Tiến Sĩ Nghiên cứu độ bão hòa oxy mạch trong chẩn đoán bệnh tủy răng và theo dõi chấn thương răng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bệnh tủy răng là một trong những bệnh hay gặp trên lâm sàng, diễn biến bệnh đa dạng do mô tủy nằm trong một buồng cứng nên những thay đổi sinh lý bệnh và mô bệnh học tương đối phức tạp. Việc chẩn đoán dựa trên các thử nghiệm nhạy cảm tủy không đánh giá được chức năng tuần hoàn do đó không phản ánh chính xác chức năng sống của mô tuỷ, đặc biệt trong chấn thương răng. Khắc phục nhược điểm của những nghiệm pháp trên, các nhà khoa học đã tìm ra những phương pháp mới, xác định tình trạng tuần hoàn của mô tủy trong đó đo độ bão hòa oxy được đánh giá là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao. Từ những năm 1990, một số công trình khoa học đã đi sâu nghiên cứu phương pháp đo độ bão hòa oxy mạch trong chẩn đoán bệnh tủy răng và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên mới chỉ dựa trên dấu hiệu lâm sàng để đối chứng độ chính xác của chẩn đoán nên vẫn còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu nội nha thường theo hướng hình thái và điều trị, chẩn đoán bệnh lý tủy vẫn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm lâm sàng và thử tủy đơn giản, trong khi đó chưa có nghiên cứu có đối chứng chuẩn vàng mô bệnh học nào nhằm xác định giá trị chẩn đoán của một phương pháp mới nhằm hạn chế những chỉ định điều trị tủy không phù hợp. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu độ bão hòa oxy mạch trong chẩn đoán bệnh tủy răng và theo dõi chấn thương răng nhằm các mục tiêu sau:
    1. Đánh giá giá trị của phương pháp đo độ bão hòa oxy mạch trong chẩn đoán bệnh tủy răng.
    2. Xác định sự thay đổi chức năng dẫn truyền cảm giác và tuần hoàn tủy răng sau chấn thương nhằm đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán và chỉ định điều trị tuỷ.
    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong nội nha, chẩn đoán bệnh lý tủy thường dựa trên triệu chứng lâm sàng và các thử nghiệm nhạy cảm tủy. Tuy nhiên những phương pháp chẩn đoán này chưa xác định được chính xác tình trạng tuần hoàn tủy răng, đặc biệt trong trường hợp viêm tủy thầm lăng hoặc chấn thương. Quyết định bảo tồn tủy có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển và tồn tại lâu dài của răng. Ngược lại, việc lấy tủy đồng nghĩa với việc răng trở thành răng chết và có thể có những hậu quả lâu dài. Do đó, việc nghiên cứu một phương pháp chẩn đoán mới dựa trên tình trạng tuần hoàn mô tủy lấy mô bệnh học làm tiêu chuẩn đánh giá sẽ mang lại những khái niệm mới trong chẩn đoán bệnh tủy răng và ý nghĩa thực tiễn trong bảo tồn mô tủy, đặc biệt trong theo dõi những răng chấn thương.
    Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
    1. Là công trình nghiên cứu đầu tiên về phương pháp đo độ bão hòa oxy mạch trong chẩn đoán bệnh tủy răng ở Việt Nam, đánh giá giá trị chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn vàng mô bệnh học (bao gồm cả hóa mô miễn dịch).
    2. Giá trị chẩn đoán bệnh tủy răng của phương pháp đo độ bão hòa oxy mạch cao hơn so với thử điện và thử nhiệt.
    3. Xác định được độ bão hào oxy mạch trung bình của nhóm răng cửa và răng hàm nhỏ bình thường là những thông số có giá trị chẩn đoán và tham khảo.
    4. Độ bão hòa oxy mạch ở các răng bệnh lý được xác định: Viêm tủy hồi phục (79,47%), viêm tủy không hồi phục (75,24%) và tủy hoại tử (66,32%).
    5. Xác lập mối tương quan giữa độ bão hòa oxy mạch và ngưỡng đáp ứng điện của tủy răng trong các thể bệnh viêm tủy.
    6. Khả năng phục hồi tủy răng sau chấn thương men- ngà không lộ tủy: 95,6% phục hồi chức năng tuần hoàn và 92,1% phục hồi dẫn truyền cảm giác sau 6 tháng. Đề xuất theo dõi và trì hoàn điều trị nội nha sau chấn thương răng.
    CẤU TRÚC LUẬN ÁN
    Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 4 chương: Tổng quan tài liệu: 34 trang, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 16 trang, Kết quả nghiên cứu: 32 trang, Bàn luận: 33 trang. Luận án có 34 bảng, 11 biểu đồ, 43 hình ảnh, 127 tài liệu tham khảo (4 tiếng Việt, 119 tiếng Anh và 4 tiếng Pháp)


    B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Cấu trúc và chức năng cảu phức hợp tủy- ngà
    Tủy răng là mô liên kết giàu huyết quản với tế bào đặc biệt là nguyên bào tạo ngà. Đơn vị chức năng- sinh lý quan trọng nhất của răng là phức hợp tủy- ngà trong đó tính thấm ngà răng và áp lực mô tủy là hai đặc tính quan trọng nhất liên quan đến chức năng và bệnh lý tủy răng. Sự thay đổi tính thấm ngà răng và sự lưu chuyển dịch ngà là yếu tố quan trọng trong luật thủy lực học Brannstrom là nguyên nhân kích thích cảm giác bình thường và đáp ứng bệnh lý hệ thần kinh tủy răng. Cấu trúc sợi thần kinh tủy răng gồm sợi A myelin hóa là sợi dẫn truyền nhanh đáp ứng với hầu hết các kích thích ở ngưỡng thấp và sợi C không myelin hóa dẫn truyền cảm giác sâu ngưỡng cao và đề kháng với hiện tượng hoại tử mô.
    Tủy răng gồm bốn chức năng: tuần hoàn, dẫn truyền cảm giác, hình thành ngà và bảo vệ trong đó chức năng tuần hoàn và dẫn truyền cảm giác là cơ sở sinh lý học quan trọng của các nghiệm pháp chẩn đoán bệnh tủy răng. Đặc điểm tuần hoàn chính của tủy răng là mật độ mao mạch lớn, nhánh nối động- tĩnh mạch phong phú tạo nhịp mao mạch và nhịp độ hô hấp của tế bào thấp.
    1.2. Thay đổi bệnh lý trong bệnh tủy răng
    Viêm tủy răng xảy ra trong môi trường thích ứng thấp do mô tủy nằm trong buồng ngà kín. Phản ứng mạch cấp bao gồm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây tăng áp lực dịch kẽ. Hiện tượng tăng áp lực nội tủy làm tăng khả năng hấp thu dịch mô ngược trở lại mạch máu và bạch mạch, là cơ chế bảo vệ làm áp lực giảm xuống, tăng thời gian viêm tại chỗ, giải thích cho giai đoạn viêm tủy hồi phục. Những nghiên cứu về huyết động học trong viêm tủy và những phản ứng miễn dịch với vai trò của nguyên bào tạo ngà, neuropeptide, lympho T, các cytokine và chemokine trong viêm tủy là cơ sở cho khoa học chẩn đoán dựa trên thăm dò chức năng.
    Bệnh lý tủy được phân loại theo lâm sàng- mô bệnh học thành các thể chính là nhạy cảm tủy, viêm tủy có triệu chứng (gồm viêm tủy cấp và viêm tủy mạn tính), viêm tủy không triêu chứng (gồm tủy loét mạn tính, viêm tủy mạn kín và tủy phì đại) và những biến đổi khác như tủy hoại tử và thoái hóa tủy. Thay đổi đáp ứng với các thử nghiệm nhạy cảm tủy ở từng thể bệnh phụ thuộc vào sự ức chế hay kích thích hai sợi thần kinh: A- δ có ngưỡng kích thích thấp và sợi C có ngưỡng kích thích cao. Tổn thương sau chấn thương men- ngà không lộ tủy là viêm nhẹ, phù nề các sợi thần kinh myelin hóa gây mất chức năng dẫn truyền cảm giác.
    Nghiên cứu hóa mô miễn dịch trong bệnh tủy răng gần đây rất phát triển nhằm xác định liên quan giữa sự bộc lộ gen cytokine trong tủy với những giai đoạn khác nhau của viêm.
    1.3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tủy răng
    1.3.1. Thử nghiệm nhạy cảm tủy
    Thử nghiệm nhạy cảm tủy gồm thử lạnh, thử nóng và thử điện dựa trên kích thích các sợi thần kinh tủy răng. Phương pháp thăm dò chức năng dẫn truyền cảm giác còn nhiều hạn chế như đáp ứng dương tính giả, âm tính giả, không tương ứng với mô bệnh học, không khách quan và phụ thuộc một số yếu tố nhiễu.
    1.3.2. Phương pháp thăm dò chức năng tuần hoàn
    Laser Doppler là phương pháp đo lưu lượng máu của tủy răng dựa trên hiệu ứng Doppler do hiện tượng phản chiếu ánh sáng tán xạ ngược từ hồng cầu. Tuy nhiên, yếu tố gây nhiễu từ mô lợi làm Laser Doppler không chính xác.
    Độ bão hòa oxy là lượng oxy gắn trên oxyhemoglobin trên tổng lượng hemoglobin trong 100ml máu khi mạch đập, được đo dựa trên khả năng dẫn truyền ánh sáng đỏ và hồng ngoại của hồng cầu. Phương pháp đo độ bão hòa oxy mạch được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh tủy răng đã được nghiên cứu trên nhóm răng cửa, răng sữa và nhóm răng bệnh lý ở một số nước trên thế giới. Những chứng cứ khoa học từ các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã bước đầu khẳng định vai trò của phương pháp đo độ bão hòa oxy mạch, được coi là phương pháp chẩn đoán không xâm nhập, đánh giá chức năng tuần hoàn của mô tủy một cách khách quan và chính xác trong chẩn đoán bệnh tủy răng và theo dõi chấn thương răng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam.
     
Đang tải...