Tiến Sĩ Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào vẩy vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (M0) bằng hóa xạ trị tu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ung thư đầu cổ (UTĐC) được chia thành nhiều vùng khác nhau, tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào bốn khu vực bao gồm UT khoang miệng, họng miệng, hạ họng, thanh quản là nhóm bệnh hay gặp. Đây là loại UT phổ biến đứng hàng thứ năm với 549000 trường hợp mới mắc và 304000 BN (BN) tử vong hàng năm trong đó có 2/3 các trường hợp ở các nước đang phát triển [42]. Theo ghi nhận của Hội UT Hoa Kỳ năm 2010 có 52140 trường hợp mới mắc và 10460 BN tử vong từ các UTĐC [94]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc chung các UT ở nam giới Việt Nam năm 2010 là 181,3/100.000 dân, tỷ lệ này ở nữ là 134,9/100.000 dân. Trong đó UT vòm, UT khoang miệng và UT hạ họng thanh quản là 3 trong 15 loại UT hay gặp ở nam giới. Đối với nữ giới, UT vòm và UT khoang miệng cũng là 2 trong 15 loại UT hay gặp nhất [2].
    Do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên các BN UTĐC khi tới cơ sở chuyên khoa tại Việt Nam chủ yếu gặp khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (trên 70%) [1]. UTĐC giai đoạn muộn là các trường hợp được phân loại là giai đoạn III, IV, đây là các BN đã có u nguyên phát xâm lấn xung quanh, đã có di căn hạch vùng và/hoặc di căn xa, do đó hầu hết các trường hợp này ít được chỉ định phẫu thuật triệt căn.
    Từ những năm 80 của thế kỷ trước, đã có sự kết hợp giữa hóa trị (HT) với xạ trị (XT) để điều trị các BN UTĐC giai đoạn muộn. Kết hợp thêm HT không những giúp cho việc bảo tồn cơ quan mà còn làm tăng tỷ lệ đáp ứng. Những thử nghiệm ngẫu nhiên khi hóa trị tấn công (HTTC) đầu tiên đã được công bố vào thời điểm này, kết quả cho thấy cải thiện tỷ lệ đáp ứng và giảm tỷ lệ di căn xa. Tuy nhiên, hầu hết các thử nghiệm này không nhất quán về tỷ lệ kiểm soát tại vùng hoặc sống thêm (ST) toàn bộ [16], [78]. Các nghiên cứu sau đó về các cách thức kết hợp khác nhau cho thấy HTTC, hóa xạ trị đồng thời (HXTĐT), hoặc hóa trị bổ trợ đã cải thiện tỷ lệ ST, trong đó, HXTĐT đã đạt tỷ lệ ST cao nhất. Song, các kết quả vẫn cho thấy tỷ lệ nhất định thất bại do tái phát và di căn xa [76].
    Đến thập niên 90, sản phẩm Taxanes ra đời, nhiều thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, II, III đã nghiên cứu áp dụng cách thức kết hợp hóa xạ trị mới là HTTC theo sau là HXTĐT (được gọi là hóa xạ tuần tự (HXTTT)) so sánh hiệu quả của phác đồ TCF với phác đồ PF truyền thống đã cho các kết quả tốt hơn trong nhóm BN dùng TCF về tỷ lệ đáp ứng, tỷ lệ kiểm soát tại chỗ/tại vùng, cải thiện thời gian ST, giảm tỷ lệ thất bại do tái phát và di căn xa. Từ các kết quả nghiên cứu này, ngày 28/9/2007, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức công nhận áp dụng nhóm Taxanes vào điều trị UTĐC giai đoạn muộn. Và tại Hội nghị ASCO năm 2010 và năm 2012 đã khẳng định vị thế chủ chốt của phác đồ TCF trong HTTC điều trị UTĐC giai đoạn III, IV (M0) [68].
    Tại Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về việc phối hợp hóa chất đồng thời với xạ trị để điều trị UT vòm mũi họng, thanh quản hạ họng Phác đồ này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong điều trị.
    Tuy nhiên, việc đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả HXTTT với các UTĐC giai đoạn III, IV (M0)-giai đoạn không mổ được cũng như việc phân tích, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chưa thực sự được quan tâm một cách thỏa đáng.
    Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu điều trị UT biểu mô tế bào vẩy vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (M0) bằng hóa xạ trị tuần tự” với hai mục tiêu:
    1. Đánh giá hiệu quả hóa xạ trị tuần tự trên BN UT tế bào vảy vùng đầu cổ giai đoạn III, IV (M0).
    2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.


    aaa Diệu B (2011), "Khảo sát giai đoạn bệnh ở bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại một số cơ sở chuyên khoa ung bướu", Tạp chí Y học thực hành, 1 (748), pp. 6-8.
    2. aaa Đức NB (2010), "Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008-2010", Tạp chí ung thư học Việt Nam,1, pp. 21-27.
    3. aaa Hương TTT (2006), "Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ điều trị tân bổ trợ cisplatin và 5Fluorouracil trong ung thư hạ họng, thanh quản giai đoạn III-IV (Mo) tại bệnh viện K 2002-2005", Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.
    4. aaa Phúc NĐ (2009), "Điều trị ung thư thanh quản (tổng kết 662 bệnh nhân của 54 năm 1955 đến 2008 tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương)",Tạp chí Y học Việt Nam tháng 7, 2, pp. 53-57.
    5. aaa Quang BV (2012), "Nghiên cứu điều trị ung thư vòm họng giai đoạn III,IV (M0) bằng phối hợp hoá xạ trị gia tốc 3 chiều (3D) theo hình dạng khối u", Trường Đại học Y Hà Nội, Luận án tiến sĩ y học, pp.
    6. aaa Quảng LV (2012), "Nghiên cứu điều trị ung thư lưỡi giai đoạn III, IV (M0) bằng Cisplatin-5Fluorouracil bổ trợ trước phẫu thuật và/hoặc xạ trị",Trường Đại học Y Hà Nội, Luận án tiến sĩ y học, pp.
    7. aaa Thiệp TV (2004), "Điều trị ung thư thanh quản giai đoạn III, IV", Y học TP Hồ Chí Minh, 8 (Phụ bản số 4), pp. 117-123.
    8. aaa Tùng NT (2011), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hóa xạ gia tốc đồng thời ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn (III, IV) không mổ được tại Bệnh viện K", Trường Đại học Y Hà Nội, Luận án tiến sĩ y học, pp.
    9. Abendstein H, Nordgren M, Boysen M, et al. (2005), "Quality of life and head and neck cancer: a 5 year prospective study", Laryngoscope, 115 (12), pp. 2183-92.
    10. Adelstein DJ,Leblanc M (2006), "Does induction chemotherapy have a role in the management of locoregionally advanced squamous cell head and neck cancer?", J Clin Oncol, 24 (17), pp. 2624-8.
    11. Adelstein DJ, Li Y, Adams GL, et al. (2003), "An intergroup phase III comparison of standard radiation therapy and two schedules of concurrent chemoradiotherapy in patients with unresectable squamous cell head and neck cancer", J Clin Oncol, 21 (1), pp. 92-8.
    12. Adelstein DJ, Moon J, Hanna E, et al. (2010), "Docetaxel, cisplatin, and fluorouracil induction chemotherapy followed by accelerated fractionation/concomitant boost radiation and concurrent cisplatin in patients with advanced squamous cell head and neck cancer: A Southwest Oncology Group phase II trial (S0216)", Head Neck, 32 (2), pp. 221-228.
    13. Agarwal JP, Mallick I, Bhutani R, et al. (2009), "Prognostic factors in oropharyngeal cancer--analysis of 627 cases receiving definitive radiotherapy",Acta Oncol, 48 (7), pp. 1026-1033.
    14. Ahn JS, Cho SH, Kim OK, et al. (2007), "The efficacy of an induction chemotherapy combination with docetaxel, cisplatin, and 5-FU followed by concurrent chemoradiotherapy in advanced head and neck cancer", Cancer Res Treat, 39 (3), pp. 93-98.
    15. Ansari M, Omidvari S, Mosalaei A, et al. (2011), "A Phase II Study of Docetaxel, Cisplatin and 5- Fluorouracil (TPF) In Patients with Locally Advanced Head and Neck Carcinomas", Iran Red Crescent Med J, 13 (3), pp. 187-91.
    16. Argiris A, Jayaram P, and Pichardo D (2005), "Revisiting induction chemotherapy for head and neck cancer. References and reviews", Oncology (Williston Park), 19 (7), pp. 932-4, 939; discussion 939-45.
    17. Baan R, Straif K, Grosse Y, et al. (2007), "Carcinogenicity of alcoholic beverages", Lancet Oncol, 8 (4), pp. 292-3.
    18. Beitler JJ,Cooper JS (2009), "Seduction by induction?", J Clin Oncol, 27 (1), pp. 9-10.
    19. Bhide SA, Ahmed M, Barbachano Y, et al. (2008), "Sequential induction chemotherapy followed by radical chemo-radiation in the treatment of locoregionally advanced head-and-neck cancer", Br J Cancer, 99 (1), pp. 57-62.
    20. Bjordal K, de Graeff A, Fayers PM, et al. (2000), "A 12 country field study of the EORTC QLQ-C30 (version 3.0) and the head and neck cancer specific module (EORTC QLQ-H&N35) in head and neck patients. EORTC Quality of Life Group", Eur J Cancer, 36 (14), pp. 1796-807.
    21. Bonner JA, Harari PM, Giralt J, et al. (2010), "Radiotherapy plus cetuximab for locoregionally advanced head and neck cancer: 5-year survival data from a phase 3 randomised trial, and relation between cetuximab-induced rash and survival", Lancet Oncol, 11 (1), pp. 21-28.
    22. Bourhis J, Blanchard P, Maillard E, et al. (2011), "Effect of amifostine on survival among patients treated with radiotherapy: a meta-analysis of individual patient data", J Clin Oncol, 29 (18), pp. 2590-2597.
    23. Bourhis J, Overgaard J, Audry H, et al. (2006), "Hyperfractionated or accelerated radiotherapy in head and neck cancer: a meta-analysis", Lancet,368 (9538), pp. 843-54.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...