Tiến Sĩ Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lối trước đặt dụng cụ cespace

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIỄN SĨ Y HỌC
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ, ký hiệu viết tắt trong luận án
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    Danh mục các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Một số nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 3
    1.1.1. Nước ngoài 3
    1.1.2. Trong nước 4
    1.2. Giải phẫu học 5
    1.2.1. Cột sống cổ 5
    1.2.2. Tủy sống 11
    1.2.3. Bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm 12
    1.3. Phân loại thoát vị đĩa đệm 16
    1.3.1. Phân loại dựa trên giải phẫu bệnh 16
    1.3.2. Phân loại dựa theo mối tương quan với dây chằng dọc sau 17
    1.4. Triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 18
    1.4.1. Các triệu chứng của bệnh lý rễ 18
    1.4.2. Các triệu chứng của bệnh lý tủy 22
    1.5. Chẩn đoán 23
    1.6. Hình ảnh học 24
    1.6.1. X quang qui ước 25
    1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính 25
    1.6.3. Chụp cộng hưởng từ 26
    1.6.4. Điện cơ 27
    1.7. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 27
    1.7.1. Điều trị nội khoa 27
    1.7.2. Điều trị ngoại khoa 28
    1.7.3. Các phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu 30

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
    2.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu 32
    2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 32
    2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 32
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 33
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
    2.2.2. Cỡ mẫu 33
    2.3. Vật liệu được sử dụng 33
    2.3.1. Vật liệu nghiên cứu Cespace 33
    2.3.2. Lớp phủ Plasmapore 34
    2.3.3. Thiết kế miếng ghép 34
    2.3.4. Các thành phần gắn kết - cố định ban đầu 35
    2.3.5. Hình dạng miếng ghép 35
    2.3.6. Dụng cụ phẫu thuật 35
    2.4. Tiêu chuẩn đánh giá sau mổ thoát vị đĩa đệm cổ có lắp cespace 37
    2.5. Điều trị phẫu thuật 41
    2.6. Tiêu chí kiểm tra sau phẫu thuật 47
    2.7. Đạo đức nghiên cứu 48
    2.8. Cách xử lý số liệu 48

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 49
    3.1. Dịch tễ học 49
    3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 49
    3.1.2. Phân bố theo giới 50
    3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp 51
    3.1.4. Phân bố theo tiền sử 52
    3.2. Triệu chứng lâm sàng trước mổ 53
    3.2.1. Triệu chứng lâm sàng trong bệnh lý rễ 53
    3.2.2. Triệu chứng lâm sàng theo bệnh lý tủy 54
    3.3. Chẩn đoán hình ảnh 55
    3.3.1. X quang thường quy 55
    3.3.2. Chỉ số độ ưỡn cột sống trước và sau mổ trên phim X quang cột sống cổ nghiêng 56
    3.3.3. Cộng hưởng từ 57
    3.3.4. Hình ảnh cắt lớp vi tính 59
    3.4. Phân bố theo vị trí thoát vị đĩa đệm 60
    3.5. Phân bố theo bệnh lý rễ và tủy 61
    3.6. Kỹ thuật mổ và các biến chứng 62
    3.6.1. Kỹ thuật mổ 62
    3.6.2. Biến chứng 64
    3.7. Kết quả sau phẫu thuật 64
    3.7.1. Rối loạn vận động trước và sau mổ 68
    3.7.2. Rối loạn cơ vòng trước và sau mổ 71
    3.7.3. Điểm JOA trước và sau mổ 72
    3.7.4. Tỉ lệ hồi phục trước và sau mổ (RR) 75
    3.7.5. Sự thay đổi JOA trung bình trước và sau mổ ở các nhóm bệnh lý 76
    3.7.6. Kết quả kiểm tra sau mổ 77
    3.7.7. Kết quả tổng hợp sau cùng theo thang điểm JOA 77

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 78
    4.1. Đặc điểm dịch tễ học 78
    4.1.1. Giới tính 78
    4.1.2. Phân bố theo tuổi 79
    4.1.3. Nghề nghiệp và tiền sử 79
    4.2. Các triệu chứng lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 80
    4.2.1. Đau cổ 80
    4.2.2. Hội chứng chèn ép rễ 81
    4.2.3. Hội chứng chèn ép tủy 82
    4.3. Phân bố theo mức giải phẫu 86
    4.4. Chẩn đoán hình ảnh 87
    4.4.1. Chụp X quang thường quy 87
    4.4.2. Chụp cắt lớp vi tính 89
    4.4.3. Chụp cộng hưởng từ 90
    4.5. Chỉ định điều trị phẫu thuật 91
    4.5.1. Chỉ định mổ 91
    4.5.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật 92
    4.5.3. Chỉ định phương pháp mổ 94
    4.6. Biến chứng của điều trị phẫu thuật 95
    4.6.1. Các biến chứng trong phẫu thuật 96
    4.6.2. Biến chứng sau mổ 97
    4.7. Phục hồi độ ưỡn cột sống sau mổ 102
    4.8. Kết quả phục hồi sau 12 tháng 104
    KẾT LUẬN 107
    KIẾN NGHỊ 109

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
    ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 110


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý do đĩa đệm cột sống cổ thoái hóa thoát vị, các gai xương do quá trình thoái hóa tạo nên chèn ép vào tủy cổ hoặc rễ thần kinh gây ra. Bệnh lý này thường biểu hiện bằng đau cổ, đau vai hoặc đau theo các rễ thần kinh cột sống cổ. Ngoài ra, bệnh lý này còn biểu hiện các thương tổn thần kinh như giảm cảm giác hoặc dị cảm, yếu hoặc liệt vận động, rối loạn cơ vòng [22], [25] . Cũng như các bệnh lý thoái hóa cột sống khác, bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ làm giảm một số chức năng thần kinh, từ đó làm giảm khả năng làm việc, giảm chất lượng cuộc sống.
    Việc điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhằm mục đích phục hồi các chức năng thần kinh, làm giảm hay hết đau, trả bệnh nhân về với cuộc sống bình thường có chất lượng. Các phương pháp điều trị cũng rất đa dạng, từ các phương pháp vật lý trị liệu, kéo cột sống cổ, sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ . Khi điều trị nội khoa thất bại hay bệnh nhân có xuất hiện dấu hiệu thần kinh thì sẽ tiếp tục điều trị bằng ngoại khoa. Về kinh điển, phương pháp điều trị phẫu thuật lối trước lấy đĩa đệm hàn liên thân đốt sống bằng xương tự thân từ mào chậu là một tiêu chuẩn vàng trong điều trị thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ), nhưng phương pháp phẫu thuật này cũng có những bất lợi sau: bệnh nhân phải chịu thêm một phẫu thuật, thời gian mổ kéo dài, tụt mảnh ghép gây gù cột sống cổ hay biến chứng nơi lấy xương ghép (xương mào chậu) [105]. Theo Depalma và cộng sự 9% tụ máu, 96% đau kéo dài sau một năm nơi lấy xương [63]. Do đó, đã có nhiều phương pháp mổ khác nhau được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC). Trước tiên là phương pháp phẫu thuật lấy đĩa đệm mà không ghép xương kết quả ban đầu cũng tương đương như ghép xương, nhưng lâu dài thường gặp nhất là gây hẹp khe đĩa đệm, hẹp lỗ liên hợp dẫn đến gù cột sống cổ làm cho bệnh nhân đau tái phát. Chính vì thế đã có những phương pháp phẫu thuật mới được cải tiến bằng cách lấy đĩa đệm và hàn liên thân đốt bằng sử dụng vật liệu nhân tạo như: sợi carbon, titanium, PEEK đã cho thấy kết quả điều trị tốt qua nhiều y văn trên thế giới như giảm đau và dự phòng biến chứng sau phẫu thuật như hẹp lỗ liên hợp dẫn đến gù cột sống cổ. Ngày nay đã có nhiều dụng cụ với các vật liệu khác nhau được sử dụng trong phương pháp phẫu thuật này cũng như có nhiều nghiên cứu bàn luận về ưu điểm và khuyết điểm của từng loại dụng cụ trên, nhưng vẫn không cho thấy được tính ưu việt của loại dụng cụ hay vật liệu nào hơn loại nào. Vấn đề việc sử dụng loại dụng cụ nào phụ thuộc vào việc quen sử dụng của khoa ngoại thần kinh, phẫu thuật viên và đặc biệt là được trang bị, giá thành và tính tương hợp cơ thể cao của vật liệu được sử dụng.
    Tại Khoa ngoại thần kinh bệnh viện nhân dân 115, thường sử dụng, dụng cụ Cespace với vật liệu là Titanium, khá phổ biến ở Việt Nam, có giá thành phù hợp với nhiều tầng lớp bệnh nhân và có tính trơ với vật chủ sau ghép. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp phẫu thuật lối trước đặt dụng cụ Cespace”.
    Để thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm đạt được các mục tiêu sau:
    1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được điều trị bằng phẫu thuật lối trước đặt dụng cụ Cespace.
    2. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phẫu thuật lối trước có sử dụng kính vi phẫu thuật và đặt dụng cụ Cespace.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...