Tiến Sĩ Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em bằng nắn kín và xuyên kim qua

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. ĐẶC ĐIỂM GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY 3
    1.1.1. Tần suất . 3
    1.1.2. Cơ chế chấn thương 3
    1.1.3. Đặc điểm tổn thương màng xương 5
    1.1.4. Đặc điểm di lệch ỗ gãy 7
    1.2. PHÂN LOẠI 8
    1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 11
    1.3.1. Nắn kín bó bột . 11
    1.3.2. Điều trị kéo liên tục . 11
    1.3.3. Mổ nắn chỉnh kín và xuyên kim 12
    1.3.4. Mổ nắn chỉnh mở ổ gãy: . 18
    1.4. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA GÃY TRÊN LỒI CẦU 19
    1.4.1. Biến chứng sớm 19
    1.4.2. Biến chứng muộn 25
    1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN . 30
    1.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài . 30
    1.5.2. Các nghiên cứu trong nước . 32
    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 34
    2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 35
    2.3. CỠ MẪU 35
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.4.1. Phương pháp tiến hành 35
    2.4.2. Phương pháp đánh giá . 41
    2.4.3. Phương pháp theo dõi . 46
    2.4.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 46
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
    3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ 50
    3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 50
    3.1.2. Đặc điểm hình ảnh học 53
    3.1.3. Thời gian nắn chỉnh xương gãy trên lồi cầu . 56
    3.1.4. Thời gian nằm viện . 57
    3.1.5. Thời gian theo dõi . 57
    3.1.6. Phương pháp điều trị . 58
    3.1.7. Cấu hình kết hợp xương 59
    3.1.8. Kết quả phục hồi giải phẫu . 59
    3.1.9. Kết quả phục hồi chức năng 63
    3.1.10. Đánh giá kết quả chung . 67
    3.2. PHÂN TÍCH BIẾN CHỨNG, BIỆN PHÁP XỬ TRÍ . 68
    3.2.1. Biến chứng mạch máu . 68
    3.2.2. Biến chứng thần kinh 68
    3.2.3. Can lệch . 70
    3.2.4. Thời điểm phẫu thuật liên quan các biến chứng . 71
    Chương 4 BÀN LUẬN 72
    4.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ 72
    4.1.1. Phục hồi giải phẫu và chức năng 72
    4.1.2. Đặc điểm liên quan tới hiệu quả điều trị . 73
    4.2. PHÂN TÍCH BIẾN CHỨNG, BIỆN PHÁP XỬ TRÍ . 83
    4.2.1. Liệt thần kinh quay 83
    4.2.2. Tổn thương thần kinh giữa và thần kinh gian cốt trước . 85
    4.2.3. Tổn thương động mạch cánh tay . 86
    4.2.4. Liệt thần kinh trụ do xuyên kim 100
    4.2.5. Khuỷu vẹo trong 101
    4.2.6. Khuỷu vẹo ngoài . 102
    KẾT LUẬN 103
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy xương đã được mô tả từ
    thời của Hippocrates. Đây là loại gãy xương rất thường gặp ở trẻ em, chiếm
    khoảng 3% các gãy xương [16] và chiếm khoảng 60% các gãy xương vùng
    khuỷu [30], [103]. Trong một số trường hợp có thể gây ra các biến chứng cấp
    tính. Theo Skaggs (2010), tỷ lệ gãy trên lồi cầu trẻ em có biến chứng thần
    kinh là 7,7% [99], tổn thương mạch máu dao động trong khoảng 1 - 20% [99],
    [113]. Trong nhóm tổn thương thần kinh, thần kinh quay bị tổn thương nhiều
    nhất (41,2%), kế đến là thần kinh giữa (36%) và thần kinh trụ (22,8%) [99].
    Có nhiều phương pháp điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em
    như: nắn chỉnh bó bột, kéo liên tục qua xương hay nắn chỉnh rồi cố định bằng
    xuyên kim. Nắn chỉnh, cố định bằng bột thời gian thường bị kéo dài, vấn đề là
    khó có thể cố định vững chắc ổ gãy xương, tỉ lệ di lệch thứ phát cao, di chứng
    cứng khuỷu, can xương xấu là điều khó tránh khỏi [6].
    Phương pháp điều trị bằng cách nắn kín các di lệch sau đó cố định ổ



    gãy bằng xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng được giới thiệu bởi Swenson
    vào năm 1948 và hiện nay đã được chấp nhận rộng rãi [108]. Tuy nhiên,
    phương pháp điều trị này vẫn còn nhiều vấn đề còn chưa được thỏa đáng. Ví
    dụ như cấu hình kết hợp xương, xuyên kim một bên từ bên hay từ cả hai bên?
    Khi chỉ xuyên kim từ phía bên ngoài có ưu điểm là tránh tổn thương thần kinh
    trụ nhưng lại khó tạo được kết xương vững chắc nhất. Xuyên kim từ hai bên
    được chứng minh là vững chắc nhất nhưng lại có nguy cơ gây tổn thương thần
    kinh trụ. Rõ ràng cách kết hợp xương cần được chọn lọc đối với từng trường
    hợp.
    Trên thực tế, tỷ lệ gãy trên lồi cầu ở trẻ em là rất thường gặp nhưng các
    biến chứng cấp tính trước và sau điều trị chưa được quan tâm đúng mức,
    nguyên nhân và kết quả điều trị các biến chứng này vẫn còn khác nhau theo
    tổng kết của các tác giả. Nghiên cứu của Ngô Bảo Khang (1983), Đỗ Thành
    Phương (2005) chủ yếu tập trung phân tích điều trị từ việc nắn kín và bó bột
    [7], [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Cang (1972), Nguyễn Ngọc Hưng
    (1997), Nguyễn Hồng Trung (1999), Nguyễn Thái Sơn (2006) Bùi Huy Thái
    (1993) tập trung tổng kết kết quả điều trị bằng phương pháp nắn kín xuyên
    đinh qua da [4],[10],[11],[12], [2]. Huỳnh Mạnh Nhi (1996) tập trung phân
    tích các nguyên nhân và cách khắc phục di lệch thứ phát trong điều trị dạng
    gãy di lệch nặng [6]. Trịnh Minh Giám (2011) với tên đề tài gần tương tự
    nhưng tác giả loại ra các ca có biến chứng ban đầu, các ca mổ mở do nắn thất
    bại, cấu hình xuyên kim không được đề cập đến trong nghiên cứu, thời gian
    theo dõi ngắn và cỡ mẫu nhỏ [3].
    Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
    “Nghiên cứu điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ em
    bằng nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng” nhằm thực hiện
    mục tiêu sau đây:
    1. Đánh giá hiệu quả điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi
    ở trẻ em bằng phương pháp nắn kín và xuyên kim qua da dưới màn tăng sáng
    với cấu hình chọn lọc.
    2. Phân tích nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị các biến chứng
    thần kinh, mạch máu trong gãy trên lồi cầu xương cánh tay kiểu duỗi ở trẻ
    em.
     
Đang tải...