Tiến Sĩ Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường và bệnh nhân xơ cứng rải rác

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
    1.1. Giải phẫu - sinh lý thị giác liên quan đến điện thế đáp ứng thị giác .3
    1.1.1. Võng mạc .4
    1.1.2. Cơ chế nhận cảm ánh sáng 7
    1.1.3. Cơ chế hình thành và truyền điện thế receptor ở võng mạc 9
    1.1.4. Đường dẫn truyền thị giác .11
    1.2. Lịch sử nghiên cứu điện thế đáp ứng .14
    1.3. Điện thế đáp ứng thị giác 16
    1.3.1. Về thuật ngữ 16
    1.3.2. Về kích thích 17
    1.3.3. Kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng thị giác .18
    1.3.4. Đường ghi điện thế đáp ứng thị giác bình thường và nguồn gốc các sóng
    19
    1.4. Một số kết quả nghiên cứu giá trị điện thế đáp ứng thị giác của người
    bình thường .21
    1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới 21
    1.4.2. Nghiên cứu trong nước 23
    1.5. Ứng dụng điện thế dáp ứng thị giác trong chẩn đoán các bệnh của hệ
    thần kinh và mắt 23
    1.6. Đại cương về bệnh xơ cứng rải rác 251.6.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh 25
    1.6.2. Giải phẫu bệnh .26
    1.6.3. Cơ chế bệnh sinh .27
    1.6.4. Triệu chứng lâm sàng 29
    1.6.5. Cận lâm sàng .31
    1.6.6. Chẩn đoán 39
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. Đối tượng nghiên cứu .40
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu .40
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .43
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .43
    2.2.2. Phương pháp chọn cỡ mẫu 43
    2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 45
    2.2.4. Phương tiện dụng cụ 46
    2.2.5. Cách xác định các chỉ số nghiên cứu .47
    2.2.6. Tổ chức nghiên cứu .55
    2.2.7. Xử lý số liệu .56
    2.2.8. Mô hình nghiên cứu .56
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 58
    3.1. Một số đặc điểm chung về các đối tượng nghiên cứu là người bình thường
    58
    3.2. Kết quả nghiên cứu về điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường
    60
    3.2.1. Tần suất xuất hiện và hình dạng các sóng .61
    3.2.2. Thời gian tiềm tàng, biên độ và diện tích các sóng của điện thế
    đáp ứng thị giác ở người bình thường 66
    3.3. Kết quả nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác trên bệnh nhân xơ cứng
    rải rác 81
    3.3.1. Một số đặc điểm chung 81
    3.3.2. Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng thường gặp 82
    3.3.3. Kết quả chụp cộng hưởng từ và xét nghiệm dịch não tủy .84
    3.3.4. Kết quả nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở bệnh nhân xơ
    cứng rải rác .86
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 101
    4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .101
    4.2. Đánh giá kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng thị giác .103
    4.3. Kết quả của điện thế đáp ứng thị giác ở người bình thường .105
    4.3.1. Thời gian tiềm tàng các sóng điện thế đáp ứng thị giác của các
    đối tượng nam và nữ tuổi 20 - 50 .105
    4.3.2. Biên độ các sóng điện thế đáp ứng thị giác của các đối tượng
    nam và nữ tuổi 20 - 50 111
    4.4. Kết quả nghiên cứu các giá trị của điện thế đáp ứng thị giác ở bệnh
    nhân xơ cứng rải rác .115
    4.4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân xơ cứng rải rác 115
    4.4.2. Đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng thường gặp 116
    4.4.3. Đặc điểm về hình ảnh chụp cộng hưởng từ 119
    4.4.4 Đặc điểm về rối loạn dịch não tủy 120
    4.4.5. Tần suất xuất hiện và hình dạng của các sóng .123
    4.4.6. Thời gian tiềm tàng trung bình, thời gian tiềm tàng liên đỉnh của
    các sóng ở bệnh nhân nam và nữ 123
    4.4.7. Biên độ của các sóng ở bệnh nhân nam và nữ 125
    4.4.8. So sánh diện tích của sóng P
    giữa bệnh nhân xơ cứng rải
    rác với người bình thường .126
    100
    4.4.9. Liên quan giữa điện thế đáp ứng thị giác và một số triệu chứng
    lâm sàng, cận lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân xơ cứng rải rác
    127
    KẾT LUẬN. 131
    KIẾN NGHỊ 133
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
    CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sự ra đời của kỹ thuật điện sinh lý thần kinh đã góp phần to lớn trong
    lĩnh vực nghiên cứu chức năng hệ thần kinh. Các kỹ thuật điện sinh lý thần
    kinh thường được ứng dụng là ghi điện não (EEG), đo tốc độ dẫn truyền thần
    kinh (NCV), ghi điện thế đáp ứng (EP)v.v . Trong kỹ thuật ghi EP có kỹ thuật
    ghi điện thế đáp ứng cảm giác (SEP) đánh giá chức năng dẫn truyền cảm giác
    và điện thế đáp ứng vận động (MEP) đánh giá chức năng dẫn truyền vận động.
    Kỹ thuật ghi EP với sự trợ giúp của máy tính, cho phép đánh giá chức
    năng các đường dẫn truyền ở hệ thần kinh một cách khách quan và có độ
    chính xác cao, có thể phát hiện sớm các bất thường khi tổn thương cấu trúc
    chưa thể phát hiện bằng MRI [6],[30],[40].
    Đến nay, hầu hết các phòng thăm dò chức năng trên thế giới đều dùng
    kỹ thuật ghi EP để đánh giá dẫn truyền cảm giác, bao gồm kỹ thuật ghi điện



    thế đáp ứng thính giác thân não (BAEP) cho phép đánh giá chức năng dẫn
    truyền thính giác. Kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng thị giác (VEP) cho phép đánh
    giá chức năng dẫn truyền thị giác. Kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng cảm giác
    thân thể (SSEP) đánh giá chức năng dẫn truyền cảm giác thân thể. Trong đó
    kỹ thuật ghi VEP đã và đang được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu dẫn truyền
    thị giác ở người bình thường và một số bệnh lý như viêm thần kinh thị giác, u
    dây TK thị giác, xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis), [32],[72],[116].
    Xơ cứng rải rác (XCRR) là một bệnh thuộc nhóm bệnh gây tổn thương
    mất myelin ở hệ TK trung ương, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại di
    chứng nặng dần. Bệnh gặp ở 2,5 triệu người trên toàn thế giới, thường khởi
    phát ở lứa tuổi lao động từ 20 - 50 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam, với tỷ lệ hiện
    mắc trung bình trên toàn thế giới khoảng 30/100.000 dân, cao nhất ở châu Âu
    (80/100.000 dân), ở Đông Nam Á (3,8/100.000 dân) và thấp nhất ở châu Phi(0.3/100.000 dân), trong đó hàng năm có khoảng 1% số trường hợp bị tử vong
    [49],[71],[107],[108],[128]. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm
    sẽ làm giảm tỷ lệ di chứng và tử vong cho người bệnh. Trong các kỹ thuật cận
    lâm sàng để chẩn đoán sớm xơ cứng rải rác, ghi EP, trong đó ghi VEP được
    nhiều tác giả trên thế giới coi là đáng tin cậy hơn cả [5],[110],[128] .
    Ở nước ta hiện nay chưa có khảo sát dịch tễ học về XCRR. Tuy nhiên
    hai thập niên trở lại đây, nghiên cứu của một số tác giả đã khẳng định XCRR
    thực sự có mặt tại Việt Nam và cần thiết phải thống nhất quy trình các tiêu
    chuẩn chẩn đoán phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm nâng cao chất
    lượng chẩn đoán và hiệu quả điều trị bệnh này [2],[16],[23],[25].
    Trong lâm sàng để đánh giá chức năng dẫn truyền của hệ TK cần phải
    so sánh với giá trị bình thường, vì thế các phòng thăm dò chức năng trên thế
    giới phải xây dựng số liệu bình thường riêng cho mình [40],[66],[70],[73]. Ở
    nước ta đã có nhiều phòng thăm dò chức năng được trang bị máy ghi EP
    nhưng chưa có đủ số liệu về các chỉ số EP của người bình thường, đặc biệt về
    VEP có rất ít tác giả đề cập đến. Vì vậy, việc xây dựng số liệu về các thông số
    của VEP ở người bình thường để làm số tham chiếu trong nghiên cứu các
    bệnh liên quan đến đường dẫn truyền thị giác và các bệnh lý của hệ TK có
    ảnh hưởng đến VEP, trong đó có bệnh XCRR là rất cần thiết.
    Từ các lý do nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu điện thế
    đáp ứng thị giác ở người bình thường và bệnh nhân xơ cứng rải rác” với
    các mục tiêu sau:
    1. Xác định đặc điểm và giá trị các sóng của VEP ở người bình thường
    tuổi 20-50.
    2. Đánh giá sự biến đổi về giá trị các sóng của VEP ở bệnh nhân XCRR.
    3. Mô tả sự liên quan giữa TGTT của VEP với một số triệu chứng lâm
    sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân XCRR.
     
Đang tải...