Thạc Sĩ Nghiên cứu, điều tra tai biến địa chất tại một số khu vực trọng điểm thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ phục

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu, điều tra tai biến địa chất tại một số khu vực trọng điểm thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
    Mục lục
    Chương I: Phương pháp nghiên cứu và khối lượng đã thực hiện
    I.1 Phương pháp nghiên cứu
    I.2 Khối lượng công việc đã thực hiện

    Chương II: Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến địa chất ở bốn vùng nghiên cứu
    II.A Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến địa chất ở vùng Thái
    II.B Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến địa chất ở vùng Lạng Sơn – Đồng Đăng

    II.B.1 Các yếu tố tự nhiên
    II.B.2 Yếu tố kinh tế xã hội

    II.C Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến địa chất ở vùng Hạ Long – Cẩm Phả

    II.C.1 Các yếu tố tự nhiên
    II.C.2 Yếu tố kinh tế xã hội

    II.D Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến địa chất ở vùng Bắc Giang

    II.D.1 Các yếu tố tự nhiên
    II.D.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

    Chương III Hiện trạng và đặc điểm tai biến địa chất ở bốn vùng nghiên cứu
    III.A Hiện trạng và đặc điểm tai biến địa chất ở vùng Thái Nguyên – Đại Từ

    III.A.1 Các tai biến có nguồn gốc nội sinh
    III.A.2 Các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh
    III.A.3 Các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh - nhân sinh hỗn hợp
    III.A.4 Tổng hợp và đánh giá chung về các tai biến địa chất xảy ra trong vùng Thái Nguyên – Đại Từ

    III.B Hiện trạng và đặc điểm tai biến địa chất ở vùng Lạng Sơn – Đồng Đăng

    III.B.1 Các tai biến có nguồn gốc nội sinh
    III.B.2 Các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh
    III.B.3 Các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh – nhân sinh hỗn hợp
    III.B.4 Đánh giá chung về các TBĐC xảy ra trong vùng Lạng sơn Đồng Đăng

    III.C Hiện trạng và đặc điểm tai biến địa chất ở vùng Hạ Long - Cẩm Phả

    III.C.1 Các tai biến địa chất có nguồn gốc nội sinh
    III.C.2 Các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh
    III.C.3 Các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh - nhân sinh hỗn hợp
    III.C.4 Tổng hợp và đánh giá chung về các tai biến địa chất xảy ra trong vùng Hạ Long – Cẩm Phả

    III.D. Hiện trạng và đặc điểm tai biến địa chất ở vùng Bắc Giang

    III.D.1 Các tai biến địa chất có nguồn gốc nội sinh
    III.D.2 Các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh
    III.D.3 Các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh - nhân sinh hỗn hợp
    III.D.4 Đánh giá chung về các tai biến địa chất xảy ra trong vùng NC

    Chương IV Phân vùng tai biến địa chất và đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại
    IV.A Nguyên tắc chung sử dụng trong phân vùng tai biến địa chất ở bốn vùng nghiên cứu
    IV.B Phương pháp chung thể hiện bản đồ phân vùng tai biến địa chất ở bốn vùng nghiên cứu
    IV.C Phân vùng tai biến địa chất ở vùng Thái Nguyên – Đại Từ

    IV.C.1 Phân vùng hiện trạng và tiềm năng những tai biến địa chất điển hình ở vùng Thái nguyên – Đại Từ
    IV.C.2 Phân vùng nguy cơ tai biến địa chất ở vùng Thái Nguyên - Đại Từ

    IV.D Phân vùng tai biến địa chất ở vùng Lạng Sơn – Đồng Đăng

    IV.D.1 Phân vùng hiện trạng và tiềm năng những tai biến địa chất điển hình ở vùng Lạng Sơn – Đồng Đăng
    IV.D.2 Phân vùng nguy cơ tai biến địa chất ở vùng Lạng Sơn – Đồng Đăng

    IV.E Phân vùng tai biến địa chất ở vùng Hạ Long – Cẩm Phả

    IV.E.1 Phân vùng hiện trạng và tiềm năng những tai biến địa chất điển hình ở vùng Hạ Long – Cẩm Phả
    IV.E.2 Phân vùng nguy cơ TBĐC ở vùng Hạ Long – Cẩm Phả

    IV.F Phân vùng tai biến địa chất ở vùng Bắc Giang

    IV.F.1 Phân vùng hiện trạng và tiềm năng những tai biến địa chất điển hình ở vùng Bắc Giang
    IV.F.2 Phân vùng nguy cơ tai biến địa chất ở vùng Bắc Giang

    IV.G. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại

    IV.G.1 Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại ở vùng Thái Nguyên – Đại Từ
    IV.G.2 Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại ở vùng Lạng Sơn – Đồng Đăng
    IV.G.3 Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại ở vùng Hạ Long – Cẩm Phả
    IV.G.4 Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại ở vùng Bắc Giang

    IV.H Đánh giá hiệu quả của các phương pháp ứng dụng trong phânvùng tai biến địa chất và các kiến nghị

    Chương V Kinh tế - kế hoạch
    I Tổng giá trị đề án phê duyệt
    II Tổng giá trị thực hiện
    III Kết quả thực hiện kế hoạch
    IV Đánh giá chung

    Lời nói đầu

    Những năm gần đây, các tai biến địa chất (TBĐC) đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng xảy ra, một mặt do các nguyên nhân địa chất nội, ngoại sinh, các biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng mặt khác còn do tác động ngày càng gia tăng của con người vào thiên nhiên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người, của cải vật chất, cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái, cản trở công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.
    Nhận thức được rằng TBĐC và các thiệt hại do chúng gây ra luôn chiếm một tỷ phần lớn trong số các loại thiên tai, nhiều đề án nghiên cứu điều tra TBĐC đã và đang được triển khai để thiết lập một cơ sở khoa học phục vụ kịp thời cho công tác quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ và hoạch định phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng kinh tế trọng điểm.
    Miền Đông Bắc Việt nam có vị trí địa lí - kinh tế đặc biệt: vừa là vùng biên giới phía Bắc, vừa là vùng ven biển, nhiều hải đảo, có khu công nghiệp than lớn nhất cả nước, nhiều cửa khẩu quan trọng và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đây cũng là những nơi có sự can thiệp khá mạnh mẽ của con người vào môi trường thiên nhiên, và do vậy các tai biến địa chất có nguồn gốc ngoại sinh – nhân sinh kết hợp xảy ra khá đa dạng và gây nên một số thiệt hại đáng kể. Điển hình nhất là các vụ bục vỡ túi nước ngầm trong khi khai thác than xảy ra trong các tháng 7/2006 và tháng 1/2007 ở Khe Tam, Khe Sim (Cẩm Phả) hay lũ bùn đã xảy ra tháng 7/2006 ở Khe Dè (Cẩm Phả) đã nhấn chìm nhiều nhà cửa của người dân sống trong vùng. Do tính chất đa dạng của các loại TBĐC xảy ra ở miền Đông Bắc nên việc điều tra khảo sát các TBĐC ở tỷ lệ nhỏ trên toàn vùng rất có thể không mang lại hiệu quả mong muốn. Thay vào đó trước tiên cần thiết phải tiến hành các điều tra nghiên cứu TBĐC ở tỷ lệ lớn ở một số khu vực trọng điểm. Kết quả của những nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học cho việc định hướng, tiến hành một chương trình nghiên cứu, đánh giá, tiến tới dự báo và đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả TBĐC trên toàn miền Đông Bắc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...