Thạc Sĩ Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN
    ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
    1.1. Một số khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình
    1.1.1. Khái niệm đầu tư
    Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành
    các hoạt động nào đó nhắm thu về cho những nhà đầu tư các kết quả nhất định
    trong tương lai lớn hơn thông qua việc sử dụng các nguồn lực đã bỏ ra để đạt
    được kết quả đó.
    Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các
    nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong
    tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng.
    Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
    tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của
    từng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo công ăn
    việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
    Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì phạm trù đầu tư theo
    nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển chỉ là những hoạt động sử dụng các nguồn lực
    ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất và tài sản trí tuệ, hoặc duy
    trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sắn có.
    1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
    Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái
    sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tổ chức sản xuất và không có tổ chức
    sản xuất các ngành kinh tế thong qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng
    mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định.
    Đầu tư xây dựng cơ bản mà một bộ phận của hoạt động đầu tư nói
    chung đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái
    Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
    1 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi
    sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhắm phát triển
    cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
    1.1.3. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
    1. Dự án:
    Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa về
    dự án như sau: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt
    động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được
    tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao
    gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
    Có thể hiểu dự án là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên
    quan đến nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều
    kiện ràng buộc về ngân sách, nguồn lực và thời gian.
    2. Dự án đầu tư:
    Trên thực tế, có nhiều khái niệm khác nhau của nhiều học giả về dự án
    đầu tư, nhưng những khái niệm thường xuyên được sử dụng khi nghiên cứu
    về dự án đầu tư là những khái niệm sau đây:
    - Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và
    chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và
    địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất
    định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định;
    - Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động về chi phí liên quan
    với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một
    thời gian nhất định;
    - Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở
    rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về
    số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó
    trong một khoảng thời gian xác định.
    Học viên: Trần Huy Tuấn - Lớp: Cao học 19KT11
    2 Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Trường Đại học Thuỷ lợi
    Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một hồ sơ tài liệu trình bày một cách
    chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt
    được những kết quả và thực hiện những mục tiêu xác định trong tương lai.
    Về mặt quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
    vật tư, lao động và các nguồn lực để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã
    hội trong một thời gian nhất định;
    Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần
    thiết, được bố trí theo một kế hoạch định sẵn với lịch thời gian và địa điểm
    xác lập để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định,
    nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
    Một dự án đầu tư bao thường bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
    - Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án;
    - Các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án;
    - Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án.
    - Các mục tiêu của dự án, đó là những kết quả và lợi ích mà dự án đem
    lại cho nhà đầu tư và cho xã hội;
    - Các hoạt động gồm các biện pháp về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, để
    thực hiện mục tiêu của dự án;
    - Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án và chi
    phí về các nguồn lực đó.
    Qua những khái niệm nêu trên có thể thấy rằng, một dự án đầu tư
    không phải dừng lại là một một ý tưởng hay phác thảo, mà nó có tính cụ thể
    và mục tiêu xác định. Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay
    ứng dụng lặp lại, mà nó sẽ phải tạo nên một thực tế mới mà trước đó chưa
    từng tồn tại.
     
Đang tải...