Luận Văn Nghiên cứu đề xuất mặt cắt phù hợp cho tuyến đê lấn biển Nam Đình Vũ

Thảo luận trong 'Giao Thông - Cầu Đường' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 2/4/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khu kinh tế biển Đình Vũ - Cát Hải là một trong 5 khu kinh tế ven biển của nước ta được Nhà nước đặc biệt chú trọng đầu tư. Khu kinh tế hình thành sẽ góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế ven biển của thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Theo quy hoạch khu công nghiệp được xây dựng trên khu đất lấn biển có diện tích mặt nước trên 2000ha, đây là bãi bồi được hình thành trong phạm vi giữa hai cửa sông: cửa sông Bạch Đằng và cửa sông Cấm. Địa chất nền bãi bồi ngập nước mềm yếu, cốt nền từ -1,5m đến -2,5m. Phía Đông đến Nam chịu tác động trực tiếp của: sóng, bão, thủy triều, nước biển dâng.v.v Việc lấn biển theophương pháp truyền thống lấn dần là không thể thực hiện được. Để có được nền khu đất trên mực nước triều phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế đòi hỏi phải cómột tuyến đê lấn biển phù hợp. Đề tài luận văn “Nghiên cứu đề xuất mặt cắt phù hợp cho tuyến đê lấn biển Nam Đình Vũ” để đảm bảo cho tuyến đê ổn định trên nền yếu chống được sóng bão thiết kế, nội dung quan trọng nhất là lựa chọn và tính toán hình dạng mặt cắt đê phù hợp với thực tế có tính khả thi cao, góp phần vào việc đưa ra được giải pháp tối ưu cho xây dựng công trình bảo vệ khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, đẩy nhanh tiến độ hình thành khu kinh tế theo mục tiêu đặt ra.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn, thiết kế hình dạng mặt cắt phù hợp trên cơ sở phân tích tương tác giữa các điều kiện biên biển để thiết kế xây dựng công trình tại khu vực nghiên cứu như: chế độ sóng, thủy triều, mực nước,.v.v với công trình và đề xuất giải pháp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, kinh tế, có tính khả thi cao.
    3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    a. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Mặt cắt đê biển và các giải pháp đã đề xuất.
    - Phạm vi nghiên cứu: Tuyến đê lấn biển nam Đình vũ thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Phường Đông Hải 2 & Phường Tràng Cát, Q. Hải An, TP Hải Phòng) tuyến B-G trực diện với biển dài 5.581m.
    - Nội dung nghiên cứu: Luận văn giới hạn tập trung nghiên cứu về hình dạng mặt cắt đê biển phù hợp nhất với điều kiện biên thực tế.
    b. Phương pháp nghiên cứu và công cụ sử dụng
    (1) Phương pháp nghiên cứu
    - Kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và công nghệ hiện có trên
    thế giới và trong nước. Kế thừa các nghiên cứu khoa học, các dự án liên quan đến
    đê lấn biển, đặc biệt đê lấn biển trên nền đất bồi mềm yếu.
    - Phương pháp phân tích.
    - Mô hình vật lý/mô hình toán.
    - Kinh nghiệm đúc rút từ các trường hợp tương tự.
    - Phương pháp chuyên gia.
    (2) Công cụ sử dụng
    Ứng dụng lý thuyết tính toán thiết kế, đánh giá lựa chọn mặt cắt phù hợp nhất với điều kiện biên biển. Sau khi lựa chọn được hình dạng mặt cắt hợp lý áp dụngtính toán cho đê lấn biển nam Đình Vũ, hiệu quả giảm sóng tràn được kiểm tra lạibằng mô hình vật lý máng sóng.
    4. ết quả đạt được của luận văn
    - Đề xuất mặt cắt phù hợp cho tuyến đê lấn biển Nam Đình Vũ.
    5. Nội dung chính của luận văn
    Phần mở đầu
    Chương 1: Tổng quan về các dạng mặt cắt đê biển
    Chương 2: Nghiên cứu đề xuất hình dạng mặt cắt phù hợp cho đê biển
    Chương 3: Áp dụng mặt cắt phù hợp để thiết kế đê lấn biển nam Đình Vũ
    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 1
    3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 1
    4. Kết quả đạt được của luận văn . 2
    5. Nội dung chính của luận văn 2
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DẠNG MẶT CẮT ĐÊ BIỂN 3
    1.1. Mở đầu 3
    1.2. Tổng quan về các dạng mặt cắt đê biển 3
    1.2.1. Tổng quan về các dạng mặt cắt đê biển trên thế giới . 3
    1.2.2. Tổng quan các dạng mặt cắt đê biển trong nước . 7
    1.2.3. Nhận xét, đánh giá chung . 16
    1.2.4. Phân loại và điều kiện áp dụng của các dạng mặt cắt đê biển . 18
    1.3. Kết luận chương 1 . 19
    CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HÌNH DẠNG MẶT CẮT PHÙ HỢP
    CHO ĐÊ BIỂN . 20
    2.1. Các tiêu chí lựa chọn hình dạng mặt cắt phù hợp cho đê biển . 20
    2.2. Phân tích, lựa chọn hình dạng mặt cắt phù hợp cho đê biển . 20
    2.2.1. Khả năng giảm sóng leo của các phương án mặt cắt đê có mái nghiêng . 22
    2.2.2. Khả năng chịu tải trọng sóng, giảm áp lực sóng của các dạng mặt cắt đê . 31
    2.2.3. Khả năng ổn định tổng thể của các dạng mặt cắt đê có mái nghiêng 42
    2.2.4. Phân tích lựa chọn dạng mặt cắt tối ưu áp dụng cho thiết kế đê biển 42
    2.5. Kết luận chương 2 . 43
    CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG HÌNH DẠNG MẶT CẮT PHÙ HỢP ĐỂ THIẾT KẾ ĐÊ
    LẤN BIỂN NAM ĐÌNH VŨ 44
    3.1. Mở đầu 44
    3.1.1. Giới thiệu về Dự án đê lấn biển Nam Đình Vũ 44
    3.1.1. Phạm vi nghiên cứu áp dụng 45
    3.2. Các tham số tính toán 45
    3.2.1. Cấp công trình 45
    3.2.2. Các chỉ tiêu tính toán . 46
    3.2.3. Tham số mực nước và tham số sóng thiết kế . 46
    3.3. Tính toán mặt cắt đê lấn biển nam Đình Vũ . 46
    3.3.1. Cơ đê 46
    3.3.2. Chiều rộng mặt đê 49
    3.3.3. Xác định cao trình đỉnh đê . 50
    3.3.4. Tổng hợp các kích thước mặt cắt đê 54
    3.4. Kiểm tra kết quả tính toán bằng mô hình vật lý máng sóng . 55
    3.4.1. Mục tiêu của thí nghiệm . 55
    3.4.2. Giới thiệu về mô hình máng sóng 55
    3.4.3. Chọn tỷ lệ mô hình . 56
    3.4.4. Các điều kiện biên về địa hình, thủy hải văn . 57
    3.4.5. Kiểm định mô hình 58
    3.4.6. Phương án thí nghiệm kiểm chứng 62
    3.4.7. Phân tích kết quả thí nghiệm 63
    3.5. Đánh giá đề xuất mặt cắt chọn 66
    3.5.1. Đánh giá kết quả tính toán xác định hình dạng mặt cắt . 66
    3.5.2. Đề xuất mặt cắt phù hợp 66
    3.6. Kết luận chương 3 . 67
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 69
    T I I U THAM HẢO . 71
    PHỤ ỤC 72
     
Đang tải...