Báo Cáo Nghiên cứu dịch tễ học phân tử virus viêm não nhật bản (VNNB), xác định vai trò gây bệnh của virus V

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
    MỤC LỤC
    PHẦN A: Báo cáo tóm tắt
    1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
    2. Bản tự đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài
    PHẦN B: Báo cáo chi tiết

    Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước
    1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài.
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

    Chương 2. TỔNG QUAN
    2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.
    2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài.

    Chương 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Thiết kế nghiên cứu
    3.2. Chọn mẫu, đối tượng nghiên cứu
    3.3. Phương pháp nghiên cứu:

    Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    Chương 5. BÀN LUẬN
    Chương 6. KẾT LUẬN
    KIẾN NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC: - Bảng xác nhận chi tiêu tài chính
    - Minh chứng đào tạo (văn bằng tốt nghiệp đại học)
    - Minh chứng về kết quả so sánh trình tự nucleotide vùng gen E của một số chủng virus VNNB genotyp 1
    - Minh chứng về các bài báo khoa học liên quan đến đề tài
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài:
    Virus viêm não Nhật bản (VNNB) là nguyên nhân chính gây hội chứng não cấp trong khu vực Châu Á và Tây Thái Bình Dương. Trước năm
    2000, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 2000 – 3000 trường hợp viêm não virus, trong những năm 1995, xác định khoảng 67 % trẻ em bị viêm não do virus là do virus VNNB. Nhưng gần đây, nhờ tăng cường sử dụng vắc-xin VNNB để phòng bệnh, đã góp phần làm giảm số trường hợp viêm não virus, chỉ có khoảng dưới 1500 trường hợp viêm não virus trong những năm gần đây và trong số này còn có khoảng 10 – 35 % trẻ em bị VNNB, cho thấy khả năng khống chế bệnh VNNB ở Việt Nam là rất khả thi [4,22,24].
    Virus VNNB có 5 genotyp, sự phân bố và lưu hành của các genotyp virus VNNB rất khác nhau tuỳ từng vùng địa lý. Trước những năm 1990,
    virus VNNB genotyp 1 lưu hành chủ yếu ở Thái Lan, Campuchia. Nhưng từ năm 1990 đến nay, phát hiện có sự mới xuất hiện của virus VNNB genotyp 1 ở một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam [1,2,32,42,63]. Tuy nhiên, phần lớn các chủng virus VNNB genotyp 1 được phân lập từ muỗi, lợn. Do vậy, virus VNNB genotyp 1 được cho là ít có khả năng gây nhiễm cho người và chỉ thích ứng với muỗi và lợn. Chính vì vậy, ở những nước lưu hành virus VNNB genotyp 1 như Thái Lan, cho đến nay mới phân lập được 5 chủng virus VNNB genotyp 1 từ bệnh nhân trong các năm 1979 – 1984, còn các nước khác trong khu vực châu Á, cũng chưa có công bố nào về việc phân lập được virus VNNB genotyp 1 từ bệnh nhân sau những công bố về các chủng virus VNNB genotyp 1 từ bệnh nhân
    ở Thái Lan [42].
    Nghiên cứu sự tiến hoá của virus VNNB trong công bố trước đây ở Việt Nam sử dụng vùng gen PrM để phân tích các genotyp của virus VNNB, đã xác định các chủng virus VNNB phân lập từ người bệnh, từ muỗi, từ lợn trong những năm 1964 - 1988 thuộc genotyp 3 [23]. Nghiên cứu dịch tễ phân tử sự lưu hành của virus VNNB trong những năm đầu thế kỷ 21 đã xác định có sự lưu hành của virus VNNB genotyp 1 ở lợn và muỗi ở miền Bắc Việt Nam [42]. Nhưng cho đến nay, chưa có công bố phát hiện virus VNNB genotyp 1 ở miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên cũng như chưa phát hiện được virus VNNB genotyp 1 từ người bệnh.
    Trên thực tế, lựa chọn chủng cho sản xuất vắc-xin phòng bệnh, hoặc chọn chủng để sản xuất kháng nguyên trong chẩn đoán huyết thanh học thường dựa vào kết quả phân tích dịch tễ học phân tử, chủng được lựa chọn thường là chủng có cùng typ hoặc genotyp với chủng lưu hành của địa phương. Đối với virus VNNB, dựa trên cơ sở nghiên cứu dịch tễ phân tử virus VNNB, xác định phần lớn các chủng virus VNNB genotyp 3 phân lập từ người ở các vùng địa lý khác nhau của châu Á [12,13,21]. Do vậy, các chủng virus VNNB thuộc nhóm genotyp 3 thường được lựa chọn để làm chủng sản xuất vắc-xin VNNB như chủng Nakayama, chủng Beijing và chủng SA 14; hoặc để sản xuất kháng nguyên như các chủng Nakayama, JaGa-01 và chủng Beijing. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với sự xuất hiện genotyp mới virus VNNB ở một số vùng địa lý, như chủng virus VNNB genotyp 1 ở một số nước châu Á, hoặc có sự mới xuất hiện virus VNNB genotyp 1 và 2 ở miền Bắc nước Úc trong số các mẫu phân lập từ muỗi (véc-tơ) truyền bệnh và từ lợn (ổ chứa virus), cho thấy sự cần thiết nghiên cứu dịch tễ phân tử virus VNNB [18,24,32,34,36].
    Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu dịch tễ học phân tử virus viêm não Nhật Bản (VNNB), xác định vai trò gây bệnh của virus
    VNNB genotyp 1”.
    1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài:
    Có sự xuất hiện của các genotyp mới của virus VNNB ở một số vùng khác nhau ở Việt Nam.
    Virus VNNB genotyp 1 có khả năng gây bệnh cho người.
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Xác định dịch tễ học phân tử virus VNNB ở một số vùng của Việt Nam.
    - Xác định vai trò gây bệnh của virus VNNB genotyp 1 bằng kỹ thuật sinh học phân tử và thực nghiệm trên động vật cảm thụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...