Luận Văn Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    –&—
    1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển và trở thành xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đang làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nền kinh tế thế giới, trong đó có sự thay đổi về thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh nhu cầu ngày càng cao về những sản phẩm hữu dụng nói chung, đặc biệt là tại các nước phát triển, người tiêu dùng còn chú ý đến những sản phẩm thân thiện với môi trường.
    Nhãn sinh thái là một trong các biện pháp nhằm thông tin và giáo dục ngư­ời tiêu dùng về các lợi thế môi tr­ường của sản phẩm, đồng thời có thể tạo ra các áp lực đòi hỏi và khuyến khích đổi mới dẫn tới việc giảm các tác động môi trư­ờng trong sản xuất và tiêu thụ. Liệu nhãn sinh thái có thể đóng góp cho việc giảm thiểu sự căng thẳng về môi tr­ường hay không và giảm đ­ược bao nhiêu là việc cần đ­ược đặt ra trư­ớc khi triển khai chư­ơng trình. Các tác động của ch­ương trình cấp nhãn sinh thái còn phụ thuộc rất nhiều vào sự liên quan và tầm quan trọng của các tiêu chí cấp nhãn sinh thái cũng như­ thị phần của sản phẩm đư­ợc cấp nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái ở một chừng mực nhất định còn đ­ược dùng như­ một hình thức quảng cáo, một công cụ marketing có hiệu quả cho sản phẩm.
    Trước tình hình trên, nhiều quốc gia nhiều công ty, đã thay đổi chiến lược sản xuất, tạo ra những sản phẩm xanh, ít gây độc hại đến môi trường. Cùng với đó là sự ra đời của các tổ chức làm nhiệm vụ xây dựng tiêu chí, giám định và cấp nhãn sinh thái cho những sản phẩm thân thiện với môi trường.
    Để quản lý và bảo vệ môi trường, bên cạnh các công cụ pháp luật, truyền thông, nhiều quốc gia đã sử dụng các công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo hơn, trong đó sử dụng nhãn sinh thái được xem là một biện pháp thuộc nhóm công cụ kinh tế nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sản xuất bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Việc tiếp cận trên nhiều quốc gia đã có những quy định về nhãn sinh thái riêng cho mình và trên thực tế, nhãn sinh thái đã trở thành một trong những công cụ kinh tế quan trọng để quản lý môi trường trong các doanh nghiệp có định hướng sản phẩm góp phần thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
    Được biết đến như một vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp và các dịch vụ đi kèm. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo sự phát triển lâu dài, cân đối, bền vững trong tương lai.
    Đề tài Nghiên cứu đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái và đánh giá tiềm năng áp dụng cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều của Công ty cổ phần Hạt Việt tỉnh Bình Dương’’ sẽ góp phần nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho Công ty cổ phần Hạt Việt nói riêng và tạo tiền đề cho việc áp dụng đại trà cho các doanh nghiệp khác có cùng ngành chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời góp phần vào công tác bảo vệ môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
    2. Mục tiêu đề tài
    Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng tiêu chí và đánh giá tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm hạt điều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký xin cấp nhãn sinh thái của các doanh nghiệp khi nhà nước tiến hành đánh giá chứng nhận. Xa hơn nữa là nhằm nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của các công ty nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung. Khuyến khích việc sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội gắn với lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa nhãn sinh thái là một lĩnh vực mà các lợi ích kinh tế - môi trường chủ yếu có thể được nhận qua việc khai thác mối quan tâm đến môi trường của người tiêu thụ sản phẩm.
    3. Nội dung nghiên cứu
    - Tổng hợp, tham khảo, kế thừa các nghiên cứu, tài liệu liên quan về công cụ nhãn sinh thái và đánh giá vòng đời sản phẩm.
    - Đánh giá vòng đời sản phẩm cho sản phẩm đối tượng
    - Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) cho sản phẩm hạt điều.
    - Đề xuất các tiêu chí đánh giá cho sản phẩm hạt điều.
    - Khảo sát thực tế và thu thập dữ liệu về Công ty đối tượng và đánh giá thử nghiệm theo tiêu chí đã đưa ra.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Ø Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan từ các sách, giáo trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, trang thông tin điện tử.
    Ø Phương pháp quan sát: Khảo sát thực tế tại một số nhà máy chế biến hạt điều để đánh giá vòng đời sản phẩm.
    Ø Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Đánh giá vòng đời sản phẩm là phân tích đầu vào, đầu ra cũng như tác động môi trường tiềm ẩn của hệ thống sản phẩm/dịch vụ trong suốt chu trình sống của nó để tìm hiểu rõ hơn mức độ tác động của nó đối với môi trường. Phương pháp này được áp dụng để đề xuất các tiêu chí cụ thể của nhãn sinh thái cho sản phẩm hạt điều.
    Ø Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi tiến hành việc khảo sát thực tế để thu thập số liệu cụ thể và phân tích tổng hợp các số liệu, tài liệu đã thu thập được từ đó đánh giá khả năng xây dựng chương trình dán nhãn sinh thái cho sản phẩm.
    Ø Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia: Trao đổi ý kiến với các chuyên gia có kinh nghiệm về nhãn sinh thái, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Sản phẩm ngành chế biến hạt điều được lựa chọn làm đối tượng cho việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng áp dụng nhãn sinh thái vì:
    - Đây là loại dản phẩm được khá nhiều người biết đến trên thị trường.
    - Thương hiệu được gắn nhãn sinh thái sẽ có nhiều thuận lợi trong việc quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh. Dễ dàng hòa nhập thị trường quốc tế.
    6. Ý nghĩa thực tiễn
    Việc áp dụng nhãn sinh thái đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẽ. Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng, việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chí liên quan đến việc áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều vẫn chưa được thực hiện.
    Đề tài nghiên cứu giúp sản phẩm của các công ty có bước chuẩn bị tốt, đáp ứng phần nào các yêu cầu của tiêu chuẩn cấp nhãn sinh thái của các cơ quan chức năng khi ban hành và đánh giá. Các sản phẩm của công ty dễ dàng đạt được tiêu chuẩn để được cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm của mình. Đáp ứng được xu thế phát triển chung của thế giới. Điều này giúp các doanh nghiệp tăng thị phần tại thị trường nội địa, cũng như có thể xâm nhập vào những thị trường khó tính, đòi hỏi những sản phẩm hàng hóa không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, tạo tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước.
    Bên cạnh đó các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể tham khảo mô hình này để xây dựng chương trình nhãn sinh thái cho doanh nghiệp mình.
    7. Kết cấu đồ án
    Gồm 4 chương, phần mở đầu và phần kết luận – kiến nghị
    Chương 1: Tổng quan về nhãn sinh thái
    Chương 2: Tổng quan về ngành chế biến hạt điều tại Việt Nam và Bình Dương
    Chương 3: Đề xuất tiêu chí dán nhãn sinh thái cho sản phẩm ngành chế biến hạt điều
    Chương 4: Áp dụng dán nhãn sinh thái cho sản phẩm nhân hạt điều của Công ty Cổ Phần Hạt Việt
    Chương 5: Đề xuất các giải pháp nhằm tiến tới đạt được nhãn sinh thái cho Công ty Cổ Phần Hạt Việt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...