Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Hà Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỂ
    ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .1
    1.1. Tài nguyên nước và vấn đề phát triển bền vững 1
    1.1.1. Tài nguyên nước trong quá trình phát triển .1
    1.1.2. Phát triển bền vững 3
    1.1.3. Mối quan hệ giữa tài nguyên nước và phát triển bền vững .7
    1.2. Vấn đề quản lý tài nguyên nước 7
    1.2.1. Sự cần thiết của quản lý tài nguyên nước 7
    1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước 10
    1.2.3. Các công cụ quản lý tài nguyên nước bền vững 14
    1.3. Quản lý tài nguyên nước ở việt nam và trên thế giới 26
    1.3.1. Quản lý tài nguyên nước trên Thế Giới .26
    1.3.2. Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam 30
    1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước .34
    1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước về mặt số lượng .34
    1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước về mặt chất
    lượng 35
    CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH
    HÀ NAM 39
    2.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên nước tỉnh Hà Nam .39
    2.1.1. Hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt .39
    2.1.2. Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất 48
    2.1.3. Hiện trạng các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước .54
    2.1.4. Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hiện tại .55
    2.1. 5. Những vấn đề về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam .58
    2.2 Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam .64
    2.2.1. Hiện trạng nguồn tài liệu thu thập .64
    2.2.2. Tình hình cấp phép tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước 65
    2.2.3. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TNN .65
    2.2.4. Mức và cơ chế phân bổ ngân sách cho quản lý tài nguyên nước 65
    2.2.5. Tình hình hợp tác quốc tế về tài nguyên nước .66
    2.2.6. Cơ cấu quản lý tài nguyên nước 66
    2.3. Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam .67
    2.3.1 Đánh giá chung công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam .67
    2.3.2. Những ưu điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam 68
    2.3.3. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam
    .76

    CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
    NƯỚC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH HÀ NAM 80
    3.1. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam
    .80
    3.1.1. Những mâu thuẫn giữa phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội
    và tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam .80
    3.1.2. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà
    Nam 82
    3.2. Những thuận lợi cơ bản và nguy cơ - thách thức cho công tác quản lý tài
    nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam .83
    3.2.1. Những thuận lợi cơ bản .83
    3.2.2. Nguy cơ - thách thức 86
    3.3. Các quan điểm và mục tiêu quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam
    .88
    3.3.1. Các quan điểm .88
    3.3.2. Mục tiêu quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam 89
    3.4. Các giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền
    vững khu vực tỉnh Hà Nam 89
    3.4.1. Các giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý tài nguyên nước .89
    3.4.2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ .90
    3.4.3. Các giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên
    nước khu vực tỉnh Hà Nam 91
    3.4.4. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước cho từng ngành 92
    3.4.5. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đô
    thị hoá và phát triển bền vững đô thị .95
    3.4.6. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước cho người sử dụng nước trên địa
    bàn tỉnh Hà Nam 96
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .102
    1. Kết luận 102
    2 Kiến nghị .102
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, phía Bắc và Tây Bắc giáp với
    thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp
    tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
    Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như trục đường Quốc
    lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và một số tuyến đường liên tỉnh khác như Quốc lộ
    21A, 21B . Thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện giao thông sẽ là tiền đề thúc đẩy
    sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá tỉnh với các tỉnh khác, đặc biệt là với
    thủ đô Hà Nội. Trên địa phận Hà Nam có 04 con sông lớn (Sông Hồng, Sông Nhuệ,
    Sông Đáy, sông Châu Giang) và hệ thống các sông nhỏ và ao, hồ, kênh mương.
    Để hoàn thành mục tiêu về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005-
    2010, tỉnh đã ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản
    xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Mặc dù tình đã cố gắng tạo việc làm và tăng thu
    nhập cho nhân dân nhưng lại gây ra các sức ép đối với môi trường như thu hẹp diện
    tích đất sản xuất nông nghiệp, giảm trữ lượng khoáng sản, giảm diện tích rừng trên
    núi đá vôi, gia tăng lưu lượng phương tiện tham gia giao thông, gây ô nhiễm môi
    trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
    Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang có
    xu thế mở rộng về phạm vi, quy mô và sản lượng khai thác. Khoáng sản trọng tâm
    được khai thác nhiều là đá vôi xi măng, đá vôi hoá chất, dolomit, sét xi măng, phụ
    gia xi măng, đá xây dựng, cát xây dựng và san lấp, sét gạch ngói và đất đá san lấp.
    Trong những năm gần đây, mỗi năm Hà Nam khai thác khoảng 7 triệu m 3 đá các
    loại, 0,5 triệu tấn sét để sản xuất xi măng, 0,45 triệu m 3 đất sét để sản xuất gạch,
    trên 300.000 m 3 cát san nền và xây dựng.
    Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển mạnh nhất ở hai huyện Kim Bảng
    và Thanh Liêm. Các khoáng sản đang được khai thác ở hai huyện này chủ yếu được
    sử dụng để sản xuất đá xây dựng, xi măng, hoá chất, vật liệu san lấp . Ngoài ra, trên

    địa bàn tỉnh còn có hoạt động khai thác cát lòng sông làm vật liệu xây dựng, san
    lấp, khai thác sét để sản xuất gạch ngói.
    Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các
    ngành, đã góp phần tích cực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Công
    nghiệp vật liệu xây dựng phát triển nhanh, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
    của tỉnh với các sản phẩm chủ yếu như: xi măng, đá, bột nhẹ, gạch nung; công
    nghiệp chế biến tập trung các ngành nghề sản xuất thực phẩm và nước giải khát, dệt
    may, sản xuất giấy, sản xuất kim loại, sản xuất hàng dân dụng . Năm 2008 công
    nghiệp chế biến đạt 7.963,3 tỷ đồng tăng gấp 2,45 lần so với năm 2005. Một số sản
    phẩm công nghiệp trọng điểm tăng trưởng khá so với năm 2005, năm 2008: sản
    phẩm gạch ngói tăng 1,67 lần; dệt tăng 2,16 lần; hàng may mặc tăng 5,03 lần .
    Phát triển công nghiệp đòi hỏi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm
    công nghiệp đồng bộ như xây dựng: hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý chất
    thải, gây ô nhiễm môi trường. Đến nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 01 KCN đã
    hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý
    nước thải tập trung (KCN Đồng Văn I).
    Khai thác khoáng sản không theo quy hoạch và không có sự hoàn nguyên,
    phục hồi môi trường sau khi khai thác làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng
    đến cảnh quan và sinh thái. Tại các khu khai thác khoáng sản chủ yếu là ô nhiễm do
    khí, bụi, việc giảm thiểu chất ô nhiễm còn chưa được các doanh nghiệp quan tâm
    đúng mức.
    Sản xuất xi măng và gạch sử dụng một lượng lớn nguồn nhiên liệu, than, dầu,
    khi sản xuất thải vào môi trường một lượng lớn chất ô nhiễm nếu không được xử lý.
    Sản xuất làng nghề quy mô nhỏ, mặt bằng sản xuất hẹp xen kẽ trong khu dân
    cư. Công nghệ sản xuất lạc hậu, sử dụng nhiều lao động, sử dụng nhiều nguyên, vật
    liệu hoá chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
    Việc sử dụng không đúng quy trình, liều lượng hoá chất bảo vệ thực vật và
    lạm dụng phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến sự tồn lưu một lượng

    rất lớn hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường và trong các sản phẩm nông
    nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất đặc
    biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong những
    năm gần đây lượng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ không được tận dụng mà
    người dân đã đốt gây ô nhiễm môi trường không khí và sức khỏe người dân, rơm rạ
    ướt không đốt được đã vứt bừa bãi ra các kênh mương gây ách tắc dòng chảy và ô
    nhiễm nguồn nước mặt.
    Lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn) từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia
    cầm ở Hà Nam rất lớn. Tỷ lệ chất thải trong quá trình chăn nuôi được xử lý còn rất
    thấp hầu hết thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí,
    ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe người nhân dân. Do hầu hết các hộ chăn nuôi
    trong tỉnh đều nằm xen kẽ với khu dân cư tập trung nên việc quy hoạch xây dựng
    khu chăn nuôi tập trung và nhân rộng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm
    biogas là vô cùng cần thiết và cấp bách. Do đó, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số
    giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Hà Nam”
    được thực hiện. Hi vọng đề tài sẽ tác động tích cực tới chiến lược phát triển bền
    vững kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam .
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Nghiên cứu tổng quan về quản lý tài nguyên nước và phát triển kinh tế bền
    vững, đưa ra mối quan hệ giữa quản lý tài nguyên nước và phát triển bền vững.
    - Phân tích, đánh giá hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh
    Hà Nam.
    - Đề xuất giải pháp nhằm quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên nước cho tỉnh
    Hà Nam và có thể áp dụng cho các tỉnh khác ở Việt Nam.
    3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    Cách tiếp cận

    Theo báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED vào
    năm 1987 nói rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những
    nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu
    cầu của các thế hệ tương lai”. Chính vì vậy quá trình phát triển kinh tế của một nền
    kinh tế quốc dân hay của bất kỳ ngành nào cũng phải đạt ba mục tiêu cơ bản là:
    - Bền vững về kinh tế.



    - Bền vững về sử dụng tài nguyên môi trường.
    - Bền vững về văn hoá và xã hội.
    Sự phát triển về kinh tế phải đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra. Hiện tại nó
    được xem là yếu tố quan trọng nhất và được ưu tiên nhiều. Song trong phát triển
    bền vững thì nó phải hài hòa với hai mục tiêu còn lại.
    Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên
    để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
    cầu của các thế hệ tương lai.
    Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích
    lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao
    mức sống của người dân và sự ổn định xã hội. Đồng thời phải giữ gìn các bản sắc
    văn hoá dân tộc.
    Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thủy
    văn các sông chính, sông nhánh trên địa bàn tỉnh, số liệu mực nước để phân tích
    đánh giá khả năng của nguồn nước của tỉnh.
    - Phương pháp thống kê, phân tích: Thống kê số liệu công trình khai thác sử
    dụng nước, tình hình xả thải và nồng độ trung bình các chất trong nước những năm
    trước. Từ những số liệu thực tế đi đến phân tích những vấn đề về nước, làm rõ được
    mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nước của tỉnh Hà Nam.

    - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến đóng góp của 2 chuyên gia
    chính một chuyên gia trong lính vực quản lý thài nguyên nước mặt, một chuyên
    gia trong quản lý tài nguyên nước dưới đất. Bên cạnh đó còn tham khảo ý kiến của
    một số cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong Trung tâm. Nội dung thảo luận chính
    trong các cuộc họp liên quan đến quản lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất của
    tỉnh Hà Nam.
    - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập số liệu quan trắc được tại
    các lô khoan, số liệu quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh, tiến hành xử lý số liệu
    làm kết quả cho nghiên cứu.
    - Phương pháp điều tra, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí
    nghiệm: tiến hành điều tra thực địa lấy 08 mẫu nước thải tại một số điểm nóng
    về ô nhiễm môi trường nước; trên các sông Đáy, Nhuệ, sông Châu Giang, sông
    Sắt, sông Duy Tiên tiến hành lấy mẫu theo quỹ; hồ Chúa Bầu lấy 04 mẫu phân
    tích thí nghiệm xác định nồng độ các chất NH 4
    + , PO 4
    3- , BOD5, COD. Ngoài ra
    còn lấy 10 mẫu nước phân tích Asen tại các trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh.Tiến
    hành phóng vấn 20 người về nội dung tài nguyên nước.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng:
    Các chủ thể liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước ở tỉnh Hà Nam
    gồm có:
    - Tài nguyên nước mặt, nước dưới đất tỉnh Hà Nam;
    - Các hộ gia đình sử dụng nước trên đia tỉnh Hà Nam;
    - Các khu công nghiệp, làng nghề sử dụng nước và xả nước thải;
    - Các cơ quan quản lý tài nguyên nước;
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Nghiên cứu công tác quản lý tài nguyên nước trong phạm vi tỉnh Hà Nam

    và khu vực lân cận nếu có những tác động đến quản lý tài nguyên nước của tỉnh.
    - Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012
    5. Kết quả dự kiến đạt được
    - Làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý tài nguyên nước, mối quan hệ giữa
    quản lý tài nguyên nước và phát triển, yêu cầu của phát triển bền vững, sự cần thiết
    phải có các chính sách quản lý tài nguyên nước định hướng phát triển bền vững.
    - Đánh giá rõ thực trạng tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước tại khu
    vực tỉnh Hà Nam, các vấn đề ô nhiễm đang tồn tại và nguyên nhân gây ra nó tại tỉnh
    Hà Nam.
    - Từ sự cần thiết và tình trạng hiện tại, đề xuất một số giải pháp quản lý tài
    nguyên nước để đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Hà Nam.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    kết cấu gồm 3 chương
    Chương 1. Cơ sở lý luận của việc quản lý tài nguyên nước đề đảm bảo phát triển
    bền vững;
    Chương 2. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam;
    Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển
    bền vững tỉnh Hà Nam.
     
Đang tải...