Luận Văn Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp 5 người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
    Trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
    Loại: Đề tài tốt nghiệp
    File: doc


    Trình độ: Đại học
    Số trang: 119
    Ngày càng nhận thức rõ tư tưởng trên của Mác nên Đảng và Nhà nước ta những năm gần đây đã đặt con người vào vị trí trung tâm của các chiến lược phát triển xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn xã hội Việt Nam đang thực hiện những bước chuyển toàn diện từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, một giai đoạn diễn ra nhiều biến động lớn về hệ giá trị của các tầng lớp, các lứa tuổi, các ngành nghề, Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng cương lĩnh và chiến lược ổn định kinh tế - xã hội (1991 – 2000) trong đó đề ra mục tiêu: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Đứng trước sự nghiệp cao cả đó, giáo dục nói chung và nhà trường sư phạm nói riêng phải nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, tạo ra những con người đủ sức và đủ tài để phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, “tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ”.
    Về mặt lý luận, trong cấu trúc hoạt động của cá nhân, định hướng giá trị tạo thành mặt nội dung của xu hướng nhân cách. Nhưng nhân cách không được sinh ra cùng lúc với cá thể người, nhân cách được sinh thành trong quá trình con người sinh sống, hoạt động dưới tác động của môi trường mà tác động giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Định hướng giá trị - một khía cạnh của nhân cách do đó cũng không tự nhiên có, nó phải trải qua quá trình hình thành lâu dài do tác động của môi trường sống, đặc biệt là của giáo dục. Câu hỏi đặt ra là định hướng giá trị của mỗi người được hình thành ở thời điểm nào, thời điểm nào phát triển rực rỡ nhất và đi vào trạng thái tương đối ổn định vào thời điểm nào? Chúng ta ít nói đến việc xác định được định hướng giá trị bắt đầu được hình thành (lứa tuổi nhi đồng) mà chủ yếu tập trung những nghiên cứu vào giai đoạn hình thành định hướng giá trị mạnh mẽ nhất (lứa tuổi thanh thiếu niên) hoặc tìm hiểu những thực trạng của định hướng giá trị đã được hình thành tương đối ổn định (lứa tuổi thanh niên, trưởng thành), do đó đã tạo ra một khoảng trống lớn trong bức tranh lý luận về sự hình thành và phát triển định hướng giá trị của con người.
    Kết cấu đề tài:
    Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp lớp 5
    Chương 2 TIẾN trình và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3 Kết quả nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh lớp lớp 5
     
Đang tải...