Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu ca

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ viii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
    VÀ TRÊN THẾ GIỚI 6
    1.1. Đặt vấn đề . 6
    1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
    1.3.Tổng quan về những kết quả nghiên cứu trong nước . 11
    1.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới . 13
    1.5. Những vấn đề được phát triển trong luận án 14
    CHƯƠNG 2 . CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN DẠNG VÀ
    PHÂN LOẠI VẾT DẦU TRÊN BIỂN BẰNG TƯ LIỆU VIỄN THÁM SIÊU
    CAO TẦN . 16
    2.1. Đặc điểm hệ thống RADAR cửa mở tổng hợp (SAR) 16
    2.1.1. Hệ thống RADAR tạo ảnh 16
    2.1.2. Hệ thống RADAR cửa mở tổng hợp 18
    2.2. Đặc điểm tín hiệu siêu cao tần thu nhận trên biển 22
    2.2.1. Cấu trúc bề mặt biển . 22
    2.2.2. Đặc điểm tín hiệu tán xạ phản hồi sóng siêu cao tần trên biển 23
    2.3. Cơ sở khoa học của quá trình nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển
    bằng tư liệu viễn thám siêu cao tần . 28
    2.3.1. Đặc điểm hình ảnh vết dầu trên tư liệu ảnh SAR . 28
    2.3.2. Nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR . 29
    iii
    2.4. Những ảnh hưởng trong quá trình nhận dạng và phân loại vết dầu trên
    biển từ tư liệu ảnh SAR 31
    2.4.1. Ảnh hưởng của tốc độ gió trên bề mặt biển . 31
    2.4.2. Ảnh hưởng của nhiễu hạt tiêu trên ảnh SAR 33
    2.4.3. Ảnh hưởng của đặc điểm thu tín hiệu vệ tinh siêu cao tần . 34
    2.4.4. Ảnh hưởng của các vết nhiễu trên biển 38
    2.4.5. Đặc điểm tư liệu ảnh SAR sử dụng phân tích vết dầu trên biển 39
    2.4.6. Ảnh hưởng bởi điều kiện khí tượng trên bề mặt biển 40
    2.5. Kết luận chương 2 41
    CHƯƠNG 3 . ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG VÀ PHÂN LOẠI
    VẾT DẦU TRÊN BIỂN TỪ TƯ LIỆU VIỄN THÁM SIÊU CAO TẦN 43
    3.1. Tiền xử lý tư liệu viễn thám siêu cao tần . 43
    3.1.1. Chuyển đổi khuôn dạng gốc về khuôn dạng thống nhất 43
    3.1.2.Loại bỏ vùng đất liền và hải đảo . 52
    3.1.3. Hiệu chỉnh hiệu ứng xa- gần nguồn phát sóng trên ảnh SAR 55
    3.1.4. Lọc nhiễu hạt tiêu trên ảnh SAR 61
    3.2. Tách vết đen trên ảnh SAR . 62
    3.2.1. Thuật toán tự động phân ngưỡng Huang 62
    3.2.2. Thuật toán nở vùng . 70
    3.3. Nhận dạng và phân loại vết dầu và vết nhiễu 73
    3.3.1. Các chỉ số hình dạng của vết dầu và vết nhiễu . 73
    3.3.2. Tự động xác định đường biên và các chỉ số hình dạng vết dầu . 75
    3.3.3. Nhận dạng và phân loại vết dầu và vết nhiễu trên tư liệu ảnh SAR . 77
    3.4. Đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư
    liệu ảnh SAR 91
    3.5. Kết luận chương 3 94
    CHƯƠNG 4 . THỬ NGHIỆM NHẬN DẠNG VÀ PHÂN LOẠI VẾT DẦU
    TRÊN BIỂN TỪ TƯ LIỆU VIỄN THÁM SIÊU CAO TẦN . 96
    4.1. Thiết kế hệ thống phát hiện vết dầu trên biển từ ảnh SAR . 96
    iv
    4.1.1. Thiết kế chức năng các modul thành phần . 96
    4.1.2. Sơ đồ thuật toán của chương trình thử nghiệm 97
    4.1.3. Tích hợp các modul và thiết kế hệ thống chương trình 97
    4.1.4. Phân tích các modul chính của chương trình . 98
    4.1.5. Một số giải pháp thực tế thực hiện trong chương trình thử nghiệm . 100
    4.2. Kết quả thử nghiệm nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển bằng tư
    liệu ảnh SAR 101
    4.2.1. Cơ sở dữ liệu ảnh thử nghiệm 101
    4.2.2. Kết quả thử nghiệm nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ ảnh
    SAR 101
    4.3. Kết luận chương 4 107
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 109
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 112
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114
    PHỤ LỤC 118


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của luận án
    Với điều kiện địa lý có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, có nhiều khu
    vực khai thác dầu khí tại Biển Đông và nằm trên tuyến giao thông đường biển của
    thế giới nên Biển Đông Việt Nam là khu vực thường xuyên xảy ra các hiện tượng ô
    nhiễm dầu trên biển. Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục xảy ra các hiện
    tượng dầu tràn tại các vùng ven biển miền Trung mà không xác định được nguyên
    nhân. Hiện tượng dầu tràn chỉ được phát hiện khi dầu bị sóng biển đánh dạt vào bờ.
    Do không có hệ thống giám sát và phát hiện sớm ô nhiễm dầu trên biển nên Việt
    Nam hoàn toàn bị động trong việc ứng phó dầu tràn trên biển.
    Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kỹ thuật viễn thám đang được
    ứng dụng để giám sát và phát hiện sớm các ô nhiễm dầu trên các vùng biển của thế
    giới, trong đó có hệ thống viễn thám RADAR. RADAR là hệ thống viễn thám siêu
    cao tần dạng chủ động, cho phép quan sát ngày cũng như đêm, trong mọi điều kiện
    thời tiết, không chịu ảnh hưởng của mây, sương mù trên bề mặt biển và có đường
    thu nhận rộng. Đây cũng là những ưu điểm của tư liệu viễn thám siêu cao tần so với
    các tư liệu viễn thám quang học trong việc giám sát và phát hiện sớm ô nhiễm dầu
    trên biển. Do đặc điểm thu nhận năng lượng tán xạ phản hồi của bộ cảm vệ tinh siêu
    cao tần và do sự suy giảm dao động của sóng biển tại vị trí vết dầu nên hình ảnh vết
    dầu trên tư liệu viễn thám siêu cao tần có sự khác biệt với vùng biển xung quanh,
    tạo điều kiện cho việc tự động hóa quá trình nhận dạng và phân loại vết dầu trên
    biển. Tuy nhiên, hiện nay các thông tin bổ trợ về các điều kiện khí tượng trên biển,
    hệ thống xử lý tư liệu viễn thám siêu cao tần tại Việt Nam còn hạn chế nên đòi hỏi
    cần có nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ
    tư liệu viễn thám siêu cao tần phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở khoa học và những yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận dạng
    và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR.
    2
    - Nghiên cứu các phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư
    liệu viễn thám siêu cao tần
    - Đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu
    viễn thám siêu cao tần phù hợp với điều kiện thực tế về tư liệu, về thông tin hỗ trợ
    trên biển của Việt Nam.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    - Đặc điểm thu nhận tín hiệu của vệ tinh siêu cao tần
    - Tác động của vết dầu đến sự suy giảm cường độ sóng biển và đặc điểm tín
    hiệu tán xạ phản hồi nhận được tại bộ cảm của vệ tinh siêu cao tần.
    - Các yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến độ tin cậy của quá trình nhận dạng và phân
    loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần.
    - Các phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn
    thám siêu cao tần.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung nghiên cứu của luận án là đề xuất phương pháp nhận dạng và
    phân loại những vết dầu xuất hiện trên biển không rõ nguồn gốc, chủ yếu do việc xả
    dầu trái phép của các tàu lưu thông trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần.
    - Khu vực nghiên cứu của luận án là khu vực biển Đông Việt Nam.
    - Luận án nghiên cứu khả năng sử dụng của tư liệu RADAR tạo ảnh cửa mở
    tổng hợp (SAR), với hai dạng dữ liệu chính là dữ liệu siêu cao tần kênh L (dữ liệu
    PALSAR của vệ tinh ALOS), dữ liệu siêu cao tần kênh C (dữ liệu ASAR của vệ
    tinh EnviSAT).
    5. Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu nguyên lý và khả năng nhận dạng và phân loại vết dầu trên
    biển từ tư liệu ảnh SAR.
    - Đề xuất quy trình nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh
    SAR phù hợp với đặc điểm tư liệu ảnh SAR thu nhận tín hiệu trên biển và trong chế
    độ thu nhận diện rộng.
    - Xây dựng chương trình thử nghiệm nhận dạng và phân loại vết dầu và vết
    3
    nhiễu trên ảnh viễn thám siêu cao tần.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu bao gồm các bài báo khoa học
    đã được công bố trên thế giới và trong nước, các kết quả nghiên cứu đã đạt được
    của các hệ thống giám sát và phát hiện sớm ô nhiễm dầu trên biển đang được triển
    khai trong thực tế và các modul phần mềm phát hiện vết dầu từ tư liệu ảnh SAR đã
    được công bố trên thế giới. Từ đó, đề xuất phương pháp luận phù hợp, có tính khả
    thi cao trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam .
    - Nghiên cứu thử nghiệm các thuật toán xử lý ảnh, các thuật toán nhận dạng
    và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR, tiến hành so sánh và chọn lọc các
    mô hình thuật toán phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án.
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    7.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
    - Nội dung nghiên cứu của luận án giúp hệ thống đầy đủ cơ sở khoa học về
    nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám siêu cao tần.
    - Xây dựng được phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư
    liệu ảnh SAR.
    - Luận án đã đóng góp một phần trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
    khoa học của đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về “Ô nhiễm dầu trên vùng biển Đông
    Việt Nam” với mã số KC09.22/06-10 do PGS.TS Nguyễn Đình Dương làm chủ
    nhiệm đề tài.
    7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    - Nâng cao khả năng ứng dụng của tư liệu ảnh SAR trong việc giám sát và
    phát hiện sớm ô nhiễm dầu ngoài khơi biển Đông Việt Nam.
    - Cung cấp những đánh giá đầy đủ về mặt lý thuyết cũng như kết quả nghiên
    cứu thử nghiệm của các phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư
    liệu viễn thám siêu cao tần với các bước sóng khác nhau như tư liệu viễn thám siêu
    cao tần kênh L (vệ tinh ALOS) và tư liệu viễn thám siêu cao tần kênh C (vệ tinh
    EnviSAT).
    4
    8. Những luận điểm bảo vệ của luận án
    Luận điểm 1: Tư liệu ảnh SAR đã được chuẩn hóa trong mặt cắt ngang vẫn tồn tại
    hiệu ứng xa – gần nguồn phát sóng trên tư liệu ảnh SAR. Hiệu ứng xa – gần nguồn
    phát sóng ảnh hưởng đến khả năng tự động hóa tách vết đen trên ảnh SAR bằng
    thuật toán phân ngưỡng tổng thể.
    Luận điểm 2: Phương pháp tách vết đen bằng thuật toán nở vùng ứng dụng hiệu
    quả trong trường hợp vết dầu tồn tại lâu trên biển và đã bị phong hóa theo thời gian.
    Hình ảnh vết dầu trong trường hợp này có độ tương phản không cao so với hình ảnh
    của bề mặt biển trên ảnh SAR và bản thân hình ảnh vết dầu có nhiều ngưỡng độ
    xám khác nhau.
    Luận điểm 3: Phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn
    thám siêu cao tần được đề xuất trong luận án có thể thực h iện được trong điều kiện
    về tư liệu, cơ sở hạ tầng thông tin hiện có tại Việt Nam.
    9. Những điểm mới của luận án
    9.1. Đề xuất phương pháp tự động hóa quá trình nhận dạng và phân loại vết dầu trên
    biển từ tư liệu ảnh SAR.
    9.2. Đề xuất phương pháp hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng xa gần nguồn phát sóng
    của vệ tinh siêu cao tần trên tư liệu ảnh SAR trong việc nhận dạng và phân loại vết
    dầu trên biển. Hiệu ứng xa - gần nguồn phát sóng này tồn tại trên các dạng tư liệu
    viễn thám siêu cao tần, đặc biệt đối với các chế độ đường chụp rộng.
    9.3. Nghiên cứu ứng dụng của mạng nơ – ron nhiều lớp MLP trong nhận dạng và
    phân loại vết dầu và vết nhiễu trên biển từ tư liệu ảnh SAR với các số lượng tham
    số đầu vào của mạng nơ-ron khác nhau.
    10. Khối lượng và kết cấu luận án
    Kết cấu luận án bao gồm các phần chính như sau:
    Mở đầu
    Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới
    Chương 2. Cơ sở khoa học của quá trình nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển
    bằng tư liệu viễn thám siêu cao tần
    5
    Chương 3. Đề xuất phương pháp nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu
    viễn thám siêu cao tần
    Chương 4.Thử nghiệm nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu viễn thám
    siêu cao tần
    Kết luận và kiến nghị
    Danh mục công trình công bố của tác giả
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Luận án được trình bày trong 111 trang, 61 hình vẽ và sơ đồ, 04 bảng biểu.
    6
    CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG
    NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
    1.1. Đặt vấn đề
    RADAR là hệ thống viễn thám siêu cao tần chủ động được ứng dụng trong
    giám sát và phát hiện sớm các ô nhiễm dầu trên biển. Hệ thống RADAR có ưu điểm
    là thu nhận dữ liệu cả ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, không ảnh hưởng
    bởi mây, sương mù và có đường thu nhận rộng từ 250km đến 400km. Tư liệu
    RADAR tạo ảnh cửa mở tổng hợp (SAR) là tư liệu chính được sử dụng trong các hệ
    thống giám sát và phát hiện vết dầu trên biển hiện nay. Sự suy giảm dao động sóng
    biển tại vị trí vết dầu tạo vết đen trên ảnh SAR. Tuy nhiên một số yếu tố gây nhiễu
    như vùng lặng gió trên biển, khuất địa hình hoặc cản gió gần bờ tạo nên những báo
    động giả về ô nhiễm dầu trên ảnh SAR. Điều kiện về tốc độ gió trên bề mặt biển
    cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc phát hiện vết dầu bằng công nghệ
    này. Gió quá mạnh hoặc quá yếu đều không thuận lợi cho việc sử dụng tư liệu ảnh
    RADAR. Mặc dù có một số ảnh hưởng trong quá trình phân loại vết dầu và không
    xác định được độ dày lớp dầu nhưng tư liệu ảnh SAR vẫn là một công cụ viễn thám
    quan trọng trong giám sát và phát hiện sớm ô nhiễm dầu trên biển.
    Việc ứng dụng tư liệu ảnh SAR trong phát hiện sớm ô nhiễm dầu trên biển
    đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Quá trình
    nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR gồm các bước chính
    như bước tiền xử lý ảnh, tách vết đen trên ảnh SAR, nhận dạng và phân loại vết dầu
    và vết nhiễu. Các kết quả nghiên cứu được thực hiện trên các dạng tư liệu khác
    nhau, các bước xử lý khác nhau nhằm mục đích nâng cao khả năng tự động hóa
    trong việc nhận dạng và phân loại vết dầu trên biển từ tư liệu ảnh SAR.
    1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Vấn đề nghiên cứu khả năng sử dụng tư liệu viễn thám siêu cao tần và đặc
    biệt là tư liệu ảnh SAR để phát hiện sớm vết dầu tràn trên biển được nghiên cứu từ


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thủy (1999), Nhập môn xử lý ảnh số, NXB
    Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
    2. Nguyễn Đình Dương (2011), Ô nhiễm dầu trên biển và quan trắc bằng viễn
    thám siêu cao tần, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội
    3. http://www.vast.ac.vn/
    4. http://www.imh.ac.vn/
    5. www.icoe.org.vn/upload/2010/01/29/OILSAS-TOMTATBAOCAO.pdf
    Tiếng Anh
    6. Anne H.S.Solberg, Sverre Thune Dokken, Rune Solberg (2003), Automatic
    detection of oil spills in Envisat, Radarsat and ERS SAR image, Geoscience and
    Remote Sensing Symposium, 2003. IGARSS '03. Proceedings. 2003 IEEE
    International , Vol.4, pp 2747-2749
    7. Anna Schistad Solberg, Camilla Brekke, Rune Solberg (2004), Algorithms for
    oil spill detection in Radarsat and Envisat SAR images, IEEE Conference
    Publications, pp 4909-4912
    8. Anne Solberg, Peter Clayton, Marte Indregard (2005), D2 – Report on
    benchmarking oil spill recognition approaches and best practice, Kongsberg
    Satellite Services AS, Norway
    9. Assilzadeh.H, & Mansor.S.B (2001), Early warning system for oil spill using
    SAR images, Proc. ACRS 2001-22
    nd
    Asian Conference on Remote Sensing, 5-9
    November 2001, Singapore, Vol.1, pp 460-465
    10. Bahia Lounis, Aichouche Belhadj Aissa (2006), A contextual segmentation of
    sea SAR images to detect dark spots in Mediterranean Sea, IEEE Conference
    Publications, pp 371-376
    11. Bern, T. -I., Wahl, T., Anderssen, T., & Olsen, R. (1992),Oil spill detection
    using satellite based SAR: Experience from a field experiment, Proc. 1st ERS-1
    Symposium, Cannes, France, pp. 829– 834
    115
    12. Camilla Brekke, Anne H.S.Solberg (2005), Review oil spill detection by
    satellite remote sensing, Remote Sensing of Environment , pp 1-13
    13. Chan-Su Yang, Youn-Seop Kim, Kazuo Ouchi, Jae-Ho Na (2009), Comparison
    with L-, C- and X- Band Real SAR images and simulation SAR images of spilled
    oil on sea surface, IEEE Conference Publications, pp 673-676
    14. Change.L.Y and et (1996), A multiplayer multiresolution approach to detection
    of oil slicks using ERS SAR image, Proc ACRS 1996 – 17
    th
    Asian Conference of
    Remote Sensing, Sri Lanka
    15. D.I.Morales, M. Moctezuma, F. Parmiggiani (2008), Detection of oil slicks in
    SAR images using Hierarchical MRF, IEEE Conference Publications, pp 1390-1393
    16. European Space Agency (2007), EnviSat ASAR Product Handbook, Issue 2.2,
    27 February 2007
    17. European Space Agency (1998), Oil pollution monitoring, ESA brochure ERS
    and its application, Marine, BR-128/I, Ver 1.0
    18. ERSDAC (Earth Remote Sensing DataAnalysisCenter) (2007), ERSDAC-VXCEOS-004, Rev. 1.6, Japan
    19. Fabio Del Frate, Luca Salvatori ( 2004), Oil spill detection by means of Neural
    Networks algorithms: a Sensitivity Analysis,IEEE Conference Publications, pp
    1370-1373
    20. Fanny Girard-Ardhuin, F.Mercier, Garello (2003), Oil slick detection by SAR
    imagery: potential and limitation, Proc OCEANS 2003, Vol.1, pp 164-169
    21. Henri Maître (2008), Processing of Synthetic Aperture Radar (SAR) Images,
    Antony Rowe Ltd, Chippenham, Wiltshire
    22. Huang Liang-kai, j. wangt mao-jiun (1995), Image thresholding by minimizing
    the measures of fuzziness, Pattern Recognition, Vol. 28, No.1, pp 41-51, 1995
    23. Iphigenia Keramitsoglou, Constantinos Cartalis, Chris T.Kiranoudis (2006),
    Automatic identification of oil spills on satellite images, Environmental
    Modelling & Software, Vol.21, pp 640-652
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...