Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất một số loại kết cấu áo đường hợp lý cho đường giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 24/1/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    GTNT là một trong những mắt xích thiết yếu nối các vùng nông thôn với hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất; thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phát triển cơ giới hoá trong sản xuất, trao đổi hàng hoá, đẩy mạnh, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người dân khu vực nông thôn. Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, GTNT có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng.
    Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe, từ các phương tiện cơ giới và thô sơ, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió, lụt lội v.v.), đồng thời là bộ phận có vốn đầu tư lớn trong công trình đường.
    Vì vậy để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường GTNT cần phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu; Mặt đường phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và không bị đọng nước. Vì vậy, mặt đường GTNT phải được xây dựng trên nền đường đất đã được đầm chặt và ổn định. Vật liệu dùng làm mặt đường phải đủ độ cứng, chịu được tác dụng của nước và sự thay đổi nhiệt độ; Để giảm giá thành xây dựng đường GTNT nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương như đá dăm, sỏi ong, cát sỏi, xỉ lò cao .
    Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:
    - Vùng núi Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm 75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 - 700m, độ dốc trên 25%; Vùng trung du có độ cao trung bình 150 -:- 200m, độ dốc từ 15 -:- 20%.
    - Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, sông Bạng, sông Yên và sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5 -:- 15m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
    - Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, với bờ biển dài 102Km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6m.
    Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt.
    - Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có khoảng 90 -:- 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600-1800giờ. Nhiệt độ trung bình 230C – 240C nhiệt độ giảm dần khi lên vùng núi cao.
    - Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao ảnh hưởng rất lớn đến mặt đường giao thông.
    - Trên đây là những lý do mà học viên chọn đề tài “ Nghiên cứu đề xuất một số loại kết cấu áo đường hợp lý cho đường giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hoá theo chủ trương xây dựng nông thôn mới của chính phủ.”
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Đề xuất ra những loại kết cấu áo đường cho giao thông nông thôn Thanh Hoá phù hợp với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Chính Phủ.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu về các loại kết cấu áo đường cho từng vùng miền nông thôn của Thanh Hoá.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng: Kết cấu áo đường giao thông nông thôn cho các vùng miền nông thôn ở Thanh Hoá.
    - Phạm vi: Giao thông nông thôn Tỉnh Thanh Hoá
    5. Nhiệm vụ chính của luận văn hướng tới :
    Việc chọn lựa kết cấu áo đường cần phải được dựa trên các căn cứ khoa học. Khi lựa chọn kết cấu mặt đường ngoài việc tính toán khả năng chịu lực của kết cấu, cần phải cân nhắc đến điều kiện khí hậu thủy văn vùng thiết kế, phải căn cứ đến khả năng áp dụng vật liệu địa phương, tính chất và cường độ vật liệu, khả năng và điều kiện thi công, yếu tố hình học và địa hình của đường, phải so sánh hiệu quả kinh tế khi có nhiều giải pháp.
    Nhiệm vụ chính luận văn là nghiên cứu đề xuất từng loại kết cấu áo đường hợp lý cho từng vùng miền địa phương tại Thanh Hoá.
    6. Phương pháp và kết quả của đề tài:
    Thông qua thu thập, phân tích đánh giá các số liệu thực tế trong khoảng 5-10 năm vừa qua về tình trạng phát triển GTNT Thanh Hóa thấy được những tồn tại, hạn chế và bất cập theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của Chính Phủ từ đó kiến nghị một số kết cấu áo đường hợp lý cho các loại đường GTNT Thanh Hóa.



    MỤC LỤC

    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    LỜI NÓI ĐẦU viii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: PHÂN CẤP ĐƯỜNG BỘ CHO GTNT - THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GTNT CỦA TỈNH THANH HOÁ 4
    1.1. Phân cấp đường bộ cho GTNT 4
    1.1.1. Hệ thống lưới đường: 11
    1.1.2. Mật độ lưới đường Km/Km2, mật độ m2 đường/1 người dân 13
    1.1.3. Tình trạng mặt đường 13
    1.2. Thực trạng về hệ thống đường bộ của giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hoá hiện nay 15
    1.3. Nội dung cần đạt được của luận văn 19
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 20
    2.1 – Những yêu cầu đối với Thanh Hoá trong xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của chính phủ 20
    2.2 - Nhiệm vụ của giao thông nông thôn phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới của chính phủ đối với tỉnh Thanh Hoá 23
    2.2.1. Hệ thống tuyến đường (Km, tỉ lệ km đường/diện tích, m2/đầu người dân) 23
    2.2.2. Cường độ vận tải 27
    CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LỰA CHỌN MỘT SỐ KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG HỢP LÝ CHO ĐƯỜNG GTNT MỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ .33
    3.1. Giới thiệu nguồn vật liệu dùng để XD mặt đường của Thanh Hoá 33
    3.1.1 - Tổng hợp kết cấu áo đường GTNT Thanh Hoá từ trước tới nay 40
    3.1.2 - Tổng kết các loại kết cấu áo đường và tỉ lệ các loại kết cấu áo đường cho GTNT 40
    3.1.3 - Khả năng cung cấp vật liệu tại địa phương 41
    3.2. Đề xuất tính toán một số kết cấu áo đường dựa trên nguồn vật liệu của địa phương 43
    3.2.1. Cơ sở lý thuyết để xây dựng kết cấu áo đường hợp lý 43
    3.2.2. Những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng kết cấu mặt đường 44
    3.2.2.1. Cấu tạo kết cấu mặt đường .44
    3.2.2.2. Điều kiện môi trường, khí hậu, địa chất thủy văn 46
    3.2.2.3. Điều kiện về vật liệu sử dụng cho xây dựng đường 49
    3.2.3. Kết luận về lý thuyết và kinh nghiệm. Đề xuất những vấn đề nên áp dụng khi xây dựng các kết cấu định hình cho đường giao thông nông thôn Thanh Hóa 52
    1. Về loại lớp mặt 51
    2. Về lớp móng 52
    3. Về chiều dày các lớp 52
    3.2.4. Tính toán chiều dày .53
    3.2.4.1. Điều tra xác lập các thông số cần thiết cho việc xây dựng chiều dày kết cấu áo đường cho GTNT tỉnh Thanh Hóa 53
    3.2.4.2. Điều tra và đánh giá lưu lượng xe, tải trọng trên các trục tuyến GTNT tỉnh Thanh Hóa 54
    3.2.4.3. Xây dựng Catalo kết cấu áo đường cho GTNT tỉnh Thanh Hóa 55
    3.2.5. So sánh kinh tế 62
    3.2.6. Đề xuất các loại kết cấu áo đường cho từng vùng miền địa phương Thanh Hóa .64
    3.2.6.1. Khu vực ven Biển: 64
    3.2.6.2. Khu vực đồng bằng: .64
    3.2.6.3. Khu vực miền núi:: .67
    CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .69
    4.1. Một số kết luận .69
    4.2. Một số kiến nghị 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
    PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...