỘI DUNG . 7
    Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 7
    1.1 Cơ sở lí luận 7
    1.1.1 Du lịch 7
    1.1.1.1 Khái niệm 7
    1.1.1.2 Phân loại 8
    1.1.2 Du lịch cộng đồng 13
    1.1.3. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng . 18
    1.1.4. Vai trò của loại hình du lịch cộng đồng 34

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    1.2. Cơ sở thực tiễn . 39
    1.2.1 Du lịch cộng đồng tại Việt Nam 39
    1.2.2 Một số kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở tỉnh Lạng Sơn 42
    Tiểu kết chương 1 44
    Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 45
    XÃ QUỲNH SƠN, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN . 45
    2.1. Đánh gia chung về tiềm năng phát triển DLCĐ ở huyện Bắc Sơn và xã
    Quỳnh Sơn . 45
    2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 45
    2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn . 50
    2.1.3. Đánh giá chung . 63
    2.2. Hiện trạng hoạt động DLCĐ xã Quỳnh Sơn . 64
    2.2.1 Lượng khách . 64
    2.2.2. Doanh thu 68
    2.2.3. Cơ sở lưu trú 71
    2.2.4 Thực hiện cung ứng dịch vụ và quản lý hoạt động DLCĐ 73
    2.3. Đánh giá chung 76
    2.3.1. Những kết quả ban đầu trong việc xây dựng mô hình du lịch cộng động
    xã Quỳnh Sơn - Bắc Sơn . 76
    2.3.2. Điểm mạnh và điểm yếu . 77
    2.3.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tế triển khai DLCĐ 78
    Tiểu kết chương 2 80
    Chương 3ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 81
    CỘNG ĐỒNG XÃ QUỲNH SƠN 81
    3.1 Định hướng phát triển . 81
    3.1.1 Cơ sở của định hướng 81
    3.1.2. Định hướng phát triển DLCĐ Quỳnh Sơn 82
    3.2. Một số giải pháp phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn - Bắc Sơn 82
    3.2.1 Giải pháp về phát triển và tiếp thị sản phẩm DLCĐ 82
    3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách . 84
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    3.2.4. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư cho DLCĐ 87
    3.2.5. Giải pháp đối với cộng đồng địa phương 88
    3.2.6. Giải pháp về môi trường . 93
    3.2.7. Giải pháp về một số mô hình góp phần phát triển hoạt động du lịch 99
    Tiểu kết chương 3 101
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 102
    KẾT LUẬN . 102
    KIẾN NGHỊ 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104
    PHỤ LỤC

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Viết tắt Viết đầy đủ
    ATK An toàn khu
    BC Báo cáo
    BQL Ban quản lý
    DL Du lịch
    DLCĐ Du lịch cộng đồng
    HDV Hướng dẫn viên
    HĐND Hội đồng nhân dân
    QĐ Quyết định
    TDMN Trung du miền núi
    TTXTDL Trung tâm xúc tiến du lịch
    UBND Ủy ban nhân dân
    VHTT & DL Văn hóa thể thao và du lịch
    XDNTM Xây dựng nông thôn mới







    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1: Thống kê khách du lịch đến Quỳnh Sơn giai đoạn 2011 – 2014 . 66
    Bảng 2.2: Tổng số lượng khách và doanh thu ở các hộ gia đình làm nhà nghỉ
    DLCĐ xã Quỳnh Sơn giai đoạn 2010 - 2014 67
    Bảng 2.3: Cơ cấu phân bố lượng khách của các nhà nghỉ DLCĐ 68
    xã Quỳnh Sơn giai đoạn 2010 – 2014 . 68
    Bảng 2.4: Mức giá dịch vụ DLCĐ ở xã Quỳnh Sơn . 69
    Bảng 2.5: Thống kê tổng số khách và doanh thu DLCĐ xã Quỳnh Sơn giai
    đoạn 2011 – 2014 69
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 2.1: Bản đồ du lịch xã Quỳnh Sơn . 52
    Hình 2.3. Tổng lượng khách du lịch đến Quỳnh Sơn giai đoạn 2011 – 2014 66
    Hình 2.4. Biểu đồ tổng số lượng khách và doanh thu DLCĐxã Quỳnh Sơn
    giai đoạn 2011 – 2014 . 70
    Hình 2.5: Quy ước của DLCĐ xã Quỳnh Sơn 74











    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Ngày nay, trên thế giới, du li ̣ch là mô ̣t trong những ngành kinh tế “hết
    sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã
    hội của cư dân bản đi ̣a ” (Hiê ̣p hô ̣i bảo tồn thi ên nhiên quốc tế ta ̣i Viê ̣t Nam .
    “Xây dựng năng lực phu ̣c vu ̣ các sáng kiến về du li ̣ch bền vững” . Đề cương
    dự án, 1997). Từ đầu thâ ̣p niên 90 của thế kỷ XX , các nhà khoa học trên thế
    giới đã đề câ ̣p nhiều đến phát triển du li ̣ch với mu ̣c đích đơn thuần là kinh tế
    đang đe do ̣a môi trường sinh thái và nền văn hóa bản đi ̣a. Hâ ̣u quả của các tác
    đô ̣ng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du li ̣ch . Chính vì
    vâ ̣y đã xuất hiê ̣n yêu cầu nghiên cứu “phát triển du li ̣ch cộng đồng” nhằm ha ̣n
    chế tác đô ̣ng tiêu cực của hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch , đảm bảo c ho sự phát triển bền
    vững. Mô ̣t số loa ̣i hình du li ̣ch đã được ra đời bước đầu quan tâm đến khía
    cạnh môi trường và văn hóa bản địa như : du li ̣ch sinh thái , du li ̣ch gắn với
    thiên nhiên, du li ̣ch ma ̣o hiểm, du li ̣ch khám phá, du li ̣ch cô ̣ng đồng (DLCĐ)
    đã góp phần nâng cao hiê ̣u quả của mô hình du li ̣ch có trách nhiê ̣m , đảm bảo
    cho sự phát triển bền vững.
    Du li ̣ch cộng đồng ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới . Thông qua
    các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế
    giới, nhâ ̣n thức về mô ̣t phương thức du li ̣ch có trách nhiê ̣m với môi trường, có
    tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng đã xuất
    hiê ̣n ta ̣i Viê ̣t Nam dưới các hình thức du li ̣ch tham quan , tìm hiểu với những
    tên go ̣i như: du li ̣ch sinh thái, du li ̣ch cô ̣ng đồng, du li ̣ch thiên nhiên .
    DLCĐ xã Quỳnh Sơn bước đầu đãvđi vào hoạt động. Đây là một mô
    hình mới mở ra cho huyện Bắc Sơn khai thác thế mạnh phát triển ngành du
    lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững, huy
    động cộng đồng xã hội tham gia đắc lực vào công tác du lịch của địa phương.
    Quỳnh Sơn không chỉ có cảnh đẹp, với những cung đường mây trắng mà nơi
    đây còn có hệ thống hang động kỳ thú. Khám phá DLCĐ ở Quỳnh Sơn là dịp
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2
    để du khách chinh phục những tuyến điểm du lịch hấp dẫn, những bản làng
    văn hóa, những phiên chợ vùng cao.
    Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được thì còn tồn tại nhiều khó
    khăn cũng như hạn chế phải khắc phục. Vì vậy, cần có sự nỗ lực của các cấp
    ủy, chính quyền và nhân dân nơi đây để sản phẩm du lịch và chất lượng phục
    vụ ngày một tốt hơn.
    Trong cách đặt vấn đề nói trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu cho luận
    văn thạc sĩ địa lí với đề tài: “ Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã Quỳnh
    Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”
    Đề tài được sự hưỡng dẫn khoa học của TS. Vũ Như Vân, sự giúp đỡ
    của các thầy cô khoa Địa lý Trường ĐHSP Thái Nguyên, sự hỗ trợ nhiệt tình
    và có hiệu quả của các ban ngành thuộc UBND xã Quỳnh Sơn, của phòng
    nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bắc Sơn.
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Hoạt động DLCĐ nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước bằng
    việc đề ra các chính sách, các quy hoạch phát triển nhằm xây dựng ngành du
    lịch nói chung và DLCĐ thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tăng trưởng
    và phát triển kinh tế nhanh và bền vũng. Đó là : Luật Du lịch Việt Nam năm
    2005 [3], Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
    nhìn đến năm 2030 [4]. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMN
    phía Bắc đến năm 2020 [2].
    Trên mang internet có thể tìm thấy 493 000 WEBSSITES về phát triển
    du lịch cộng đồng. Quan trọng và thiết thực cho nghiên cứu đề tài là Tài liệu
    hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng của Quỹ Châu Á & Viện Nghiên cứu
    phát triên nông thôn và ngành nghề ở Việt Nam (NT&NN). [6].
    Nguồn thông tin tư liệu thứ cấp khá phong phú cho triển khai đề tài. Đó
    là: Địa lý du lịch Việt Nam, [9]; Địa lý du lịch cộng đồng : Lý thuyết và vận
    dụng [5]. Nhập môn khoa học du lịch, [8], Du lịch sinh thái - những vấn đề lý
    luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, [4].
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3
    Đề tài tiếp cận trực tiếp nhiều nguồn thông tin tư liệu về DLCĐ địa
    phương với giá trị kép vừa sơ cấp vừa thứ cấp. Đó là các văn bản pháp lí về
    quy hoạch xây dựng làng văn hóa DLCĐ xã Quỳnh Sơn gồm: Báo cáo số
    44/BC – TTXTDL ngày 26/07/2010 của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng
    Sơn v/v Khảo sát xây dựng tuyến du lịch văn hóa lịch sử huyện Bắc Sơn và
    vùng phụ cận; Công văn số 48/TTXTDL ngày 30/07/2010 của Trung tâm xúc
    tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn v/v Tiếp tục triển khai nội dung xây dựng mô hình
    làng văn hóa DLCĐ xã Quỳnh Sơn; Quyết định số 50/QĐ – UBND ngày
    28/06/2013 của Ủy ban nhân dân xã Quỳnh Sơn v/v Ban hành Quy ước hoạt
    động DLCĐ xã Quỳnh Sơn - huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn; Thông báo số
    12/TB- UBND ngày 03/08/2010 của UBND xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn
    v/v Thông báo các hộ gia đình là điểm lưu trữ du lịch tại làng văn hóa DLCĐ
    xã Quỳnh Sơn – Bắc Sơn; Quyết định số 52/QĐ – TTXTDL ngày 09/08/2010
    của Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn v/v Hỗ trợ kinh phí hộ gia đình
    làm cơ sở lưu trú DLCĐ tại làng văn hóa du lịch xã Quỳnh Sơn – Bắc Sơn;
    Thông báo số 01/UBND – BQL ngày 28/06/2013 của Ban quản lý DLCĐ xã
    Quỳnh Sơn v/v Quy trình hưỡng dẫn thực hiện cung ứng dịch vụ và quản lý
    hoạt động DLCĐ; Báo cáo số 02/BC – BQL ngày 23/06/2014 của Ban quản
    lý DLCĐ xã Quỳnh Sơn v/v Đánh giá tổng kết 3 năm triển khai mô hình làng
    văn hóa DLCĐ xã Quỳnh Sơn. Định hướng phát triển trong thời gian tới; Báo
    cáo số 28/BC – UBND ngày 04/07/2013 của UBND xã Quỳnh Sơn v/v Thực
    trạng mô hình làng văn hóa DLCĐ tại xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn và định
    hướng phát triển năm 2013 và những năm tiếp theo. [1], [11], [12], [13], [14],
    [15], [16], [17].
    Là người con của quê hương Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh
    Sơn, đồng thời gia đình cũng được đăng ký trực tiếp tham gia Chương trình
    DLCĐ của địa phương, cá nhân tôi có cơ hội trải nghiệm hoạt động DLCĐ của
    địa phương. Cũng có thể xem đây là nguồn tư liệu sơ cấp vô cùng quý giá.
    Tuy nhiên, thực tế phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn cung bộc lộ nhiều
    vấn đề, nhiều văn bản hưỡng dẫn, nhiều giải pháp được đề ra, nhận nhiều sự
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4
    quan tâm giúp đỡ của chính nquyền, đầu tư vật chất của các hộ gia đình cũng
    khá lớn, nhưng hiệu quả kinh tế còn thấp, sức hấp dẫn khách du lịch chưa cao,
    sự tác động đến xây dựng nông thôn mới chưa rõ nét. Tất cả những tồn tại và
    thách thức đó đặt ra trước đề tài nghiên cứu nhiều vấn đề, nhưng quan trọng
    hơn cả vẫn là kiến nghị đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn, hướng tới phát triển
    bền vững.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    3.1. Mục tiêu
    Tìm hiểu các điều kiện phát triển loại hình DLCĐ tại xã Quỳnh Sơn,
    huyện Bắc Sơn nhằm tạo nên một loại hình du lịch hấp dẫn tại tỉnh Lạng Sơn,
    góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương
    3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài tập trung giải quyết một số
    nhiệm vụ sau:
    - Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch DLCĐ ở Việt Nam
    và tỉnh Lạng Sơn.
    - Tìm hiểu và bứớc đầu đánh giá các điều kiện phát triển loại hình du lịch
    cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn.
    - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác một cách có hiệu quả các
    điều kiện phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc
    Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Về địa bàn: tiến hành nghiên cứu về DLCĐ trên phạm vi lãnh thổ xã
    Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu về DLCĐ xã Quỳnh Sơn,
    huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn từ giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến
    năm 2020.



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    5.1 Quan điểm
    Quan điểm lãnh thổ: Đối tượng nghiên cứu nằm trong một lãnh thổ
    nhất định và có những biến đổi nhất định. Do vậy, khi nghiên cứu đề tài cần
    dựa trên quan điểm này để phân tích các đặc điểm gắn liền với lãnh thổ đó, nó
    có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ở
    xã Quỳnh Sơn.
    Quan điểm tổng hợp: Các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và các điều
    kiện kinh tế - xã hội tác động đến việc hình thành làng văn hóa DLCĐ có tác động
    qua lại với nhau để tạo nên mô hình làng văn hóa DLCĐ. Vận dụng quan điểm
    này để xem xét tất cả các nguồn lực phát triển du lịch ở xã Quỳnh Sơn.
    Quan điểm lịch sử, viễn cảnh: Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng
    có quá trình vận động lâu dài theo thời gian, các tài nguyên du lịch tác động
    đến việc hình thành làng văn hóa DLCĐ. Vận dụng quan điểm này để thấy
    được hiện trạng phát triển khi triển khai mô hình làng văn hóa DLCĐ Quỳnh
    Sơn trong 4 năm qua. Qua đó thấy được những điểm đã đạt được cần phát huy
    cũng như những điểm chưa đạt được cần phải khắc phục trong thời gian tới
    đồng thời định hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
    Quan điểm hệ thống: Vận dụng quan điểm này làm cho việc phân tích,
    đánh giá một lãnh thổ được khách quan, khoa học và qua đó hiểu được những
    quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống và giữa các
    hệ thống với nhau.
    Quan điểm sinh thái: DLCĐ là hình thức du lịch có sự gắn bó mật thiết
    với các điều kiện tự nhiên. Các nhân tố tự nhiên như phong cảnh đẹp, khí hậu
    mát mẻ, hệ thống hang động kỳ thú là những yếu tố tự nhiện góp phần làm
    nên nét đẹp khi du lịch ở Bắc Sơn.
    Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển bền vững trở thành thuật
    ngữ phổ biến trong những năm gần đây, sự phát triển nhằm mục tiêu đạt được
    sự phát triển cân bằng, ổn định và lâu dài.
    5.2 Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập tài liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng, việc
    thu thập tài liệu có thể từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ các phòng
    ban, cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, địa phương và các nguồn tài tài
    liệu khác như trên báo trí
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6
    Phương pháp điều tra thực địa: Đây là phương pháp chính để lấy được
    thông tin cần thiết một cách khách quan nhất. Gồm trao đổi phỏng vấn với các
    vị lãnh đạo ban ngành liên quan của xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn và phỏng
    vấn các hộ gia đình làm DLCĐ cũng như những người dân khác ở trong làng
    về DLCĐ.
    Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã đi thực địa tại xã Quỳnh Sơn,
    huyện Bắc Sơn tôi đã thu thập được nhiều thông tin bổ ích. Phương pháp này
    giúp tác giả tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá
    một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Các
    hoạt động chính trong tiến hành phương pháp này là: Quan sát, mô tả, điều
    tra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim, gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa
    phương, các ban quản lý tài nguyên, các cơ sở quản lý chuyên ngành ở địa
    phương và cộng đồng sở tại.
    Phương pháp bản đồ và GIS: Đây là phương pháp đặc trưng của địa lí,
    sử dụng phần mềm mapinfo để xử lí số liệu thống kê, thành lập cơ sở dữ liệu
    để xây dựng các bản đồ chuyên đề minh chứng cho nội dung của đề tài.
    Phương pháp dự báo: Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại lãnh thổ tiến
    hành đưa ra các dự báo về tiềm năng, những khó khăn trong quá trình phát
    triển mô hình làng DLCĐ để từ đó có hướng điều chỉnh hay khắc phục.
    6. Một số đóng góp của đề tài
    Hệ thống hóa về lí luận và thực tiễn phát triển DLCĐ cộng đồng trong
    thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; vận dụng trong
    nghiên cứu phát triển phù hợp với điều kiện miền núi và vùng dân tộc khó
    khăn ở huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
    quả DLCĐ theo hướng phát triển xanh và bền vững.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc
    của luận văn gồm 3 chương :
    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về DLCĐ
    Chương 2: Hiện trạng phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc
    Sơn, tỉnh Lạng Sơn
    Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển DLCĐ xã Quỳnh Sơn
    8. Từ khoá
    Du lịch cộng đồng / Du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn, Bắc Sơn
     
Đang tải...