Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất phương án quản lý môi trường đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Án
    Nghiên Cứu Đề Xuất Phương Án Quản Lý Môi Trường Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai


    Mục Lục
    I. Căn cứ xây dựng phương án

    1. Điều kiện tự nhiên
    2. Tài nguyên và tiềm năng phát triển
    3. Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội
    4. Chức năng môi trường và sinh thái
    II. Hiện trạng sử dụng và quản lý

    1. Hiện trạng quản lý môi trường
    2. Những vấn đề cấp bách về môi trường
    3. Tầm quan trọng và lợi ích của bảo vệ môi trường đầm phá TG - CH
    III. Quan điểm, định hướng và nội dung phương án

    1. Quan điểm
    2. Định hướng chung
    I. Giải pháp thực hiện phương án
    1. Giải pháp quy hoạch
    2. Giải pháp tổ chức, chính sách
    3. Giải pháp khoa học và công nghệ
    4. Thông tin, tuyên truyền và giáo dục cộng đồng
    5. Hợp tác quốc tế
    6. Tài chính
    IV. Các chương trình, dự án trọng điểm quản lý môi trường

    1. Các chương trình, dự án
    2. Phân kỳ thực hiện
    3. Tổ chức quản lý
    Kết luận
    Lời Mở Đầu
    Vùng đầm phá thuộc cỡ lớn trên thế giới, lớn nhất Đông Nam á và tiêu biểu nhất trong số 12 đầm phá ven bờ Việt Nam tập trung ở miền Trung. Nó mang tính địa đới, đặc trưng cho đầm phá vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng có những nét riêng của một vùng mưa nhiều và mùa mưa trùng mùa đông lạnh. Chính kiểu loại, quy mô và vị trí địa lý đã tạo nên một giá trị đặc biệt cho vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, có tầm quan trọng trong quốc tế ở khu vực.
    Đầm phá là một trong 4 vùng tự nhiên cơ bản của Thừa Thiên Huế, có nhiều giá trị quý giá cần được bảo tồn, bao gồm giá trị đa dạng (đa dạng habitat và hệ sinh thái, đa dạng nguồn gen, đa dạng nguồn gốc khu hệ); nguồn gốc thủy sinh, giao thông cảng; phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá và khai thác biển, phát triển nông nghiệp, du lịch giải trí, giá trị định cư, giáo dục và khoa học, văn hoá.
    Đặc biệt, đây là sân chim (gồm nhiều loài di trú) lớn nhất ven bờ miền Trung. Giá trị to lớn của nó còn ở những chức năng về môi trường, sinh thái, chức năng bảo vệ, cung cấp sản xuất và đóng vai trò cân bằng tự nhiên, sinh thái ven bờ, phát triển kinh tế - xã hội. Sức ép phát triển dân sinh và kinh tế có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản và làm suy thoái môi trường sinh thái. Gần đây, các tai biến ven bờ có xu hướng tăng và mâu thuẫn lợi ích sử dụng giữa các ngành trên đầm phá ngày càng rõ. Trước tình hình đó, quản lý môi trường đầm phá theo định hướng phát triển bền vững là một nhu cầu cấp bách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...