Tiến Sĩ Nghiên cứu điều chỉnh thông khí và mối tương quan giữa PaCo2 và PetCo2 trong mổ nội soi ổ bụng

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Ác Niệm, 5/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu điều chỉnh thông khí và mối tương quan giữa PaCo2 và PetCo2 trong mổ nội soi ổ bụng - Luận văn tiến sĩ đã bảo vệ thành công trước Hội đồng quốc gia của TS Nguyễn Minh Lý

    Mổ nội soi ổ bụng đã được đề cập từ năm 1967 khi Steptoe lần đầu tiên ứng
    dụng nó vào phẫu thuật phụ khoa, nhưng phải đến đầu thập niên 80, sau thành
    công của ca mổ cắt túi mật đầu tiên ở Pháp, kỹ thuật mổ nội soi mới bắt đầu
    được phát triển rộng rãi [7], [34]. Phẫu thuật nội soi ra đời đã lật sang một trang
    mới của lịch sử y học nói chung và của ngành ngoại khoa nói riêng.
    Đây là phương pháp phẫu thuật đặc biệt, có nhiều ưu điểm nổi trội như:
    xâm nhập tối thiểu, bệnh nhân ít đau, chóng hồi phục sức khoẻ, đáp ứng được
    nhu cầu thẩm mỹ . Tuy nhiên, do tính chất phẫu thuật cần bơm CO2
    vào khoang
    màng bụng tạo khoảng trống cho phẫu thuật viên quan sát và thực hiện các thao
    tác kỹ thuật đặt ra nhiều vấn đề cho công tác gây mê hồi sức do những nguy cơ
    và biến chứng đặc thù phát sinh từ việc bơm hơi [2], [7], [34].
    Tăng áp lực ổ bụng do bơm khí CO2
    gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thông
    khí / tưới máu phổi, thay đổi dung tích cặn chức năng do giảm độ giãn nở của
    phổi và lồng ngực, đồng thời CO2
    khuếch tán và hấp thu vào cơ thể gây tăng
    CO2 máu là những nguyên nhân gây bất lợi trực tiếp đến huyết động, hô hấp và
    cân bằng nội môi. Trong gây mê và hồi sức, ưu thán nếu không được điều chỉnh
    sẽ gây rối loạn cân bằng axit-bazơ, đặc biệt ở những ca mổ kéo dài, người già
    hay những người có bệnh mạn tính [31], [38], [41], [121].
    Có nhiều biện pháp đã được đề xuất nhằm khắc phục tình trạng ưu thán
    xuất hiện trong mổ nội soi ổ bụng, đơn giản và hiệu quả hơn cả là điều chỉnh
    chế độ thở máy để kiểm soát nồng độ CO2 máu. Nhiều tác giả cho rằng nên tăng
    tần số hô hấp đơn thuần, một số khác thì nên tăng thể tích, khối lượng tăng là
    bao nhiêu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau [44], [99], [119], [129]. Tìm một
    phương pháp thông khí tối ưu, điều chỉnh thông khí phù hợp, an toàn cho người
    bệnh đồng thời giữ được áp lực O2
    , CO2
    và pH máu gần với giới hạn bình thường
    trong quá trình bơm hơi ổ bụng là vấn đề đặt ra cho công tác gây mê hồi sức.
    Việc lấy máu động mạch để theo dõi khí máu trong đó đặc biệt quan trọng
    là áp lực riêng phần CO2
    là phương pháp gây xâm lấn, đắt tiền và không phải lúc
    nào cũng tiến hành được [8]. Trong gây mê, thán đồ có thể cho phép đánh giágián tiếp PaCO2 máu thông qua mối liên quan chênh lệch P(a-et)CO2
    ở những
    bệnh nhân mạnh khỏe, không có bệnh lý phổi [18]. Tuy vậy mối tương quan
    giữa PaCO2
    và PetCO2
    như thế nào trong quá trình bơm CO2
    ổ bụng còn chưa rõ
    ràng, các kết quả nghiên cứu cho nhận xét khá trái ngược nhau nên rất cần được
    làm rõ [1], [44], [49], [99].
    Ngày nay tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi đã và đang được phát triển rộng
    rãi đến các tuyến bệnh viện tỉnh, thành, ngành trong cả nước. Cùng với sự tiến
    bộ của phẫu thuật, nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng liên quan đến gây mê
    hồi sức đã và đang được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển
    và mở rộng trong lĩnh vực này. Nghiên cứu điều chỉnh thông khí, xác định mức
    tăng thông khí và phương thức tăng thông khí như thế nào cho thích hợp, khắc
    phục tình trạng ưu thán máu, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong gây mê mổ
    nội soi có bơm CO2
    ổ bụng là hết sức cần thiết nhưng cho đến nay, còn ít tác giả
    đề cập đến vấn đề này.
    Vì vậy đề tài này được tiến hành nhằm ba mục tiêu:
    1- Đánh giá mức độ ưu thán máu và sự thay đổi về huyết áp động mạch
    trung bình, áp lực tĩnh mạch trung tâm, áp lực đường thở sau bơm
    CO2
    ổ bụng với áp lực duy trì 12 mmHg.
    2- Xác định phương thức điều chỉnh thông khí thích hợp để duy trì áp
    lực riêng phần CO2
    trong máu động mạch (PaCO2
    ) tối ưu trong gây
    mê mổ nội soi có bơm CO2
    ổ bụng .
    3- Đánh giá mối tương quan giữa PaCO2
    và áp lực CO2
    cuối thì thở ra
    (PetCO2
    ) trong quá trình bơm CO2
    và điều chỉnh thông khí.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...