Luận Văn Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Khí hậu nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất Nông nghiệp, song cũng tạo điều kiện tốt để sâu hại phát sinh, phát triển và phá hại nghiệm trọng. Theo FAO (1999), hằng năm trên thế giới mức tổn thất về lương thực trung bình từ 6 - 10%. Ở Việt Nam, mức tổn thất này từ 8 -15%, riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vào khoảng 18%.
    Trong đó, loài rầy nâu là một trong những loài sâu hại không những trực tiếp làm thiệt hại về số lượng nông sản, làm giảm chất lượng của cây lúa, giảm giá trị thương phẩm, mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng đời sống sức khỏe của người nông dân và gây ra những thiệt hại về môi trường. Do đó, việc phòng trừ rầy nâu gây hại cho nông sản là một công tác quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp. Và công tác này sẽ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn khi có được những hiểu biết về thành phẩm, đặc tính sinh học của nó.
    Để diệt trừ sâu hại đặc biệt là loài rầy nâu gây hại ở lúa, người nông dân đã phải bỏ ra một khoảng chi phí đáng kể để mua các loại hóa chất bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại nhưng hiệu quả không cao mà còn gây lãng phí về tiền bạc và thời gian. Bên cạnh đó, dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra những tổn hại và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân và môi trường sinh thái.
    Từ những lý do trên, em tiến hành làm đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường”, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả diệt trừ rầy nâu mà không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, với một thiết bị dược gọi là “Máy bắt rầy nâu”, sử dụng ánh sáng đèn và quạt hút.

    CHƯƠNG 1.
    MỞ ĐẦU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nước ta là nước đang phát triển, NN được xem là yếu tố chính cho sự phát triển, nhất là việc giải quyết lương thực. Hiện nay về cơ bản nước ta vẫn là nước NN gần 80% dân số và 70% lực lượng lao động tập trung ở nông thôn là chủ yếu và phổ biến là sản xuất NN. Vì vậy, NN đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho một dân số đang gia tăng. Từ cuộc cách mạng xanh việc sử dụng các giống cây trồng đi đôi với phân hóa học, hóa chất BVTV, thủy lợi hóa và cơ giới hóa được xem là các yếu tố không thể thiếu được cho một nền NN hiện đại.
    Việc sử dụng hóa chất, độc canh giống, cơ giới giống với mục đích là tiêu diệt các loài sâu hại trong những năm gần đây đã mang lại những hậu quả tiêu cực: gây tổn hại đến môi trường (xói mòn đất, suy giảm độ phì của đất, ô nhiễm đất và nguồn nước ) ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân và người tiêu dùng, dịch bệnh bộc phát, giá thành sản xuất cao điều này dẫn đến lo ngại rằng sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành sản xuất lương thực trong đó có sản xuất lúa.
    Để có biện pháp diệt trừ sâu hại hiệu quả cao hơn mà không phải sử dụng các loại thuốc BVTV hay cơ giới hóa, động canh hóa giống cây trồng nhằm bảo vệ môi trường mà giá thành cũng rẻ hơn. Để giải quyết được những vấn đề khó khăn trên, em tiến hành làm đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường” với mục đích là tiêu diệt sâu hại đặc biệt là rầy nâu gây hại ở lúa với một thiết bị diệt rầy không những hiệu quả mà còn đem lại những lợi ích khác nữa cho người nông dân.
    1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    · Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loài sâu hại đối với NS VN và ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đối với cây trồng và hệ sinh thái.
    · Trên cơ sở đánh giá đó, đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu bệnh dưới tác động trực tiếp hay gián tiếp của các loại hóa chất BVTV.
    1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    · Tổng hợp tài liệu về côn trùng, đặc biệt là loài rầy nâu.
    · Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của thuốc hóa học BVTV đối với cây trồng (cây lúa) và môi trường sinh thái tại đó.
    · Tiến hành tìm hiểu, đưa ra các biện pháp thích hợp để phòng trừ sâu hại.
    · Tính toán chi phí cho hệ thống diệt trừ sâu hại nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả cho phát triển NN.
    1.4. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
    · Đánh giá được ảnh hưởng của sâu hại lên cây trồng.
    · Đưa ra các biện pháp hữu hiệu để phòng trừ côn trùng gây hại cho cây trồng, đặc biệt là biện pháp phòng trừ rầy nâu.
    · Tìm hiểu và tính toán chi phí cho thiết bị diệt trừ rầy nâu ở lúa.
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.5.1. Phương pháp luận
    Ngành NN có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Phát triển NN và nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, khi nghiên cứu đánh giá tác động ảnh hưởng của côn trùng đến hoạt động NN thì cần phải hiểu rõ các nguyên nhân cũng như các yếu tố cụ thể tác động đến môi trường tại vùng đó.
    Các chất hóa học BVTV mà người nông dân sử dụng khi diệt trừ sâu bệnh gây ra ÔNMT và chất ô nhiễm đó sẽ làm ÔNMT đất và nước tại khu vực đó. Do đó cần phải có những biện pháp nghiên cứu thích hợp để hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất đó.
    Đối với vùng nghiên cứu thì có những đặc thù riêng, chẳng hạn nơi đây là nơi sinh sống của các loài sâu bệnh, NN chưa phát triển, vì thế khi đánh giá chất lượng NS tại đây thì cần làm rõ các vấn đề trong phần nội dung nghiên cứu.
    1.5.2. Phương pháp cụ thể
    v Thu thập tài liệu :
    · Các tài liệu của các tác giả đã thực hiện trước đây về các loài côn trùng.
    · Các số liệu về thiệt hại cho NS của các loài sâu hại trong quá trình bảo quản.
    · Các tài liệu về các căn bệnh do côn trùng gây ra đối với cây trồng.
    · Các biện pháp đã được thực hiện để phòng trừ sâu bệnh như biện pháp tổng hợp (IPM).
    v Điều tra khảo sát thực địa :
    · Điều tra 1 mẫu lúa dùng bao nhiêu kg TTS bình quân trong một vụ mùa.
    · Điều tra ảnh hưởng xấu của TTS đối với môi trường nước, môi trường không khí, hệ sinh thái và môi trường.
    · Điều tra thói quen sử dụng TTS và vấn đề an toàn trong sinh hoạt khi có TTS.
    v Phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu :
    Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, các tài liệu điều tra khảo sát, các tài liệu đã qua xử lý, ta tiến hành phân tích và tổng hợp lại từ đó đưa ra những tác động ảnh hưởng của côn trùng đến chất lượng cây trồng của nước ta và có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.
    1.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.6.1. Đối tượng nghiên cứu
    · Các loài côn trùng, đặc biệt là loài rầy nâu gây hại cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường.
    · Các hoạt động sản xuất lương thực và phát triển NN trên vùng nghiên cứu.
    1.6.2. Phạm vi nghiên cứu
    · Về không gian: tập trung vào nghiên cứu các loài côn trùng gây hại cho cây trồng và các biệp pháp tổng hợp (IMP) để diệt trừ sâu bệnh cho NN.
    · Về thời gian: từ 01/10/2006 - 27/12/2006
    1.6.3. Cấu trúc của Đồ án tốt nghiệp
    Gồm 6 chương:
    Chương 1. Mở đầu.
    Chương 2. Tổng quan về sử dụng hóa chất BVTV trong NN.
    Chương 3: Tổng quan về côn trùng.
    Chương 4. Tổng quan về rầy nâu.
    Chương 5. Đề xuất biện pháp xử lý rầy nâu bằng máy bắt rầy.
    Chương 6. Kết luận và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...