Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Sau những năm học tập, nghiên cứu dưới mái trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đến nay khoá học 2008 – 2012 đã bước vào những tháng năm cuối cùng của đời sinh viên.Để hoàn thiện chương trình đào tạo hệ đại học tại trường, gắn liền giữa lý thuyết và thực tiễn, giúp cho sinh viên hoàn thiện kiến thức đã được trang bì và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý khoa Lâm học, bộ môn Điều tra – Quy hoạch tôi tiến hành thực hiên khóa luận:
    Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020
    Để hoàn thành được bản khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn Điều tra – Quy hoạch rừng, của các cơ quan ban ngành đoàn thể và nhân dân của xã Hợp Châu, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Th.S.Hoàng Xuân Y.
    Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt nhất, nhưng không thể tránh được nhưng sai sót nhất định.Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các nhà chuyên môn và các bạn đọc quan tâm đế vần nay để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Xuân Mai, ngày tháng năm 2012.
    Sinh viên thực hiện.

    ĐÀO ĐỨC TRUNG






    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Lược sử nghiên cứu . 3
    2.1.1. Trên thế giới 3
    2.1.2. Ở Viêt Nam . 4
    2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 6
    2.2.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu 7
    PHẦN III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu . 8
    3.2. Nội dung nghiên cứu 8
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 8
    3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu . 8
    3.3.2. Phương pháp điều tra chuyênđề 9
    3.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 10
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13
    4.1 Kết qủa điều tra, đánh giá điều kiện cơ bản của xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 13
    4.1.1 Điều kiện tự nhiên 13
    4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội . 16
    4.1.3. Hiện trạng phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn xã 20
    4.1.4. Kết quả điều tra phân tích về thu nhập và đời sống 23
    4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai năm 2012 . 28
    4.2.1 Hiện trạng chung về đất đai 28
    4.2.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2012 . 29
    4.2.3 Nhận xét chung về công tác quản lý sử dụng đất của xã 31
    4.2.4 Tình hình sử dụng đất đai 31
    4.2.5 Đánh giá tiềm năng đất đai và khả năng thích nghi cây trồng của xã. 31
    4.2.6 Phân tích SWOT các vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp của xã Hợp Châu . 32
    4.3 Quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cho xã Hợp Châu giai đoạn 2012 – 2020 . 33
    4.3.1 Nguyên tắc phân bổ đất đai . 33
    4.3.2 Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp . 33
    4.3.3 Đề xuất quy hoạch phân bố phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp 34
    4.3.4. Quy hoạch sử dụng đất cho xã Hợp Châu . 35
    4.3.5 Quy hoạch các biện pháp sản xuất nông nghiêp 38
    4.3.6 Quy hoạch các biện pháp sản xuất lâm nghiệp 41
    4.3.7 Một số mô hình sản xuất lâm nông nghiệp triển vọng trên địa bàn xã. 45
    4.3.8 Dự tính đầu tư và hiệu quả của phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp . 49
    4.3.9. Đề xuất các giả pháp thực hiện phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp . 52
    PHẦN V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 54
    5.1. Kết luận 54
    5.2 Tồn tại . 54
    5.3 Kiến nghị . 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

    [TABLE="width: 621"]
    [TR]
    [TD]Từ viết tắt
    [/TD]
    [TD]Kí hiệu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    [/TD]
    [TD]Bộ NN & PTNT
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chủ tịch
    [/TD]
    [TD]CT
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chính phủ
    [/TD]
    [TD]CP
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hội đồng nhân dân
    [/TD]
    [TD]HĐND
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nghị định
    [/TD]
    [TD]NĐ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nghị quyết
    [/TD]
    [TD]NQ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nghị quyết trung ương
    [/TD]
    [TD]NQTW
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ủy ban nhân dân
    [/TD]
    [TD]UBND
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quyết định
    [/TD]
    [TD]QĐ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quốc hội
    [/TD]
    [TD]QH
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thẩm định
    [/TD]
    [TD]TĐ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trách nhiệm hữu hạn
    [/TD]
    [TD]TNHH
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
    [/TD]
    [TD]327
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thủ tướng
    [/TD]
    [TD]TTg
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]









    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 4.1: Bảngthống kê sô nhân khẩu:
    Bảng 4.2: Tiêu chuẩn và kết quả phân loại kinh tế hộ gia đình.
    Bảng 4.3: Tổng hợp phân tích kinh tế hộ gia đình.(9 hộ điển hình)
    Bảng 4.4: Tổng hợp cân đối thu chi trung bình của từng nhóm hộ
    Bảng 4.5: Lịch thời vụ xã Hợp Châu
    Bảng 4.6: Biểu hiện trạng sử dụng đất xã Hợp Châu.
    Bảng 4.7: Biểu quy hoạch sử dụng đất xã Hợp Châu
    Bảng 4.8: Biểu kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2012 – 2020 xã Hợp Châu.
    Bảng 4.9: Biểu kế hoạch chăm sóc rừng cho cả kỳ quy hoạch.
    Bảng 4.10: Kế hoạch khai thác rừng cho cả chu kỳ quy hoạch.
    Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế mô hình hộ ông Nguyễn Văn Ngọc.( R – VAC)
    Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế mô hình hộ ông Dương Văn Long.(VAC)
    Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của một số loại cây lâu năm










    PHẦN I.
    ĐẶT VẤN ĐỀ.
    Lâm - nông nghiệp là một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đối tượng sản xuất kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng, bao gồm rừng và đất rừng, còn đối tượng kinh doanh của sản xuất. Tác dụng của lâm nghiệp đối với nền kinh tế có nhiều mặt, không chỉ cung cấp lâm, đặc sản rừng mà còn có tác dụng giữ đất, giữ nước và phòng hộ.Vì vậy cần phải tiến hành quy hoạch lâm nghiệp nhằm bố cục hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, cho kinh tế địa phương, cho xuất khẩu và cho đời sống nhân dân, đồng thời phát huy những tác dụng có lợi khác của rừng.
    Quy hoạch là một trong những hoạt động rất quan trọng, đặc biệt đối với sản xuất Lâm - nông nghiệp. Do đặc điểm địa hình nước ta rất phong phú và đa dạng, rừng phân bố không đồng đều, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rất khác nhau, nhu cầu của các địa phương, các ngành kinh tế khác đối với lâm nghiệp cũng không giống nhau, nên việc quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý, các đơn vị sản xuất kinh doanh, . ngày càng trở thành một đòi hỏi thực tế khách quan. Nó là tiền đề vững chắc cho bất kỳ giải pháp nào nhằm phát huy hết những tiềm năng to lớn, đa dạng của tài nguyên rừng và các điều kiện kinh tế - xã hội khác, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững, ổn định, lâu dài ở địa phương và quốc gia. Điều đó chứng tỏ rằng, để việc sản xuất kinh doanh rừng có hiệu quả hay sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững, nhất thiết phải quy hoạch lâm nghiệp và công tác quy hoạch lâm nghiệp cần phải được đi trước một bước làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khác diễn ra.
    Xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một xã miến núi phía Bắc Việt Nam. Xã Hợp Châu là một xã năm ở trung tâm huyện Tam Đảo nên có vị trí và vai trò rất quan trọng. Những năm gần đây, hoà nhịp cùng tiến trình phát triển kinh tế của cả nước và của tỉnh, kinh tế - xã hội xã Hợp Châu đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của xã trong thời gian qua vẫn còn chậm, chưa đạt yêu cầu của tỉnh, một tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt là 1 trong 8 tỉnh trọng điểm kinh tế phía Bắc. Trong giai đoạn tới, nhằm đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của tỉnh trong tình hình mới cần phải huy động tốt sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn xã. Trong quá trình biến động thường xuyên và liên tục đó, công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội sẽ rất khó khăn nếu không có định hướng cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch là căn cứ quan trọng thể hiện sự nhất quán về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong một thời gian tương đối dài và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hàng năm. Với những ý nghĩa quan trọng đó, việc nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững, đóng góp tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người làm nghề rừng, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế - xã hội miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh là hết sức cần thiết. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành một số chủ trương chính sách mới có tác động một cách sâu sắc đến công tác quy hoạch lâm nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần bảo vệ phát triển tài nguyên rừng ổn định, bền vững lâu dài, nâng cao đời sống người dân địa phương cũng như cải thiện điều kiện môi trường sinh thái khu vực, việc“Nghiên cứu đề xuất quy hoạch lâm nông nghiệp xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020” là cấp thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...