Thạc Sĩ Nghiên cứu đối chiếu phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3. Lịch sử vấn đề
    3.1 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ngôn ngữ học
    3.2 Phạm trù “thời” và “thể” trong các nghiên cứu ứng dụng giảng dạy tiếng Hàn
    4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
    5. Đối tượng, phạm vi và cứ liệu nghiên cứu
    6. Đóng gớp của luận án
    7. Cấu trúc của luận án

    NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN
    1.1 Cơ sở lí luân chung về các phương thức biểu hiện thời gian trong ngôn ngữ
    1.1.1 Nhận xét chung
    1.1.2 Thời gian ngữ pháp
    1.1.3 Vấn đề thời và thể trong tiếng Hàn và tiếng Việt
    1.2 Các phạm trù ngữ pháp liên quan đến thời gian
    1.2.1 Về phạm trù “thời”
    1.2.2 Về phạm trù “thể”
    1.3 Vấn đề thời gian ngữ pháp trong tiếng Hàn và tiếng Việt
    1.3.1 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Hàn
    1.3.2 Thời gian ngữ pháp trong tiếng Việt
    1.4 Tiểu kết chương 1

    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN
    2.1 Nhận xét chung
    2.2 Hình thái tố chỉ thời gian trong tiếng Hàn
    2.2.1 Hình thái tố ở biểu thức kết thúc
    2.2.2 Hình thái tố ở biểu thức liên kết câu
    2.2.3 Hình thái tố ở biểu thức định từ
    2.3 Các hình thái tố chỉ thể
    2.3.1 Vấn đề các hình thái tố chỉ thể
    2.3.2 Thể hoàn thành
    2.3.3 Thể tiếp diễn
    2.3.4 Thể dự đoán
    2.4 Tiểu kết chương 2

    CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DIỄN ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT
    3.1 Đặt vấn đề
    3.2 Một số vấn đề về phương thức biểu đạt thời gian trong tiếng Việt
    3.2.1 “Đã”, “đang”, “sẽ” với phương thức biểu đạt ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt
    3.2.2 Về “đã”
    3.2.3 Về “đang”
    3.2.4 Về “sẽ”
    3.2.5 Nhận xét
    3.3 Đối chiếu phương thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt : Khảo sát trường hợp
    3.3.1 Sự khác biệt về đặc điểm loại hình giữa tiếng Hàn và tiếng Việt liên quan đến khảo sát
    3.3.2 Đối chiếu cách dịch thời quá khứ, hiện tại, tương lai trong tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại
    3.4 Một số kết quả đối chiếu
    3.4.1 Ở thời quá khứ
    3.4.2 Ở thời hiện tại
    3.4.3 Ở thời tương lai
    3.5 Tiểu kết chương 3

    CHƯƠNG 4 : NHỮNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA THỜI GIAN TRONG TIẾNG HÀN CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
    4.1 Giới hạn vấn đề khảo sát
    4.2 Cơ sở lí thuyết của phân tích lỗi
    4.3 Phân tích lỗi
    4.3.1 Phân tích lỗi trên văn bản viết
    4.3.2 Phân tích lỗi trên phiếu điều tra
    4.4 Khái quát kết quả phân tích các nhóm lỗi
    4.4.1 Nhóm lỗi do lược bỏ hình thái tố thời gian
    4.4.2 Nhóm lỗi do dùng thừa hình thái tố thời gian
    4.4.3 Nhóm lỗi do dùng lẫn lộn các hình thái tố
    4.4.4 Nhóm lỗi do đặc trưng của tiếng Hàn
    4.5 Đề xuất phương pháp dạy và học phương thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn cho người Việt
    4.5.1 Vấn đề nội dung giảng dạy
    4.5.2 Vấn đề phương pháp giảng dạy và đề xuất giáo án
    4.6 Tiểu kết chương 4
    KẾT LUẬN CHUNG144
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
    1) Cùng với không gian làm trục hoành, thời gian làm trục tung trên tọa độ trong đời sống của con người mọi ngôn ngữ đều có các phạm trù không gian, thời gian và những phương tiện biểu hiện tương ứng. Đó có thể là phương tiện từ vựng hoặc phương tiện ngữ pháp. Có thể nói ngôn ngữ nào cũng sử dụng một lớp từ vựng nhằm định vị không gian và thời gian trong các tình huống giao tiếp. Đây là một điểm chung của các ngôn ngữ. Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa chúng là phương thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sẵn có trong chức năng biểu thị không gian, và thời gian. Thực vậy có ngôn ngữ ưu tiên các phương tiện từ vựng, ít sử dụng các yếu tố khác. Ngược lại có ngôn ngữ khai thác tối đa các hình thái động từ, hoặc các hình thái tố kết hợp với vị từ để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp liên quan đến thời gian một cách rất tinh tế. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự khác biệt trong tri nhận về thời gian, từ đặc điểm tư duy và từ văn hoá giao tiếp của các dân tộc. Tiếng Hàn và tiếng Việt là ví dụ điển hình minh hoạ cho nhận định trên.
    Thực vậy điểm chung của hai ngôn ngữ này là đều áp dụng phương thức biểu thị thời gian theo sự phân chia truyền thống là quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng một trong những sự khác biệt nổi trội giữa chúng bắt nguồn từ đặc điểm loại hình của chúng. Tiếng Hàn thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính tiêu biểu, trong khi đó tiếng Việt là ví dụ điển hình của loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trong tiếng Hàn, sự hiện diện của các hình thái tố biểu hiện thời và thể, như ~ (으)ㄴ/ ~ 는/ ~ (으)ㄹ/ ~었/~겠 /~ㄹ 것 là bắt buộc trong mọi trường hợp. Đây là một quy tắc ngữ pháp chặt chẽ, áp dụng đối với mọi trường hợp sử dụng. Ngược lại trong tiếng Việt các hư từ biểu hiện thời gian như đã, đang, sẽ được sử dụng một cách linh hoạt, tuỳ thuộc. Nói cách khác, các từ này có thể xuất hiện, hoặc vắng mặt trong phát ngôn. Sự tuỳ thuộc này do nhiều yếu tố chi phối mà chúng tôi sẽ phân tích sâu trong luận án. Đây là điểm khác biệt rất đáng chú ý dẫn đến nhiều hệ quả quan trọng đối với việc dạy
    2
    học tiếng Hàn như một ngoại ngữ và dịch thuật. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đối chiếu nào mang tính hệ thống, nêu bật sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Hàn-Việt trong cách biểu thị thời gian. Rõ ràng với mục đích phục vụ cho giảng dạy và dịch thuật, nghiên cứu phương tiện biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt là một nhiệm vụ cấp thiết.
    2) Xét trên phương diện đối chiếu ngôn ngữ Hàn-Việt nói chung và vấn đề biểu hiện thời gian trong đề tài của chúng tôi nói riêng, có thể nhận thấy những điểm sau.
    Trên phương diện ngôn ngữ học ứng dụng, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập, các nhà giáo học pháp ngoại ngữ cần phải dựa vào kết quả của các công trình đối chiếu ngôn ngữ nhằm dự báo những khó khăn của người học ở những nội dung, những hiện tượng ngữ pháp có sự khác biệt rất lớn giữa các ngôn ngữ, để từ đó xác định những chiến lược sư phạm phù hợp, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tiếp thu ngoại ngữ của người học nói chung và của sinh viên tiếng Hàn nói riêng. Những công trình nghiên cứu ngôn ngữ đối chiếu hướng đến những ứng dụng vào dạy và học ngoại ngữ như vậy là rất cần thiết.
    3) Trước xu hướng hợp tác quốc tế nói chung và giao lưu giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc nói riêng, nhu cầu học tập và nghiên cứu ngoại ngữ tiếng Hàn đang tăngcao. Hơn bao giờ hết giảng viên và sinh viên cần được tham khảo những công trình nghiên cứu mang giá trị ứng dụng trong học tập và nghiên cứu tiếng Hàn. Hiện nay, ở Việt Nam đã có 11 trường Đại học tổ chức đào tạo, giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc, ở Hàn quốc cũng có 5 trường đại học thành lập khoa tiếng Việt và tổ chức giảng dạy ngành Việt ngữ học. Những năm đầu, hàng năm, cả nước chỉ có 100 sinh viên ngành tiếng Hàn được tuyển vào hệ đào tạo chính quy thì giờ đây, số lượng sinh viên chính quy mỗi năm đã tăng lên đến gần 1.000 người. Sinh viên ngành tiếng Hàn ở các trường đào tạo chính quy khi tốt nghiệp ra trường đều tìm được việc làm theo đúng chuyên môn được đào tạo.
    3
    “Hàn Quốc” và “tiếng Hàn Quốc” đã trở thành những cụm từ quen thuộc với người dân Việt Nam. Đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam tiếp tục được mở rộng. Theo số liệu thống kê của Cục xúc tiến thương mại, hiện nay Hàn Quốc đang là quốc gia dẫn đầu trong đầu về số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam (với 3250 dự án) và là quốc gia đứng thứ tư về tổng số vốn đầu tư. Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ nhất trong số các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển (ODA) của Hàn Quốc. Giao lưu giữa nhân dân hai nước Hàn-Việt cũng phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12 năm 2012 thì có khoảng 100.000 người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh và lân cận là 85 nghìn người, tại Hà Nội và vùng ngoại vi khoảng 15 nghìn người). Ngược lại, cũng có 120.468 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Tổng cục du lịch Hàn Quốc cũng cho biết, chỉ năm 2012 đã có 700.917 người Hàn Quốc đến du lịch ở Việt Nam và 32.141 người Việt Nam đến thăm Hàn Quốc. Mỗi tuần có 182 chuyến bay qua lại giữa hai nước, và Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ nhất về lượng khách du lịch đến thăm Việt Nam. Vì thế, số người đã, đang học tiếng Hàn và số người mong muốn sẽ học tiếng Hàn để phục vụ cho công việc, sinh hoạt, làm việc, sinh sống tăng lên nhanh chóng khiến cho các cơ sở đào tạo tiếng Hàn quốc cũng phát triển rất nhanh. Bên cạnh các trường đào tạo chính quy, số các trung tâm ngoại ngữ lớn nhỏ tổ chức giảng dạy tiếng Hàn đã tăng đến mức khó để đưa ra được một thống kê chính xác.
    Trong bối cảnh trên nhu cầu học tiếng Hàn là rất lớn nhưng tất cả các học viên đều khẳng định “tiếng Hàn rất khó”. Khó khăn của việc học ngoại ngữ này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do như sự khác biệt về văn hoá, lối sống, cách tư duy, và môi trường xã hội .v.v. Nhưng theo chúng tôi, khó khăn đầu tiên và căn bản nhất xuất phát từ sự khác biệt về đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Thực vậy sinh viên nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, đại diện tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn lập, khi tiếp xúc với tiếng Hàn đại diện điển hình của loại hình ngôn ngữ chắp dính, phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự khác biệt ngôn ngữ gây ra.
    4
    Nhằm góp phần giúp sinh viên Việt Nam khắc phục những khó khăn khi học tiếng Hàn, chúng tôi tập trung “Nghiên cứu đối chiếu phương thức biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt” với mục tiêu chính là mô tả hệ thống biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn, xác định những phương thức biểu hiện thời gian tương đương trong tiếng Việt, phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa phương thức biểu hiện thời gian trong hai ngôn ngữ; từ đó nhấn mạnh các điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy và học tập cũng như trong quá trình dịch thuật từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại. Chúng tôi cũng hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp đáng kể trên bình diện lý luận ngôn ngữ nói chung và trên bình diện ứng dụng vào giảng dạy tiếng Hàn nói riêng.
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của luận án này là thông qua nghiên cứu theo hướng đối chiếu phương thức biểu thị thời gian trong tiếng Hàn và Việt, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của phương thức biểu hiện thời gian trong các ngôn ngữ đối chiếu trong chức năng phản ánh đặc trưng tư duy văn hóa dân tộc.
    Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau.
    2.2 Nhiệm vụ của luận án
    1) Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    2) Tổng quan tình hình nghiên cứu về biểu hiện thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
    3) Tập trung khảo sát một trong những phương thức biểu hiện thời gian là thời và thể động từ trong tiếng Hàn và đối chiếu với tiếng Việt nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.
    4) Đề xuất một số ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giảng dạy thời và thể động từ tiếng Hàn cho sinh viên Việt Nam trên cơ sở phân tích lỗi sử dụng động từ của sinh viên và đề xuất phương pháp khắc phục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...