Tiểu Luận Nghiên cứu điều kiện phát triển ngoại thương ở Đàng Trong từ cuối thế kỷ XVI - Đầu thế kỷ XVIII

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​ Thời kỳ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII là một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đất nước liên tiếp bị chia cắt bởi các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài hơn nửa thế kỷ và sau đó là sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài với cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hơn 200 năm. Tuy nhiên, thời kỳ Đại Việt bị chia cắt thành hai lãnh thổ riêng biệt Đàng Trong - Đàng Ngoài cũng đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử dân tộc. Cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã thiết lập được một nền ngoại thương phát triển cực kỳ rực rỡ, tạo nên một nền kinh tế phát triển ổn định trong một thời gian khá dài
    Thế kỷ XVI - XVIII đã chứng kiến một thời kì phát triển khá hưng thịnh của hoạt động thương nghiệp. Một mặt do nhu cầu thoát khỏi sự gò bó của nông nghiệp cũng như sự phát triển tự thân của nó (chủ yếu là ở Đàng Trong), do điều kiện giao thông đi lại thuận lợi hơn trước, do nhu cầu của cuộc sống hàng ngày tăng lên, nên sự trao đổi hàng hóa ngày càng cần thiết Mặt khác, sự hình thành của luồng giao lưu buôn bán quốc tế tác động mạnh mẽ đến các vùng lâu nay xa cách, đóng kín và làm cho nhu cầu hàng hoá đặc sản địa phương tăng lên không ngừng, bên cạnh đó một thời nhà Thanh đóng cửa buộc các thương nhân Trung Quốc cũng như nước ngoài phải dồn sang Việt Nam Tất cả những điều đó vừa làm cho việc buôn bán với nước ngoài phát triển vừa làm cho nội thương thêm nhộn nhịp.
    Theo ghi chép của sử cũ, ở các thế kỷ từ XVI - thế kỷ XVIII việc buôn bán với thương nhân nước ngoài đã phát triển và mở rộng hơn hẳn những thế kỷ trước. Bên cạnh những thương nhân Châu Á: Trung Quốc, Giava, Xiêm quen thuộc và ngày càng đông đảo, đã xuất hiện các thuyền buôn Nhật Bản và đặc biệt là các thuyền buôn phương Tây: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp Có thể nói đây là một bước phát triển cực kì quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Đại Việt nói chung và Đàng Trong nói riêng thời bấy giờ .
    ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ NỘI DUNG ​ ​ 1. Khái quát về tình hình ngoại thương Đàng Trong từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII​ Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng đất Thuận Hoá và được triều đình nhà Lê chấp thuận. Từ đây, một trang sử mới của dân tộc đã được viết nên. Là người đại diện cho xu thế phát triển của đất nước, Nguyễn Hoàng quyết chí vào nam dựng nghiệp với hàng loạt những dự định lớn lao. Ông toàn tâm toàn ý chăm lo phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực về mọi mặt chuẩn bị những bước đi xa hơn cho các thế hệ con cháu.
    Ngay từ đầu, Nguyễn Hoàng đã nhận thức rõ vùng đất Thuận - Quảng là một trung tâm kinh tế quan trọng của Đàng Trong, có tài nguyên là nguồn lâm thổ sản phong phú, có những cảng biển nổi tiếng đã từng thu hút thương khách nước ngoài nhiều thế kỷ trước đó. Đối với Nguyễn Hoàng, việc tận dụng và phát huy những tiềm năng của xứ Thuận - Quảng để nó có khả năng đảm bảo cho một tương lai chính trị mà thuở ra đi ông đã bắt đầu toan tính là những việc làm tiên quyết.
    Nhận thấy những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Nguyễn Hoàng và sau đó là các chúa Nguyễn kế vị ông đã xác lập một chiến lược phát triển kinh tế mới với những bước đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bước chuyển chung của khu vực. Cách thức lựa chọn con đường phát triển đó đã đưa Đàng Trong hội nhập với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ là hướng ra biển. Phát triển ngoại thương đã trở thành một chiến lược kinh tế liên quan đến sự sống còn của thể chế mà các chúa Nguyễn đã ra công tạo dựng ở Đàng Trong.
    Với chủ trương trọng thương, các chính sách khuyến khích kinh tế đối ngoại của các chúa Nguyễn đã có tác dụng cổ vũ ngoại thương ở Đàng Trong. “Vào thế kỉ XVI - XVIII, Đàng Trong đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển thuộc loại bậc nhất của thế giới. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở Châu Á lẫn châu Âu đền đến và thiết lập quan hệ giao thương với chính quyền Đàng Trong”. [9; tr 102]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...