Tiến Sĩ Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy ho

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các hình x
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4 . nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    5 Những đóng góp mới của luận án 3
    Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1 Cơ sở l. luận về sử dụng đất nông nghiệp bền vững 4
    1.1.1 Đất và sử dụng đất nông nghiệp 4
    1.1.2 Cơ sở khoa học của sử dụng đất bền vững 15
    1.1.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 22
    1.2 Các nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững phục vụ quy hoạch
    sử dụng đất nông nghiệp 29
    1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 29
    1.2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 31
    1.3 Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững 33
    1.3.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới 33
    1.3.2 Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam 35
    1.4 Đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp bền vững 38
    1.4.1 Đánh giá đất thích hợp theo FAO 38
    1.4.2 Đánh giá đất đai ở Việt Nam 39
    1.5 Ứng dụng toán tuyến tính đa mục tiêu trong công tác quy hoạch sử
    dụng đất 42
    1.5.1 Bản chất, đặc điểm của bài toán quy hoạch tuyến tính 42
    1.5.2 Khả năng ứng dụng bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu 45
    1.5.3 Ứng dụng bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu trong quy hoạch
    sử dụng đất ở Việt Nam 46
    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
    2.1 Nội dung nghiên cứu 49
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sử dụng đất 49
    2.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng
    đất chủ yếu 49
    2.1.3 Đánh giá hiện trạng môi trường đất của các loại hình sử dụng đất chủ yếu 49
    2.1.4 Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất 49
    2.1.5 Ứng dụng mô hình toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu đề xuất sử
    dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
    phục vụ quy hoạch sử dụng đất 49
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 50
    2.2.1 Phương pháp chọn điểm 50
    2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 50
    2.2.3 Phương pháp thống kê tổng hợp 51
    2.2.4 Phương pháp đánh giá thích hợp theo FAO 51
    2.2.5 Phương pháp tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội sử dụng đất 52
    2.2.6 Phương pháp phân tích trong ph.ng thí nghiệm 53
    2.2.7 Phương pháp chuyên gia 54
    2.2.8 Phương pháp mô hình toán 54
    2.2.9 Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ 55
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
    3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụng đất 57
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 57
    3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 63
    3.1.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Tứ Kỳ 66
    3.1.4 Định hướng phát triển của huyện Tứ Kỳ đến năm 2020 67
    3.1.5 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. 70
    3.2 Hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chủ yếu 72
    3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất và loại hình sử dụng đất chủ yếu 72
    3.2.2 Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất chủ yếu 79
    3.3 Hiện trạng môi trường đất của các loại hình sử dụng đất chủ yếu 94
    3.3.1 Loại hình chuyên lúa 94
    3.3.2 Loại hình lúa - màu 99
    3.3.3 Loại hình chuyên rau màu 105
    3.4 Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất 113
    3.4.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 113
    3.4.2 Đánh giá thích hợp đất đai 120
    3.5 Ứng dụng mô hình toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu đề xuất sử
    dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
    phục vụ quy hoạch sử dụng đất 132
    3.5.1 Xác định các mục tiêu và hạn chế trong bài toán tối ưu 132
    3.5.2 Xác định các yếu tố đầu vào của bài toán 133
    3.5.3 Kết quả chạy bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu 134
    3.5.4 Đề xuất loại hình sử dụng đất bền vững đến năm 2020 137
    3.5.5 Giải pháp thực hiện các phương án đề xuất 145
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 149
    1 Kết luận 149
    2 Đề nghị 150
    DANH MỤC CÁC CÔNG TR.NH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 159
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ở nước ta, trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang tập trung
    nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, trong đó các đề tài đều hướng tới đánh
    giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất
    nông nghiệp. Tuy nhiên, các công tr.nh nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức vĩ
    mô, những nghiên cứu chi tiết c.n chưa được thực hiện nhiều.
    Theo Nguyễn Văn Bộ và Đào Thế Anh (2010), Việt Nam có chỗ dựa vững
    chắc là nông nghiệp để có thể vượt qua mọi cuộc khủng hoảng. Nếu kích thích cho
    nông nghiệp phát triển sẽ không chỉ đảm bảo kinh tế phát triển mà c.n ổn định an
    ninh xã hội. Để đảm bảo phát triển bền vững phải tiến hành song song việc công
    nghiệp hoá và đô thị hoá cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong đó công nghiệp hoá
    nông nghiệp và nông thôn phải thích hợp với điều kiện đất ít người đông.
    Đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên 1.490,981 ngàn ha, chỉ chiếm
    4,5% diện tích cả nước trong khi dân số bằng 22% cả nước. B.nh quân đất nông
    nghiệp/đầu người chỉ đạt 477 m2 (tương đương 40,7% trung b.nh cả nước). Là vùng
    kinh tế trọng điểm, tập trung nhiều các viện nghiên cứu, trường đại học, nông dân
    có truyền thống canh tác lâu đời nhưng hiệu quả sử dụng đất canh tác chưa cao,
    đồng thời lực lượng lao động dư thừa quá lớn. Mặc dù có sự chuyển dịch về thành
    phố và khu công nghiệp nhưng tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn chiếm 75,5% (năm 2004)
    so với 84,2% (năm 1990), nếu không có hướng giải quyết sẽ gây ra hậu quả không
    lường trước về kinh tế - xã hội. Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
    nghiệp theo hướng hiệu quả, khai thác lợi thế về thị trường, điều kiện tự nhiên và
    lao động là yêu cầu cấp thiết (Nguyễn Văn Bộ và Nguyễn Trọng Khanh, 2010).
    Tứ Kỳ là một huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng cũng không nằm ngoài
    quy luật đó. Là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, với tổng diện
    tích đất tự nhiên là 17.019,01 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 11.212,06 ha
    (đất trồng cây hàng năm 8.497,79 ha). B.nh quân diện tích đất canh tác chỉ đạt 527,8
    m2/đầu người, trong khi giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm 45% tổng giá
    trị sản xuất toàn huyện (năm 2010). Tứ Kỳ có nhiều lợi thế cho sản xuất nông nghiệp,
    nằm gần viện nghiên cứu cây lương thực thực phẩm, một trung tâm nghiên cứu cây
    trồng đứng hàng đầu cả nước, có lợi thế trong việc tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới kết
    hợp với lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào có kinh nghiệm canh tác lâu đời, khí
    hậu ôn hoà, địa hình khá đồng nhất, đất có độ ph. khá là tiền đề để phát triển một nền
    nông nghiệp hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều tiềm năng vẫn chưa được phát huy, khai thác
    một cách đầy đủ, cơ cấu cây trồng mùa vụ chưa được xác định phù hợp với điều kiện
    của huyện, các xã trên địa bàn huyện. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển,
    nhất là xuất khẩu nông sản, việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với
    tính chất đất đai và từng loại hình sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Các
    nguồn lực chưa được khai thác, thể hiện như: đất sản xuất nông nghiệp của các hộ
    dân c.n manh mún, phân tán; chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung,
    chuyên môn hóa nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển, việc tổ chức kinh doanh dịch vụ,
    chế biến nông sản chưa gắn với việc sản xuất hàng hóa, chưa có chiến lược quy
    hoạch dài hạn gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp, đặc
    biệt đối với các loại cây trồng, loại hình sử dụng đất là thế mạnh của huyện .
    Để hướng tới sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững trên địa bàn
    huyện cần có những nghiên cứu đánh giá toàn diện về tiềm năng lợi thế, đồng thời
    xác định những điểm yếu đang hạn chế sự phát triển nông nghiệp làm cơ sở cho các
    nhà quản l., quy hoạch sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông
    thôn, phù hợp với chính sách pháp triển nông nghiệp của Đảng và điều kiện cụ thể
    của huyện. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử
    dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại
    huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”
    được thực hiện nhằm góp phần bổ sung cơ sở l.
    luận và thực tiễn cho định hướng sử dụng đất hợp l., bền vững ở huyện Tứ Kỳ.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Đánh giá tiềm năng, hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ
    yếu từ đó đề xuất bố trí sử dụng bền vững phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất
    trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu, các kiểu sử dụng đất và các
    điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất
    nông nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi đất trồng cây hàng năm với các
    loại hình, các kiểu sử dụng đất chủ yếu, gồm các loại hình sử dụng đất chuyên lúa,
    lúa - màu và chuyên rau màu trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
    4 nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    4.1 nghĩa khoa học
    Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các cây trồng, loại hình sử dụng đất
    với chất lượng đất và làm r. mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội
    đối với các cây trồng, loại hình sử dụng đất, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc bố
    trí hợp l. hệ thống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất khi xây dựng
    phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn cấp huyện.
    4.2 nghĩa thực tiễn
    Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông
    nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền
    vững trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp
    theo cho các huyện khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tương tự.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án đã vận dụng thành công mô hình toán học GAMS, kết hợp với kết
    quả đánh giá chất lượng đất, hiệu quả các loại hình sử dụng đất để giải bài toán quy
    hoạch tuyến tính đa mục tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để đề xuất hướng
    sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho một huyện điển hình của vùng đồng bằng
    sông Hồng, đất chật người đông, làm cơ sở cho quá tr.nh tái cơ cấu ngành nông
    nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra lợi thế để phát triển sản xuất trồng trọt là
    lực lượng lao động dồi dào và trở ngại trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội
    trong sử dụng đất canh tác ở huyện Tứ Kỳ là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất trồng trọt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...