Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH
    THỦY LỢI PHÍ 5
    1.1. Quá trình hình thành chính sách thủy lợi phí 5
    1.1.1. Khái niệm về thủy lợi phí 5
    1.1.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách thuỷ lợi phí . 7
    1.1.3. Sự cần thiết ban hành chính sách thủy lợi phí 13
    1.1.4. Cơ sở ban hành chính sách và thiết lập định mức thủy lợi phí . 15
    1.2. Nội dung của chính sách miễn, giảm thủy lợi phí . 23
    1.2.1. Sự cần thiết và cơ sở ban hành chính sách miễn, giảm thủy lợi phí . 23
    1.2.2. Nội dung của chính sách miễn, giảm thủy lợi phí . 25
    1.2.3. Tình hình triển khai thực hiện những nội dung của chính sách miễn, giảm
    thủy lợi phí . 32
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thủy lợi phí 41
    1.3.1. Các yếu tố khách quan 41
    1.3.2. Các yếu tố chủ quan 41
    Kết luận chương 1 . 43
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
    PHÚ THỌ 45
    2.1. Giới thiệu chung về công trình thủy lợi tỉnh Phú Thọ . 45
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 45
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế 50
    2.1.3. Dân số và lao động 51
    2.1.4. Hệ thống các công trình thủy lợi . 52
    2.2. Tình hình tổ chức quản lý, khai thác các công trình thủy lợi 58
    2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác chung trên địa bàn tỉnh 58
    2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác của công ty TNHH nhà nước MTV khai
    thác công trình thủy lợi . 59
    2.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý, khai thác của các HTX dịch vụ thủy lợi . 60
    2.2.4. Những kết quả đạt được và những tồn tại 61
    2.3. Thực trạng chính sách miến, giảm thủy lợi phí . 64
    2.3.1. Các chính sách quy định thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ . 64
    2.3.2. Các kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí . 65
    2.3.3. Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện chính sách miễn, giảm
    thủy lợi phí . 69
    Kết luận chương 2 . 75
    CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
    THỦY LỢI PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ . 77
    3.1. Định hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ . 77
    3.1.1. Mục tiêu . 77
    3.1.2. Định hướng phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ . 78
    3.2. Mục tiêu, phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên
    địa bàn tỉnh Phú Thọ . 88
    3.2.1. Mục tiêu . 88
    3.2.2. Phương hướng đổi mới và hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa bàn
    tỉnh Phú Thọ 89
    3.3. Các giải pháp để hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú
    Thọ 90
    3.3.1. Giải pháp về chính sách 90
    3.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý 95
    3.3.3. Giải pháp về tài chính . 100
    Kết luận chương 3 . 102
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105
    PHỤ LỤC . 108

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng PL1. Dự toán kinh phí miễn thu thủy lợi phí năm 2011 tỉnh Phú Thọ
    Bảng PL2. Dự toán kinh phí miễn thu thủy lợi phí năm 2012 tỉnh Phú Thọ
    Bảng PL3. Thống kê thu, chi kinh phí cấp bù thủy lợi phí tỉnh Phú Thọ năm
    2008, năm 2009
    Bảng PL4. Thống kê thu, chi kinh phí cấp bù thủy lợi phí tỉnh Phú Thọ năm
    2010
    Bảng PL5. Thống kê thu, chi kinh phí cấp bù thủy lợi phí tỉnh Phú Thọ năm
    2011


















    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    Chữ viết tắt Diễn giải
    QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
    KTCTTL Khai thác công trình thuỷ lợi
    CTTL Công trình thuỷlợi
    HTX Hợp tác xã
    TLP Thuỷ lợi phí
    TL Thuỷ lợi
    NN Nông nghiệp
    NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    CP Chính phủ
    UBND Uỷ ban nhân dân
    HĐBT Hội đồng Bộ trưởng
    QĐ Quyết định
    NĐ Nghị định
    TC Tài chính
    UBTVQH Uỷ ban thường vụ quốc hội
    PL Pháp lệnh
    SL Sắc lệnh
    BVTV Bảo vệ thực vật
    NSNN Ngân sách Nhà nước
    THT Tổ hợp tác
    TW Trung ương
    CP Chính Phủ
    CPSX Chi phí sản xuất



    - 1 -
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ở Việt Nam, nông nghiệp và nông thôn có vai trò quan trọng trong nền kinh
    tế, chính trị và xã hội. Khi kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, nền kinh
    tế Việt Nam suy giảm tốc độ tăng trưởng, các ngành công nghiệp xuất khẩu giảm
    mạnh, duy nhất ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì được tăng trưởng, trở thành
    trụ đỡ cho nền kinh tế. Do đó thủy lợi có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh
    tế, công tác thủy lợi là biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc phục vụ sản
    xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất cây trồng.
    Công tác thủy lợi nước ta cơ bản đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông
    nghiệp, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đến nay, Nhà nước và nhân dân ta
    đã xây dựng và hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi tương đối hoàn
    chỉnh, góp phần quan trọng trong việc tưới, tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông
    nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, phòng chống lũ lụt, cấp nước
    công nghiệp, sinh hoạt, giao thông, du lịch và nhiều ngành kinh tế - xã hội khác.
    Hiệu quả của công tác thuỷ lợi mang lại cho sản xuất, đời sống xã hội là hết sức
    to lớn, có những hiệu quả tính quy ra được bằng tiền, nhưng cũng có những hiệu
    quả khó định lượng được, đó là những tác động tích cực về dân trí, xã hội, môi
    trường, .
    Tuy nhiên, trước yêu cầu đòi hỏi ngày một cao của xu thế toàn cầu hóa và
    đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế
    giới WTO, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sẽ chịu tác động nhiều nhất do sức
    cạnh tranh sản phẩm kém. Cùng với những bất lợi về thời tiết do biến đổi khí
    hậu toàn cầu gây ra, nhiệm vụ của công tác thủy lợi đang đứng trước nhiều khó
    khăn, thách thức. Yêu cầu đặt ra là nhà nước cần phải đề ra những chính sách
    phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác thủy lợi phục vụ sản
    xuất nông nghiệp.

    - 2 -
    Chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà
    nước ta đối với người nông dân, nhằm giảm gánh nặng và giảm bớt các khoản
    đóng góp cho hộ nông dân, từng bước cải thiện đời sống của người dân. Trước
    khi thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí, tình trạng thu thủy lợi phí ở
    nhiều địa phương thường đạt tỷ lệ rất thấp dẫn đến tình trạng dây dưa nợ đọng



    kéo dài. Mặt khác, mức thu theo quy định thấp nên các đơn vị quản lý và khai
    thác công trình thủy lợi luôn trong tình trạng nợ tiền điện, nợ lương cán bộ, công
    nhân viên. Các công trình xuống cấp không có kinh phí để tu bổ, sửa chữa, hiệu
    quả phục vụ ngày càng giảm. Do đó, chính sách miễn, giảm thủy lợi phí của Nhà
    nước ra đời đã nhận được sự hưởng ứng của hầu hết tất cả các tác nhân tham gia
    quản lý Nhà nước các cấp, ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước. Việc miễn,
    giảm thủy lợi phí đã được Chính phủ quy định theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP
    ngày 28/11/2003, trong đó quy định rõ các trường hợp được miễn, giảm thủy lợi
    phí. Tuy nhiên, việc miễn, giảm thuỷ lợi phí mới chỉ được giới hạn trong phạm
    vi các địa bàn có điều kiện, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trong trường
    hợp thiên tai, mất mùa. Ngày 15/10/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
    154/2007/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ - CP. Theo
    Nghị định này miễn, giảm thủy lợi phí tại các công trình do Nhà nước đầu tư xây
    dựng trên tất cả các địa bàn, không miễn thủy lợi phí đối với những công trình
    được xây dựng từ nguồn vốn khác. Và gần đây nhất được thay thế bằng Nghị
    định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008, sửa đổi một số điều của Nghị định
    143/2003/NĐ - CP, trong đó quy định miễn thuỷ lợi phí đối với các hộ nông dân
    sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối trong hạn
    mức giao đất nông nghiệp.
    Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc và đã thực hiện chính sách
    miễn, giảm thủy lợi phí từ năm 2008, Qua 4 năm thực hiện miễn, giảm thuỷ lợi
    phí cho sản xuất nông nghiệp, đã đạt được những kết quả nhất định. Quá trình
    thực hiện chính sách miễn, giảm thủy lợi phí gặp nhiều thuận lợi, có những tác

    - 3 -
    động tích cực đối với kinh tế - xã hội của địa phương. Song trong quá trình thực
    hiện chính sách này cũng nảy sinh một số tồn tại, bất cập. Vậy vấn đề đặt ra là
    làm thế nào để phát huy hiệu quả nhất những thuận lợi có được trên địa bàn và
    phương hướng giải quyết các tồn tại, vướng mắc đảm bảo người nông dân tiếp
    tục được hưởng dịch vụ tưới, tiêu một cách tốt nhất và hệ thống tưới, tiêu được
    quản lý tốt, hiệu quả và bền vững khi không phải trả tiền nước?
    Trên cơ sở những luận điểm trên, việc lựa chọn và thực hiện đề tài
    “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên
    địa bàn tỉnh Phú Thọ” là cấp thiết và phù hợp với thực tiễn.
    2. Mục đích của đề tài
    Phân tích cơ sở lý luận quá trình hình thành chính sách thủy lợi phí và
    thực trạng quá trình thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí trên địa bàn
    tỉnh Phú Thọ. Đánh giá những mặt hạn chế, phân tích nguyên nhân và đề xuất
    một số giải pháp hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận quá trình hình thành
    chính sách thủy lợi phí, thực trạng của quá trình thực hiện chính sách miễn, giảm
    thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc
    phục những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách miễn, giảm thuỷ
    lợi phí và khuyến nghị hoàn thiện hơn chính sách.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau để phân
    tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách miễn, giảm thủy lợi phí
    đối với hoạt động tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp:
    - Phân tích và hệ thống hóa lý luận;
    - Điều tra thu thập và xử lý thông tin thứ cấp;
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, phân tích thống kê;
    - Phương pháp chuyên gia.

    - 4 -
    5. Nội dung của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, Luận văn gồm có 3 chương là:
    Chương 1: Cơ sở lý luận quá trình hình thành chính sách thủy lợi phí
    Chương 2: Thực trạng áp dụng thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
    Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thủy lợi phí trên địa
    bàn tỉnh Phú Thọ
     
Đang tải...