Luận Văn Nghiên cứu Động cơ thành đạt của thanh niên cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Phần 1: Mở đầu . 1
    1. Lý do chọn đề tài 3
    2. Mục đích nghiên cứu . 3
    3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    Phần 2: Nội dung . 5
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về ĐCTĐ của TN 5
    1.1. Những vấn đề lý luận chung về ĐCTĐ 5
    1.1.1. Tổng quan những nghiên cứu về ĐCTĐ . 5
    1.1.2. Khái niệm động cơ và ĐCTĐ . 10
    1.1.3. Sự hình thành và phát triển của ĐCTĐ 15
    1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐCTĐ . 18
    1.1.5. Những phương pháp đo đạc ĐCTĐ 25
    1.2. Những vấn đề lý luận chung về TN 29
    1.2.1. Khái niệm TN . 29
    1.2.2. Những đặc điểm chung của TN . 30
    1.3. Một số khái niệm khác có liên quan đến đề tài . 38
    Kết luận chương 1 . 38
    Chương 2. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 40
    2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát 40
    2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu . 40
    2.3. Mô tả quá trình nghiên cứu 41
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 42
    2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 42
    2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 42
    Kết luận chương 2 . 46
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn 47
    3.1. Đánh giá chung về ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn
    quận Liên Chiểu . 47
    3.1.1. Mức độ biểu hiện ĐCTĐ của TN cư trú trên
    địa bàn quận Liên Chiểu . 47
    3.1.2. ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu . 49
    3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCTĐ của TN cư trú trên
    địa bàn quận Liên Chiểu 53
    3.2.1. Nhu cầu thành đạt 53
    3.2.2. Sự lo sợ thất bại 56
    3.2.3. Quan niệm về sự thành đạt . 60
    3.2.4. Yếu tố môi trường 68
    3.2.5. Các phẩm chất, đặc điểm nhân cách . 78
    Kết luận chương 3 81
    Phần 3: Kết luận và kiến nghị . 82
    1. Kết luận 82
    2. Kiến nghị . 84
    Danh mục tài liệu tham khảo 86
    Phụ lục







    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    [TABLE="width: 573"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Từ viết tắt
    [/TD]
    [TD]Từ viết tắt đầy đủ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]ĐCTĐ
    [/TD]
    [TD]Động cơ thành đạt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]NCTĐ
    [/TD]
    [TD]Nhu cầu thành đạt
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]MĐLSTB
    [/TD]
    [TD]Mức độ lo sợ thất bại
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]TN
    [/TD]
    [TD]Thanh niên
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]ĐTB
    [/TD]
    [TD]Điểm trung bình
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]TB
    [/TD]
    [TD]Thứ bậc
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]MQTN
    [/TD]
    [TD]Số người lựa chọn mức độ quan trọng nhất
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]Nxb
    [/TD]
    [TD]Nhà xuất bản
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]SL
    [/TD]
    [TD]Số lượng
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]















    DANH MỤC CÁC BẢNG
    [TABLE="width: 584"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên bảng
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1
    [/TD]
    [TD]Đặc điểm khách thể nghiên cứu (phân bố theo các tiêu chí)
    [/TD]
    [TD]41
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1
    [/TD]
    [TD]Một số nét về điểm ĐCTĐ của các khách thể nghiên cứu.
    [/TD]
    [TD]47
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2
    [/TD]
    [TD]Nhóm khách thể phân theo thứ bậc của ĐCTĐ
    [/TD]
    [TD]48
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3
    [/TD]
    [TD]Những động lực thôi thúc TN làm việc
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4
    [/TD]
    [TD]Đánh giá của nam và nữ TN về những động lực thôi thúc TN làm việc
    [/TD]
    [TD]51
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.5
    [/TD]
    [TD]Một số nét về điểm NCTĐ của khách thể nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.6
    [/TD]
    [TD]Nhóm khách thể phân theo thứ bậc của NCTĐ
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.7
    [/TD]
    [TD]So sánh NCTĐ của nhóm 1 và nhóm 3
    [/TD]
    [TD]55
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.8
    [/TD]
    [TD]Tương quan giữa ĐCTĐ và NCTĐ của các nhóm khách thể
    [/TD]
    [TD]56
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.9
    [/TD]
    [TD]Một số nét về điểm MĐLSTB của khách thể nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]57
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.10
    [/TD]
    [TD]Nhóm khách thể phân theo thứ bậc của MĐLSTB
    [/TD]
    [TD]57
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.11
    [/TD]
    [TD]So sánh MĐLSTB của nhóm 1 và nhóm 3
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.12
    [/TD]
    [TD]Tương quan giữa ĐCTĐ và ĐCNTTB của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu
    [/TD]
    [TD]59
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.13
    [/TD]
    [TD]Quan niệm về sự thành đạt của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu
    [/TD]
    [TD]60
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.14
    [/TD]
    [TD]Quan niệm về sự thành đạt của nhóm có ĐCTĐ cao và nhóm có ĐCTĐ thấp
    [/TD]
    [TD]63
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.15
    [/TD]
    [TD]Quan niệm về sự thành đạt của nam và nữ TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu
    [/TD]
    [TD]64
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.16
    [/TD]
    [TD]Quan niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành đạt
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.17
    [/TD]
    [TD]Vai trò của thực tiễn xã hội trong việc khuyến khích con người vươn tới sự thành đạt
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.18

    [/TD]
    [TD]Đánh giá của TN về giá trị của một số yếu tố môi trường đến việc kích thích tính tích cực vươn lên trong công việc
    [/TD]
    [TD]71
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC CÁC BẢNG
    (Tiếp theo)

    [TABLE="width: 584"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên bảng
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.19
    [/TD]
    [TD]Đánh giá của nam và nữ TN về giá trị của một số yếu tố môi trường đến việc kích thích tính tích cực vươn lên trong công việc
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.20
    [/TD]
    [TD]Đánh giá của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu về vai trò của các mối quan hệ xã hội tới việc khuyến khích tính tích cực trong công việc
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.21
    [/TD]
    [TD]So sánh đánh giá của nam và nữ TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu về vai trò của các mối quan hệ xã hội tới việc khuyến khích tính tích cực trong công việc
    [/TD]
    [TD]76
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.22
    [/TD]
    [TD]Vai trò của một số đặc điểm nhân cách đến ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu
    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.23
    [/TD]
    [TD]Đánh giá của nam và nữ TN về vai trò của một số đặc điểm nhân cách đến ĐCTĐ
    [/TD]
    [TD]80
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    [TABLE="width: 584"]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên biểu đồ
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1
    [/TD]
    [TD]Mức độ biểu hiện ĐCTĐ của nam và nữ TN
    [/TD]
    [TD]48
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2
    [/TD]
    [TD]NCTĐ của nam và nữ TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3
    [/TD]
    [TD]Mức độ biểu hiện MĐLSTB của nam và nữ TN
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]








    Phần 1: Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài
    Hoạt động của con người là hoạt động có đối tượng, có ý thức. Hoạt động đó luôn được thúc đẩy bởi những động cơ nhất định. Đó là những động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người. C. Mác đã khẳng định: “con người ta sẽ không làm bất cứ điều gì, nếu nó không liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ”. Các động cơ không chỉ định hướng, thúc đẩy hoạt động của con người mà còn làm cho hành vi, hoạt động của con người mang một ý nghĩa chủ quan, cá nhân. Nhìn bề ngoài, cũng một hành vi, hành động giống nhau nhưng lại mang những động cơ khác nhau, thậm chí đối lập nhau và tất nhiên phải được đánh giá khác nhau. Trong hệ thống động cơ của con người, ĐCTĐ giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy con người nỗ lực vươn tới những thành công.
    TN là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII về công tác TN trong thời kỳ mới đã khẳng định: “TN là lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng TN, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ TN”. Lứa tuổi TN là lực lượng hậu bị của đất nước. Đây là độ tuổi mà mỗi cá nhân khởi đầu quá trình thực sự chủ động và tích cực tham gia vào đời sống xã hội hoặc đã trải qua quá trình đó chưa lâu về mặt thời gian. Hoạt động chủ đạo của TN là học tập. Nếu như động cơ nảy sinh, hình thành trong hoạt động sống của cá nhân thì ĐCTĐ của TN được nảy sinh, hình thành, phát triển trong chính quá trình TN tiến hành hoạt động học tập, lao động.
    Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường. Để đáp ứng sự phát triển của đất nước trong tình hình kinh tế, chính trị - xã hội như hiện nay, TN cần phải có trình độ cao, năng động, luôn đổi mới và có hoài bão, có khát vọng vươn lên. Đồng thời, bối cảnh kinh tế - xã hội cũng là điều kiện khách quan thúc đẩy sự phát triển ĐCTĐ ở mỗi con người, nhất là ở TN. Tuy nhiên, trên thực tế, một bộ phận TN vẫn có tư tưởng an phận, luôn bằng lòng với những gì mình đạt được; không nỗ lực vươn lên để đạt được thành công, kết quả cao nhất trong công việc Nếu một đất nước, hay nhỏ hơn là một công ty, một cơ quan mà tập hợp nhiều người như vậy thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất, hiệu quả công việc, sẽ kìm hãm sự phát triển. Mặt khác, cùng với những nét đặc thù của tâm lý lứa tuổi thì tính chất khởi đầu của giai đoạn này đã làm cho nhu cầu tự khẳng định bản thân trong cộng đồng được phần lớn TN ý thức rất rõ và mong muốn được đáp ứng nó ở TN cũng rất lớn. Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều nhà quản lý trong các tổ chức, cơ quan nơi TN làm việc chưa hiểu rõ đặc điểm tâm lý này của họ, chưa tin tưởng họ và chưa có biện pháp tâm lý khích lệ họ nên một số TN không có sự nỗ lực phấn đấu trong công việc. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tích cực hóa hơn nữa ĐCTĐ của TN, để làm được điều đó, nhất thiết phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn nữa về loại động cơ này.
    Việc nghiên cứu ĐCTĐ của TN không chỉ có ý nghĩa lý luận mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn, bởi vấn đề động cơ nói chung và ĐCTĐ nói riêng giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nhân cách, là cơ sở để lý giải các lực thúc đẩy hành vi con người. Nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện, có hệ thống về ĐCTĐ của TN sẽ cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này, từ đó có thể đề ra những hướng phát triển phù hợp cho TN trong hoạt động học tập và lao động của họ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ĐCTĐ ở lứa tuổi TN của Việt Nam hiện nay chưa nhiều. Các nghiên cứu chỉ mới chỉ ra một số đặc điểm của ĐCTĐ, các yếu tố ảnh hưởng mà ít quan tâm đến sự khác nhau của ĐCTĐ trên cơ sở giới tính; mối tương quan giữa ĐCTĐ với nhu cầu thành đạt, với và MĐLSTB.
    Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của khu vực miền Trung. Đây là nơi đào tạo, chuẩn bị lực lượng lao động cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Quận Liên Chiểu là trung tâm điển hình cho sự khác biệt về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của TN vì ở đây tập trung một số lượng lớn TN đang sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, trên địa bàn quận Liên Chiểu nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung hầu như chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất những khuyến nghị cần thiết để tích cực hóa ĐCTĐ của TN.
    3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    3.3.1. Nội dung:
    - Nghiên cứu mức độ biểu hiện của ĐCTĐ của TN, sự khác nhau về mức độ biểu hiện của ĐCTĐ trên cơ sở giới tính.
    - Tìm hiểu mối tương quan giữa ĐCTĐ với NCTĐ và sự lo sợ thất bại.
    - Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng tới ĐCTĐ của TN.
    3.3.2. Thời gian: Từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 5 năm 2009
    3.3.3. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 5 phường thuộc quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
    4. Giả thuyết khoa học
    - ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu nhìn chung ở mức độ trung bình.
    - ĐCTĐ của TN chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như NCTĐ, sự lo sợ thất bại, quan niệm về sự thành đạt trong cuộc sống, một số đặc điểm nhân cách, môi trường trong đó, NCTĐ và sự lo sợ thất bại có mối tương quan chặt chẽ với ĐCTĐ.
    - Có sự khác nhau giữa các nhóm khách thể về mức độ biểu hiện ĐCTĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu lý luận về vấn đề ĐCTĐ của TN, xây dựng cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện đề tài.
    5.2. Xác định và đánh giá mức độ biểu hiện của ĐCTĐ, tìm hiểu mối quan hệ giữa ĐCTĐ và NCTĐ, MĐLSTB; tìm hiểu sự khác nhau của ĐCTĐ giữa các nhóm khách thể; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCTĐ của TN cư trú trên địa bàn quận Liên Chiểu. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của đề tài.
    5.3. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực tiễn đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm góp phần tích cực hóa ĐCTĐ của TN.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    6.2.1. Phương pháp trắc nghiệm.
    6.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
    6.2.3. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
    6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...