Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ



    Lâm nghiệp là một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đối tượng sản xuất kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng, bao gồm rừng và đất rừng. Tác dụng của lâm nghiệp đối với nền kinh tế có nhiều mặt, không chỉ cung cấp lâm, đặc sản rừng mà còn có tác dụng giữ đất, giữ nước và phòng hộ. Vì vậy cần phải tiến hành quy hoạch lâm nghiệp nhằm bố cục hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, cho kinh tế địa phương, cho xuất khẩu và cho đời sống nhân dân, đồng thời phát huy những tác dụng có lợi khác của rừng [20].

    Quy hoạch là một trong những hoạt động rất quan trọng, đặc biệt đối với sản xuất nông - lâm nghiệp. Do đặc điểm địa hình nước ta rất phong phú và đa dạng, rừng phân bố không đồng đều, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội rất khác nhau, nhu cầu của các địa phương, các ngành kinh tế khác đối với lâm nghiệp cũng không giống nhau, nên việc quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý, các đơn vị sản xuất kinh doanh, . ngày càng trở thành một đòi hỏi thực tế khách quan. Nó là tiền đề vững chắc cho bất kỳ giải pháp nào nhằm phát huy hết những tiềm năng to lớn, đa dạng của tài nguyên rừng và các điều kiện kinh tế - xã hội khác, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững, ổn định, lâu dài ở địa phương và quốc gia. Điều đó chứng tỏ rằng, để việc sản xuất kinh doanh rừng có hiệu quả hay sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững, nhất thiết phải quy hoạch lâm nghiệp và công tác quy hoạch lâm nghiệp cần phải được đi trước một bước làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khác diễn ra.

    Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 01 tháng 01 năm
    2004 theo Nghị định số 153-NĐ/2003/CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên và Thị xã Vĩnh Yên để thành lập huyện. Khi thành lập, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 23.589,9 ha, dân số 67.235 người, trong đó có hơn 40% là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Sán Dìu. Huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 xã và 1 thị trấn thuộc vùng miền núi, có 3 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

    Tam Đảo là huyện có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ song tiềm năng này chưa được đầu tư khai thác tốt. Bên cạnh vai trò to lớn về phát triển kinh tế, Tam Đảo còn là huyện có vai trò quan trọng về môi trường sinh thái. Năm 1996 Vườn Quốc gia Tam Đảo được thành lập nhằm bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và nguồn gen quý hiếm.



    Những năm gần đây, hoà nhịp cùng tiến trình phát triển kinh tế của cả nước và của tỉnh, kinh tế-xã hội huyện Tam Đảo đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế-xã hội huyện Tam Đảo trong thời gian qua vẫn còn chậm, chưa đạt yêu cầu của tỉnh, một tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt là 1 trong 8 tỉnh trọng điểm kinh tế phía Bắc. Trong giai đoạn tới, nhằm đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện và của tỉnh trong tình hình mới cần phải huy động tốt sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện.

    Trong quá trình biến động thường xuyên và liên tục đó, công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội sẽ rất khó khăn nếu không có định hướng cơ bản cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Quy hoạch là căn cứ quan trọng thể hiện sự nhất quán về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong một thời gian tương đối dài và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hàng năm. Với những ý nghĩa quan trọng đó, việc nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững, đóng góp tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người làm nghề rừng, thực hiện xoá đói giảm nghèo và đưa kinh tế-xã hội miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh là hết sức cần thiết.

    Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành một số chủ trương chính sách mới có tác động một cách sâu sắc đến công tác quy hoạch lâm nghiệp như: Luật đất đai năm 2003; Luật Bảo và vệ phát triển rừng năm 2004; Nghị định 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ ban hành Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày
    05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng;
    Quyết định số 61 và 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và phân loại rừng đặc dụng; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015, .

    Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần bảo vệ phát triển tài nguyên rừng ổn định, bền vững lâu dài, nâng cao đời sống người dân địa phương cũng như cải thiện điều kiện môi trường sinh thái khu vực, việc “Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc” là cấp thiết.




    MỤC LỤC


    Nội dung
    Trang

    Đặt vấn đề
    1

    Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

    1.1. Trên thế giới
    2

    1.1.1. Quy hoạch vùng
    2

    1.1.2. Quy hoạch vùng Nông nghiệp
    5

    1.1.3. Quy hoạch Lâm nghiệp
    6

    1.2. Ở trong nước (Việt Nam)
    7

    1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh
    7

    1.2.2. Quy hoạch Nông nghiệp huyện
    8

    1.2.3. Quy hoạch Lâm nghiệp
    9

    1.3. Quy hoạch ở Vĩnh Phúc

    Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    14

    2.1.1. Mục tiêu tổng quát
    14

    2.1.2. Mục tiêu cụ thể
    14

    2.2. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
    14

    2.3. Nội dung nghiên cứu
    14

    2.3.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo

    2.3.2. Những dự báo cơ bản
    14

    2.3.3. Định hướng và nhiệm vụ PTLN huyện đến năm 2020
    15

    2.3.4. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tam Đảo
    15

    2.3.5. Đề xuất một số nội dung cơ bản cho QHLN huyện đến năm 2020
    15

    2.3.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch
    15

    2.3.7. Tiến độ thực hiện QHLN huyện Tam Đảo
    15

    2.3.8. Ước tính vốn thực hiện và hiệu quả đầu tư
    15

    2.4. Phương pháp nghiên cứu.
    15

    2.4.1. Sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu có chọn lọc.
    15

    2.4.2. Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng.
    16

    2.4.4. Phương pháp phúc tra tài nguyên rừng.
    16

    2.4.4. Sử lý số liệu.
    16

    Chương 3. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

    3.1. Điều kiện tự nhiên

    3.1.1. Vị trí địa lý




    3.1.2. Địa hình, địa mạo

    3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

    3.1.4. Khí hậu

    3.1.5. Hệ thống sông suối, thuỷ văn

    3.1.6. Các nguồn tài nguyên

    3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

    3.2.1. Tình hình dân số và lao động

    3.2.2. Cơ sở hạ tầng

    3.2.3. Văn hóa, giáo dục và y tế

    3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện

    3.3.1. Về tổ chức quản lý

    3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Tam Đảo

    3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý

    Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

    4.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo
    15

    4.1.1. Cơ sở pháp lý
    15

    4.1.2. Điều kiện cơ bản

    4.2. Những dự báo cơ bản
    14

    4.2.1. Dự báo dân số và sự phụ thuộc vào rừng

    4.2.2. Dự báo về thị trường lâm sản

    4.2.3. Dự báo về nhu cầu sử dụng đất

    4.2.4. Dự báo về phát triển KHCN trong lâm nghiệp

    4.2.5. Những dự báo khác

    4.3. Những định hướng và nhiệm vụ PTLN huyện đến năm 2020
    15

    4.3.1. Những căn cứ định hướng PTLN huyện

    4.3.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện

    4.3.3. Nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện

    4.4. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tam Đảo
    15

    4.4.1. Khái niệm 3 loại rừng

    4.4.2. Các chỉ tiêu rà soát quy hoạch 3 loại rừng

    4.4.3. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tam Đảo

    4.5. Đề xuất một số nội dung cơ bản cho QHLN huyện Tam Đảo
    15

    4.5.1. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo

    4.5.2. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng

    4.5.3. Quy hoạch các biện pháp khai thác rừng và chế biến lâm sản




    4.5.4. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh, lợi dụng tổng hợp rừng

    4.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch
    15

    4.6.1. Giải pháp về tổ chức
    15

    4.6.2. Giải pháp về chính sách

    4.6.3. Giải pháp về quản lý sử dụng tài nguyên rừng

    4.6.4. Đề xuất giải pháp cụ thể cho từng loại rừng
    15

    4.7. Tiến độ thực hiện QHLN huyện Tam Đảo giai đoạn 2010-2020
    15

    4.8. ước tính vốn thực hiện và hiệu quả đầu tư
    15

    4.8.1. Khái toán vốn đầu tư

    4.8.2. Hiệu quả đầu tư

    Chương 5. Kết luận - tồn tại - kiến nghị

    5.1. Kết luận

    5.2. Tồn tại

    5.3. Kiến nghị đề xuất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...