Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân,

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ . 1
    TÀI NGUYÊN RỪNG 1
    1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên rừng . 1
    1.1.1. Khái quát về tài nguyên rừng ở Việt Nam . 1
    1.1.2. Vai trò của rừng đối với môi trường 1
    1.1.3. Vai trò của tài nguyên rừng đối với kinh tế . 3
    1.1.4. Vai trò của tài nguyên rừng đối với văn hóa – xã hội . 5
    1.2. Những khái niệm cơ bản về tài nguyên rừng . 7
    1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên 7
    1.2.2. Khái niệm về rừng, tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng . 7
    1.2.3. Giá trị của tài nguyên rừng 9
    1.2.4. Lâm nghiệp 10
    1.2.5. Lâm sản 13
    1.3. Cơ sở lý luận về năng lực quản lý tài nguyên rừng . 14
    1.3.1. Khái niệm chung về quản lý, năng lực quản lý . 14
    1.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực quản lý tài nguyên rừng . 15
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý tài nguyên rừng . 17
    Kết luận Chương 1 19
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
    TẠI XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 21
    2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
    21
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 21
    2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa 23
    2.2. Thực trạng về quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai,
    Thành phố Hà Nội 26
    2.3. Thực trạng năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện
    Quốc Oai, Thành phố Hà Nội 32
    2.3.1. Khái quát chung về năng lực quản lý tài nguyên rừng . 32
    2.3.2. Thực trạng năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện
    Quốc Oai, Thành phố Hà Nội . 34
    2.4. Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý
    tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội 41
    2.4.1. Những thuận lợi trong công tác quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện
    Quốc Oai, Thành phố Hà Nội . 41
    2.4.2. Những khó khăn trong công tác quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện
    Quốc Oai, Thành phố Hà Nội . 48
    2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện
    Quốc Oai, Thành phố Hà Nội . 51
    2.5. Đánh giá chung về năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân,
    huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội 55

    2.5.1. Những hạn chế trong năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc
    Oai, Thành phố Hà Nội 55
    2.5.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân,
    huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội 57
    Kết luận chương 2 . 59
    CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG
    LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN
    QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 60
    3.1. Định hướng quản lý tài nguyên rừng của xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai,
    Thành phố Hà Nội trong những năm tới . 60
    3.1.1. Định hướng quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp . 60
    3.1.2. Định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng . 61
    3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng
    tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội 62
    3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã
    Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội . 64
    3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 64
    3.3.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan Nhà nước liên quan 66
    3.3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý rừng 67
    3.3.4. Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực tài
    nguyên rừng 70
    3.3.5. Sự tham gia của cộng đồng và vai trò giới trong quản lý rừng 71
    Kết luận chương 3 . 73
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 75
    KẾT LUẬN 75
    KHUYẾN NGHỊ 77
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 80

    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Việt Nam là một quốc gia nằm trong vành đai nhiệt đới có nguồn tài nguyên
    thiên nhiên phong phú và đa dạng. Trong đó rừng là nguồn tài nguyên có vai trò rất
    quan trọng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, môi trường và xã hội. Đặc biệt là trong
    thời kỳ hiện nay, khi mà trái đất đang phải đối diện với nhiều hiện tượng bất lợi như
    hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì các vấn đề liên quan đến
    quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đang ngày càng trở nên cần thiết.
    Trong vài thập niên gần đây chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái
    nguồn tài nguyên rừng mà nguyên nhân là do việc quy hoạch, quản lý, khai thác và
    sử dụng nguồn tài nguyên này không hợp lý, chính sách quản lý còn nhiều bất cập.
    Đồng thời sức ép do dân số tăng nhanh, sự nghèo đói, phong tục tập quán cũng có
    ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên rừng.
    Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, cách trung tâm
    Thành phố khoảng 20km. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 147,01km2, dân số
    khoảng 156.800 người (năm 2009). Trước khi xã Đông Xuân là một đơn vị hành
    chính của Quốc Oai thì huyện có diện tích rừng không lớn, chủ yếu là diện tích rừng
    thuộc xã Phú Mãn. Sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của
    kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008 thì xã Đông Xuân (trước đây thuộc
    huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) thuộc sự quản lý của huyện Quốc Oai. Xã Đông
    Xuân có diện tích tự nhiên là 1720,36 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 813,18
    ha (chiếm 47,3% diện tích toàn xã), đất trống cho lâm nghiệp là 35,5 ha. Tất cả tài
    nguyên rừng của xã Đông Xuân đều là rừng có trữ lượng, tuy nhiên do chưa có quy
    hoạch tổng thể về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai nói chung và xã Đông
    Xuân nói riêng nên việc quản lý nguồn tài nguyên này còn chưa hiệu quả dẫn đến
    diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, trữ lượng và sự đa dạng về thành phần
    loài thực vật giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó việc quy hoạch cho trồng mới rừng (chủ
    yếu là rừng sản xuất) còn manh mún, chủ yếu là do chủ rừng và người dân tự phát,

    trồng rừng theo mục đích riêng dẫn đến việc quản lý cũng còn gặp rất nhiều khó
    khăn. Thêm vào đó là một số bộ phận người dân còn thiếu hiểu biết về tuân thủ
    pháp luật cũng như kiến thức về bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng, một số cán bộ
    địa phương còn chưa coi trọng công tác quản lý nguồn tài nguyên này.
    Tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm
    nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai,
    Thành phố Hà Nội” với mục đích đánh giá được thực trạng tài nguyên rừng và thực
    trạng quản lý nguồn tài nguyên này tại xã. Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để
    đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý rừng cũng như nâng cao
    nhận thức của người dân trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên
    quý giá này.
    1. Mục đích nghiên cứu
    Qua phân tích các vấn đề lý luận khoa học và các cơ sở thực tiễn có liên quan
    đến năng lực quản lý tài nguyên rừng, luận văn sẽ đánh giá được thực trạng năng
    lực quản lý tài nguyên rừng tại xã hiện nay. Qua đó xác định được những lợi thế cần
    được phát huy và tìm ra hạn chế nhằm đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý
    tài nguyên rừng.
    Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài
    nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
    2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    Cách tiếp cận: Trên cơ sở vận dụng chính sách về phát triển kinh tế-xã hội, về
    phát triển ngành lâm nghiệp cho nước ta nói chung và cho địa phương nói riêng, các
    văn bản pháp quy về quản lý rừng, lý luận của các môn chuyên ngành như: Kinh tế
    Lâm nghiệp, Kinh tế Môi trường, Sinh thái nhân văn
    Chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn 2 thôn là Đồng Bồ và Cửa Khâu theo tiêu
    chí: Diện tích rừng, cơ sở hạ tầng, người dân tộc Mường


    Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp:
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
    - Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn chuyên gia (03 chuyên gia,
    phỏng vấn hộ gia đình (31 hộ/2 thôn), thảo luận nhóm (nhóm nam, nhóm
    nữ, nhóm cán bộ)
    - Phương pháp quan sát trực tiếp: Cách trồng rừng, quản lý, bảo vệ và khai
    thác rừng
    - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực quản lý tài nguyên rừng,
    các nhân tố ảnh hưởng và chi phối, thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý
    tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
    Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn ở những vấn đề nâng cao năng lực quản lý tài
    nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
    Về thời gian: Luận văn khảo sát công tác quản lý tài nguyên rừng và đánh giá
    năng lực quản lý tài nguyên rừng của xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố
    Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013và đề xuất một số giải
    pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng của xã trong thời gian tới.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Ý nghĩa khoa học của đề tài: Dựa trên hệ thống hoá lý luận về năng lực quản
    lý tài nguyên rừng, thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện
    Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, luận văn đưa ra cơ sở khoa học và các giải pháp nâng
    cao năng lực quản lý tài nguyên rừng.
    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Những nghiên cứu, phân tích và đề xuất giải pháp
    của đề tài là những gợi ý và tài liệu tham khảo thiết thực về nâng cao năng lực quản
    lý tài nguyên rừng nói chung và với xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà

    Nội nói riêng.
    5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu
    của luận văn gồm 3 chương:
    - Chương 1: Tổng quan lý luận cơ bản về năng lực quản lý tài nguyên rừng
    - Chương 2: Thực trạng năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân,
    huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
    - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài
    nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...