Luận Văn Nghiên cứu địa hoá môi trường một số kim loại nặng trong trầm tích sông rạch Tp. Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu địa hóa môi trường của một số kim loại
    nặng tiêu biểu (Pb, Cu, Cr, Zn và Cd) trong trầm tích sông rạch TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống sông
    và kênh rạch đã và đang phải gánh chịu lượng lớn các chất thải sinh hoạt cũng như chất thải từ
    các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và cả các khu công nghiệp. Một trong các số chất ô nhiễm hiện nay
    là các kim loại nặng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy có sự tích lũy của các kim loại nặng (Cu,
    Zn, Cr và Cd) trong trầm tích sông rạch. Đặc biệt, tại nhiều vị trí như kênh Tân Hóa-Lò Gốm và
    Tàu Hũ-Bến Nghé, hàm lượng kim loại nặng đã vượt qua giới hạn cho phép. Dựa trên kết quả xử lý
    thống kê các số liệu thu được đã cho thấy sự tích lũy của các kim loại nặng trong trầm tích phụ
    thuộc vào các thông số địa hóa môi trường và hàm lượng các vật chất hữu cơ.
    Từ khóa: địa hóa môi trường, kim loại nặng, trầm tích
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tài nguyên nước mặt với vai trò cung cấp nước cho các hoạt động sống của người dân thành
    phố và cho các hoạt động sản xuất là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Thành phố Hồ
    Chí Minh. Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông rạch chính bao gồm sông Sài Gòn,
    sông Nhà Bè và 5 kênh rạch chi lưu (Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tàu Hũ-Bến Nghé, Tân Hóa-Lò Gốm,
    Đôi-Tẻ và Tham Lương-Bến Cát). Trong thực tế, hệ thống sông rạch thành phố cũng là nơi tiếp
    nhận một lượng lớn các nguồn nước thải và chất thải từ đô thị và khu công nghiệp, các cơ sở công
    nghiệp không tập trung. Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh đã có sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ và
    quản lý môi trường, nhưng sự phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa mạnh mẽ đã làm cho chất
    lượng nguồn tài nguyên nước mặt ngày càng suy giảm. Nguyên nhân là do các con sông không có
    khả năng làm sạch khối lượng quá lớn các chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Thành phố hiện vẫn
    chưa có hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải sinh hoạt chủ yếu qua bể tự hoại vào hệ thống
    thu gom của thành phố rồi xả ra nguồn nước. Hệ thống sông rạch còn phải nhận lượng chất thải từ
    các khu công nghiệp. Nguyên nhân là phần lớn các khu công nghiệp hiện nay đều chưa có hệ thống
    xử lý nước thải hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả, chất thải từ các tai nạn tràn đổ dầu, . .
    Bài báo trình bày những kết quả nghiên cứu về sự tích lũy và hiện trạng ô nhiễm của một số
    kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cr và Cd) trong trầm tích sông rạch thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh
    đó, bài báo cũng đề cập đến các đặc điểm địa hóa môi trường của các kim loại nặng, đây là những
    thông tin hết sức cần thiết để đánh giá tác động môi trường cũng như lựa chọn biện pháp xử lý thích
    hợp với các chất ô nhiễm này.
    2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong môi trường nước, chỉ có một phần nhỏ các kim loại nặng tồn tại trong pha hòa tan (dạng
    ion). Các nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong các lưu vực sông trên thế giới đã cho thấy
    hàm lượng của pha không hòa tan (tức là hàm lượng các chất ô nhiễm này trong trầm tích và ở dạng
    keo) thường rất cao so với pha hòa tan (>100.000 lần tại sông Elbe (CHLB Đức) và 1.000- 10.000
    lần (sông Schuylkill)). Nguyên nhân là do hầu hết các kim loại nặng như As, Cd, Hg, Pb và Zn đều
    tồn tại chủ yếu ở dạng liên kết với các hạt keo (0,45 m) hoặc tích lũy trong môi trường trầm tích
    (chiếm từ 50-90% tổng hàm lượng kim loại). Tương tự, hầu hết các kim loại được xếp trong danh
    sách các chất có nguy cơ ô nhiễm (chỉ với ngoại lệ Sb) của Cục bảo vệ môi trường Mỹ (US-EPA)
    đều ở dạng bền vững và có xu thế tích tụ trong trầm tích (các trầm tích đáy và dạng keo) hoặc trong
    các thủy sinh vật [4]. Do đó, nếu chỉ dựa trên các kết quả phân tích mẫu nước sẽ không phản ánh
    đầy đủ mức độ ô nhiễm kim loại nặng của một nguồn nước. Chính vì những lý do nêu trên, phạm vi
    nghiên cứu của tác giả đã tập trung vào các mẫu trầm tích bề mặt (0-30 cm). Đây là tầng trầm tích
    phản ánh sự ô nhiễm trong thời gian hiện tại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...