Tài liệu Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua Đoàn Thị thực lục

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua Đoàn Thị thực lục

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XVIII, Đoàn Thị Điểm được đánh giá cao: “là một người có kỳ tài trong văn nữ giới” [SUP](27)[/SUP], là “người nổi tiếng hay chữ” [SUP](39)[/SUP]
    Riêng bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành được khẳng định “ là áng văn hay nổi tiếng không nhường Truyện Kiều, được phổ biến sâu rộng hơn cả giai tác Nguyễn Du” (Nguyễn Thạch Giang – Chinh phụ ngâm diễn ca).
    Nhà phê b́nh văn học Đặng Thai Mai trong Giảng văn Chinh phụ ngâm đă viết “ Sự thực th́ hai trăm năm sau khi tập CHINH PHỤ NGÂM đă được viết bằng chữ Hán và phu diễn vào trong h́nh thức Việt văn của nó, người ta chỉ biết có một bài Chinh phụ, người ta chỉ nhớ đến một khúc ngâm chinh phụ ; ấy là tập CHINH PHỤ NGÂM của Đoàn Thị Điểm.”
    Kể cả tác phẩm Truyền kỳ tân phả bằng Hán văn của bà cũng rất nổi tiếng, được Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí khen là: “Lời văn hoa mỹ dồi dào”.
    Không những thế, lại có rất nhiều giai thoại văn học xung quanh cuộc đời nữ sỹ tài hoa này, như Đoàn Thị Điểm ngoài việc xướng họa với cha và anh “kể có hàng chục, hàng trăm bài”, bà c̣n xướng họa với nhiều danh sỹ đương thời, đă từng làm cho “sứ giả Trung Quốc” lúng túng bằng những câu đối sắc sảo, và đă đánh bại Trạng Quỳnh (Nguyễn Quỳnh, đỗ Hương cống thời Lê mạt) trong nhiều lần đối đáp, khiến h́nh ảnh bà càng trở nên hấp dẫn trên văn đàn Việt Nam.
    Thế nhưng đến nay vẫn c̣n một số nghi vấn đặt ra xung quanh cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nữ sỹ tài hoa này. Chẳng hạn:
    - Đoàn Thị Điểm có phải là tác giả bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành hay không?
    - 6 truyện trong Truyền kỳ tân phả phải chăng đều là tác phẩm của bà?
    - Ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm và tác phẩm Truyền kỳ tân phả, liệu bà c̣n những sáng tác nào nữa không
    V́ các lẽ trên mà chúng tôi đă chọn đề tài luận văn là “Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua Đoàn Thị thực lục”, một tác phẩm do một người cháu rể của Đoàn Thị Điểm biên soạn nhằm góp phần giải quyết các tồn nghi, đẩy việc nghiên cứu về Đoàn Thị Điểm đi lên phía trước.
    2. Lịch sử vấn đề
    Liên quan tới đề tài “Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua Đoàn Thị thực lục” mà chúng tôi đă chọn, có các bài viết và các công tŕnh nghiên cứu sau đây :
    Năm 1937, có công tŕnh Chinh phụ ngâm dẫn giải của Nguyễn Đỗ Mục, trong đó tác giả cho rằng Đoàn Thị Điểm tên chính là Nguyễn Thị Điểm, em gái tiến sỹ Nguyễn Trác Luân, là người đă diễn ra quốc văn tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn bằng Hán văn.
    Tháng 1 – 1978 trên Tạp chí Văn học có đăng bài Về một cuốn Hồng Hà phu nhân di văn mới phát hiện được của tác giả Nguyễn Kim Hưng. Bài viết giới thiệu văn bản Hồng Hà phu nhân di văn mới t́m thấy.
    Tác giả Nguyễn Kim Hưng cho rằng “ Nhờ tham gia biên soạn bộ Thư mục Hán – Nôm, chúng tôi đă có điều kiện để làm việc ấy. Sau nhiều phen kiên tŕ t́m kiếm, những tưởng đă không thể t́m thấy ǵ nữa, th́ may mắn làm sao, năm 1973 chúng tôi phát hiện ra một cuốn sách nhan đề Hồng Hà phu nhân di văn nằm lẫn giữa các cuốn sách khác. Mở đọc th́ quả nhiên đây là một tuyển tập sáng tác của nữ sĩ họ Đoàn”. Và tác giả cũng cho biết nguồn tư liệu được lấy từ bộ Thư mục Hán Nôm do “Thư viện Khoa học xă hội xuất bản. Bản in rô - nê - ô ; 11 tập ; Hà Nội 1970 – 1972”. Chúng tôi lần theo sự chỉ dẫn trên để đi t́m, nhưng không hề thấy một cuốn Hồng Hà phu nhân di vănnào “nằm lẫn giữa các cuốn sách khác” như tác giả Nguyễn Kim Hưng đă nói. Vậy thực hư thế nào ? Vấn đề này sẽ được chúng tôi tŕnh bày trong chương 2, nói về vấn đề văn bản.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Từ trước đến nay, việc nghiên cứu thân thế và sự nghiệp sáng tác của Đoàn Thị Điểm thường dừng lại trên một vài tác phẩm đơn lẻ và cũng chưa đi đến sự thống nhất về danh mục tác phẩm của bà.
    Bởi vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn chúng tôi là cố gắng xác lập một danh mục đầy đủ và tương đối có hệ thống về tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, trên cơ sở kế thừa những ǵ mà người đi trước đă đạt được, cộng với các thông tin liên quan do Đoàn Thị thực lục cung cấp. Đồng thời, qua kết quả khảo sát văn bản, nêu lên một số suy nghĩ riêng của ḿnh chung quanh các vấn đề đang tồn nghi về Đoàn Thị Điểm cũng như những sáng tác của bà.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài “Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua Đoàn Thị thực lục”, đối tượng nghiên cứu của luận văn là tất cả các tư liệu trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến cuộc đời và sáng tác của Đoàn Thị Điểm.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Việc nghiên cứu văn bản chủ yếu tiến hành trong phạm vi những tác phẩm được xác định là của Đoàn Thị Điểm.
    Chúng tôi sẽ không sa đà vào những vấn đề chưa có điều kiện giải quyết triệt để, như Truyền kỳ tân phả có bao nhiêu truyện, bản dịchChinh phụ ngâm hiện hành là của ai. Trọng điểm của luận văn này là giới thiệu các tác phẩm mới phát hiện của Đoàn Thị Điểm, đặc biệt là mảng thơ, câu đối, văn tế được ghi chép trong Hồng Hà phu nhân di văn mà lâu nay ít người chú ư tới, hoặc tuy đề cập nhưng chưa có điều kiện đi sâu. Mặt khác, chúng tôi cũng bổ sung những hiểu biết mới về gia thế và cuộc đời Đoàn Thị Điểm qua nguồn tư liệu Đoàn Thị thực lục.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn này là: Phương pháp thống kê, phương pháp văn bản học Hán Nôm và phương pháp phân tích văn học.
    Phương pháp thống kê là đem những sự vật cùng trong một phạm vi tập hợp lại, sau đó phân tích chúng xem loại nào cùng một tính chất, h́nh thức, thể loại, cùng thể hiện một nội dung cần miêu tả.
    Phương pháp văn bản học Hán Nôm là xác định t́nh trạng văn bản, xác định thiện bản, các bản sao, bản in, giấy in, mầu mực, thể chữ, kỹ thuật, bảo tàng, sách cổ, xác định tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm.
    Phương pháp phân tích văn học là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, cùng nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà tác phẩm hàm chứa.
    Tuy tŕnh bày tách bạch các phương pháp nghiên cứu như trên, nhưng trong thực tế, chúng thường có mối quan hệ khăng khít với nhau và hỗ trợ cho nhau. V́ vậy luận văn sẽ vận dụng chúng một cách tổng hợp.
    6. Kết cấu luận văn
    Ngoài phần Mở đầuKết luận, Thư mục tham khảoPhụ lục. Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Xă hội Việt Nam đầu thế kỷ XVIII và thân thế Đoàn Thị Điểm
    Chương 2: Văn bản Đoàn Thị thực lục và phần chép về Hồng Hà phu nhân di văn
    Chương 3: Giá trị tư tuởng và nghệ thuật của Hồng Hà phu nhân di văn


    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1
    XĂ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XVIII
    VÀ THÂN THẾ ĐOÀN THỊ ĐIỂM
    1.1. Bối cảnh xă hội Việt Nam đầu thế kỷ XVIII
    Xă hội Việt Nam đầu thế kỷ XVIII là một xă hội mà chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng và không có lối thoát. Những mâu thuẫn chứa chất trong ḷng xă hội phong kiến đến giai đoạn này bộc lộ gay gắt và bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xă hội quyết liệt.
    Triều đ́nh phong kiến tỏ ra bất lực trước sự lớn mạnh của phong trào khởi nghĩa nông dân. Việc chống lại nghĩa quân không c̣n dễ dàng như trước, mà là một việc vô cùng gian lao và nguy hiểm. Đối với việc “tiễu phạt” nghĩa quân, các tầng lớp phong kiến có các thái độ khác nhau. Nhiều kẻ thấy rằng “tiễu phạt” không c̣n là một dịp để thăng quan tiến chức nữa. Họ đă mỏi mệt trước lực lượng đấu tranh bền bỉ của nhân dân. Đó có lẽ cũng là một trong những lư do khiến cho cuộc chiến đấu giữa nghĩa quân và quân đội họ Trịnh nhiều lần đi đến chỗ tạm hoà Nhưng mâu thuẫn giữa nhân dân và chế độ phong kiến họ Trịnh là mâu thuẫn không thể hoà giải được. V́ vậy hoà là để rồi lại chiến, và mỗi lần chiến lại làm cho hàng ngũ tướng sỹ cứ thưa dần. Ngay trong giai cấp phong kiến đă nảy ra tâm lư chán ghét chiến tranh, một thứ chiến tranh tàn phá đất nước, gieo tang tóc cho nhân dân, làm ṃn mỏi giai cấp phong kiến. Chế độ phong kiến sẽ đi đến đâu nếu giai cấp phong kiến thống trị mà đại biểu là chúa Trịnh cứ nhắm mắt làm ngơ trước yêu cầu của nhân dân, và cứ lao ḿnh vào cuộc nội chiến không có kết quả th́ chỉ làm cho nhân dân thêm mệt mỏi, cuộc sống thêm khổ cực.
    1.2 . Thân thế và sự nghiệp sáng tác của Đoàn Thị Điểm
    Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), người làng Giai Phạm (sau đổi thành làng Hiến Phạm), huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Cha là Đoàn Doăn Nghi, mẹ là Vũ thị phu nhân ; anh trai là Đoàn Doăn Luân.
    Theo Đoàn Thị thực lục (gia phả ḍng họ Đoàn) th́ họ Đoàn khởi thuỷ là họ Lê. Tổ phụ của Đoàn Thị Điểm là Lê Công Nẫm, làm quan vơ đời Lê, có quân công, được phong tước Thiêm Hào Tử, chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thái thường tự thiếu khanh. Đoàn Thị thực lục ghi: “Lê Công Nẫm là người chăm chỉ, chịu khó, nhanh nhẹn, tính t́nh thẳng thắn, điềm đạm, hết sức tận tâm với công việc, nên rất được quan trên tin dùng. Và v́ vậy mà ông đă tiến nhanh trên con đường làm quan”.
    Con Lê Công Nẫm là Công Vị ; con Công Vị là Doăn Nghi.
    Doăn Nghi mồ côi cha từ nhỏ, được mẹ chăm lo cho sự học hành. Hồi c̣n bé, ông rất thông minh, chăm chỉ, cần cù, siêng năng học tập v́ thế rất được nhiều người yêu mến, cho là “tuổi nhỏ mà rất sáng dạ”. Gia phả ḍng họ ghi: “Doăn Nghi sinh ra mặt mày sáng sủa, phong tư ôn nhă, tuổi c̣n nhỏ mà rất ham học ( ) sớm hôm kinh sử rèn tập, sau trở nên người văn hay học rộng”. Ông thi Hương đỗ Hương cống, “đó là vị thuỷ tổ về văn học của ḍng họ”. Sau thi Hội không đỗ, Lê Doăn Nghi bèn đi dạy học. Nhân trong một giấc mộng, thấy “thần nhân” bảo ông nên đổi sang họ Đoàn, ông liền làm theo. Họ Lê ở Giai Phạm đổi ra họ Đoàn, bắt đầu từ đây. Doăn Nghi trước đă có vợ là Nguyễn Thị sinh được Thị Quỳnh và Doăn Sỹ (Doăn Sỹ sau đỗ Hương cống, làm Tri huyện). Nguyễn Thị vốn tính vụng về, công việc nội trợ không được chu đáo, v́ thế mà vợ chồng sau đó bỏ nhau. Đoàn Thị thực lục chép : hồi này Doăn Nghi c̣n trọ học ở Thăng Long, ngày ngày qua lại phường Hà Khẩu (nay là phố Hàng Buồm), thường gặp một người con gái họ Vũ – con một viên quan vơ cao cấp được phong tước Thái Lĩnh Bá, nguyên người làng Vũ Điện, huyện Nam Xương. Người con gái này được gia đ́nh dạy dỗ từ nhỏ nên “phong tư tốt đẹp, dáng điệu khoan nhàn, nhất là việc kim chỉ thêu thùa lại càng khéo léo”. V́ gặp mặt lâu ngày thành quen, Doăn Nghi đem ḷng yêu mến người con gái ấy. Nhân khi về thăm nhà, ông liền nhờ mẹ tới cầu hôn để làm vợ thứ.
    Sau khi lấy Doăn Nghi, Vũ Thị sinh được hai người con là Doăn Luân và Thị Điểm. Vũ Thị vốn là người tài hoa, khéo léo ; khi về nhà chồng, trên th́ lấy hiếu thờ mẹ chồng, ngoài th́ lấy nghĩa ăn ở với người thân tộc. Bà nổi tiếng đảm đang, giỏi việc nhà, hai vợ chồng “kính nhau như khách”. Vũ Thị c̣n là một người phụ nữ thông minh sắc sảo. Gia phả họ Đoàn chép: “Có lần bà chỉ nghe hai con đọc sách, ngâm thơ, tuy rằng chưa thấy tác phẩm lần nào, bà cũng có thể thuộc ḷng, đọc lại cả chương mà không sai một chữ. Phàm những sách như Bách gia chư tử, Tam quốc, Thuỷ hử, không sách nào là bà không đọc”. Vũ Thị thường giảng giải kinh luân, hiếu hạnh cho các con nghe. Và những điều ấy đă có ảnh hưởng rất lớn đối với Đoàn Thị Điểm về sau.
    Ngoài người mẹ, cha và anh Đoàn Thị Điểm cũng là những tấm gương sáng, nhất là về tinh thần hiếu học. Cha đỗ thi Hương, làm quan đến chức Điển Bạ, được nhận hàm Bát phẩm. Anh trai là Đoàn Doăn Luân đỗ Giải nguyên trường thi Kinh Bắc. Chí tiến thủ của cha anh luôn luôn khích lệ Đoàn Thị Điểm vươn lên.
    Ngay từ nhỏ, Đoàn Thị Điểm đă được cha và anh dạy cho học. Gia phả cho biết bà học rất thông minh, “miệng nói ra là thành văn chương và làm việc ǵ cũng có phép tắc”. Nhất là về hiếu hạnh và nữ công của bà th́ cả vùng đều biết tiếng.
    Năm Đoàn Thị Điểm 16 tuổi, Thượng thư Lê Anh Tuấn - thầy học của bà - thấy bà là người có tài sắc, đă đưa về Thăng Long nơi quê mẹ của bà để nuôi dạy, có ư định về sau sẽ giới thiệu Đoàn Thị Điểm vào phủ chúa Trịnh. Theo Đoàn Thị thực lục th́ “khi bà mới đến nhà Lê Anh Tuấn, quan Thượng thư bắt làm một bài thơ Nôm để thử tài, đầu đề là : “Nhất nhật bất kiến như tam thu” (Một ngày không gặp nhau, thấy dài bằng ba thu). Bà liền ngâm ngay hai câu sau đây để đối lại:
    Những mang mấy khắc giăng cầm hạc,
    Ngỡ đă vài phen đổi lá ngô.
    Lê Anh Tuấn đặc biệt khen ngợi, rồi yêu quư như con đẻ.
    Trong thời gian ở nhà Lê Anh Tuấn tại Thăng Long để học tập, Đoàn Thị Điểm quen biết được nhiều những người bạn của cha nuôi, và bà đă tận mắt chứng kiến cảnh loạn lạc ở Kinh thành. Điều này sẽ giúp bà rất nhiều trong sự nghiệp sáng tác về sau. Tuy sống giữa chốn đô thị phồn hoa, song bà chỉ thích văn chương, không ham phú quư, nên cuối cùng đă cố xin trở lại quê nhà.
    Về đến Giai Phạm, bà lại cùng anh Đoàn Doăn Luân luận đàm sách vở văn chương và nghiên cứu cả về những môn âm dương, lư số. Được lúc nhàn rỗi, hai anh em lại cùng nhau xướng hoạ thơ từ, thách thức ganh tỵ nhau từng câu, từng chữ, “có cái thế như hai nước địch” (Nguyễn Đỗ Mục).
    Gia phả họ Đoàn chép: “Có lần ông Luân thấy em gái đương ngồi soi gương, đùa ra một vế rằng:
     
Đang tải...