Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất mạng lưới quan trắc chất lượng nước hồ đá đen - bà rịa vũng tàu

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 24/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Tổng lượng nước trên bề mặt trái đất chiếm hơn 97% nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất chỉ chiếm khoảng 3%. Hiện tại, dân số thế giới đang là 7 tỉ người, nhu cầu dùng nước không ngừng gia tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang làm suy giảm chất luợng nước toàn cầu. Mặc dù nước là tài nguyên tái tạo nhưng khi bị ô nhiễm thì nguồn tài nguyên này rất khó phục hồi. Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) là một tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt hạn chế, các dòng sông cung cấp nước cho tỉnh chủ yếu là những con sông nội tỉnh, ngắn và có lưu vực nhỏ. Việc gia tăng khai thác nước ngầm trong nhiều năm qua đã gây ô nhiễm tầng nước ngầm do quy trình khai thác không được kiểm soát chặt chẽ. Khu vực khai thác nước ngầm tập trung quy mô như Bà Rịa, Phú Mỹ lại nằm sát biên mặn đã gây ra mặn hóa tầng nước ngầm đặc biệt là tầng nước ngầm ven biển vùng cửa sông Dinh. Để đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng, giải pháp mà tỉnh BR-VT đưa ra là xây dựng các hồ chứa vừa phục vụ sinh hoạt vừa phục vụ cho các ngành kinh tế, trong đó hồ Đá Đen là hồ chứa nước lớn nhất, có ý nghĩa rất quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Hồ Đá Đen phân bố trên địa bàn xã Láng Lớn, huyện Châu Đức và Tân Thành thuộc tỉnh BR-VT, có dung tích chưá 33,4 triệu m3 nước, diện tích lưu vực 149km2, cung cấp nước thô cho các nhà máy nước (chiếm 90% tổng lượng nước cấp cho toàn Tỉnh) và hỗ trợ tưới tiêu cho nông dân. Trong lưu vực hồ Đá Đen có nhiều loại hình sử dụng đất khác nhau như: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, khu dân cư tập trung. Các loại hình này đã và đang tác động bất lợi đến chất lượng nước hồ Đá Đen. Điển hình là một số sự cố như: vỡ đường ống dẫn nước thải của khu tiểu thủ công nghiệp (TTCN) Ngãi Giao nằm ở gần thượng nguồn suối Lúp, chảy tràn nước thải chăn nuôi gần cầu sông Xoài hay nước thải sinh hoạt thải trực tiếp các dòng chảy đổ vào hồ.
    Mặc dù Tỉnh BR-VT đã có chương trình quan trắc thường xuyên 2 - 3 tháng/lần nhưng hoạt động quan trắc còn nhiều bất cập như việc lựa chọn vị trí chưa hợp lý, các chỉ tiêu phân tích chưa đầy đủ, phát hiện các vấn đề môi trường còn chậm. Vì vậy việc thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ ĐÁ ĐEN” nhằm giám sát chất lượng nước một cách hệ thống theo không gian và thời gian, sớm phát hiện những biểu hiện ô nhiễm nguồn nước để có các giải pháp xử lý thích hợp là đề tài có tính cấp bách.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Đề xuất mạng lưới quan trắc dựa vào đặc điểm tự nhiên và sử dụng đất trong lưu vực nhằm xác định xu thế biến đổi chất lượng nước hồ theo thời gian và không gian để có giải pháp xử lý thích hợp.

    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    - Xác định các đặc điểm môi trường tự nhiên lưu vực (địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn).
    - Điều tra hiện trạng sử dụng đất trong lưu vực.
    - Đánh giá chất lượng nước hồ từ khi vận hành đến nay.
    - Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng nước trên cơ sở đặc điểm tự nhiên và sử dụng đất trong lưu vực.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

     Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước hồ Đá Đen và các sông suối chính trong lưu vực.
     Phạm vi nghiên cứu: Hồ chứa nước Đá Đen và lưu vực với diện tích 149 km2.

    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

    Kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường tự nhiên và sử dụng đất trong lưu vực Đá Đen là tài liệu khoa học hữu ích trong việc giám sát và dự báo chất lượng nước mặt hồ Đá Đen.
    Giúp cho cơ quan quản lý địa phương có tài liệu khoa học phục vụ quy hoạch sử dụng nước một cách hợp lý.

    6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

    Luận văn gồm 75 trang đánh máy với 29 bảng biểu, 40 hình và 44 tài liệu tham khảo. Cấu trúc của luận văn gồm: Giới thiệu. Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Hiện trạng môi trường lưu vực hồ Đá Đen. Chương 4: Đề xuất mạng lưới quan trắc. Kết luận. Luận văn được hoàn thành tại Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Quang Hải.

    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 4
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG .v
    DANH MỤC HÌNH . vii
    ABSTRACT . ix
    GIỚI THIỆU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .2
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .2
    6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3
    Chương 1 TỔNG QUAN .4
    1.1 Quan trắc nước mặt trên thế giới 4
    1.2 Quan trắc nước mặt ở Việt Nam .9
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
    2.1 Phương pháp luận . 12
    2.1.1 Tiếp cận hệ thống 12
    2.1.2 Tiếp cận quản lý tổng hợp . 13
    2.2 Các phương pháp nghiên cứu . 13
    2.2.1 Tham khảo, thu thập, tổng hợp tài liệu 13
    2.2.1.1 Tham khảo tài liệu . 13
    2.2.1.2 Thu thập, tổng hợp tài liệu . 14
    2.2.2 Khảo sát thực địa 15
    2.2.3 Ứng dụng kỹ thuật GIS để xây dụng bản đồ và trình bày dữ liệu . 18
    2.2.3.1 Hiệu chỉnh bản đồ địa hình . 18
    2.2.3.2 Thành lập các bản đồ chuyên đề . 20
    2.2.3.3 Trình bày thông tin . 20
    Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC HỒ ĐÁ ĐEN . 22
    3.1 Giới thiệu công trình hồ Đá Đen . 22
    ii
    3.1.1 Vị trí địa lý 22
    3.1.2 Chức năng hồ Đá Đen . 23
    3.1.3 Chế độ thủy văn lưu vực và thông số kỹ thuật hồ chứa 23
    3.1.4 Quan trắc chất lượng nước hồ . 24
    3.1.5 Diễn biến chất lượng nước 25
    3.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực 33
    3.2.1 Địa chất . 33
    3.2.1.1 Hệ tầng Xuân Lộc (βQ12xl) 34
    3.2.1.2 Trầm tích nguồn gốc sông (aQ22-3) . 35
    3.2.1.3 Trầm tích nguồn gốc đầm lầy-sông (abQ22-3) 35
    3.2.1.4 Trầm tích lòng sông, suối . 35
    3.2.2 Địa mạo 35
    3.2.3 Thủy văn . 36
    3.2.4 Khí hậu . 36
    3.2.5 Sơ lược về kinh tế - xã hội . 38
    3.2.5.1 Dân số 38
    3.2.5.2 Các ngành kinh tế chính . 38
    3.2.5.3 Cơ sở hạ tầng . 38
    3.2.5.4 Văn hóa 38
    3.2.6 Hiện trạng sử dụng đất 38
    3.2.7 Kết quả khảo sát sử dụng đất lưu vực 40
    3.2.7.1 Cây lâu năm . 40
    3.2.7.2 Cây ngắn ngày . 41
    3.2.7.3 Nước thải từ khu công nghiệp 42
    3.2.7.4 Trang trại chăn nuôi . 42
    3.2.7.5 Nước thải từ khu dân cư . 43
    3.2.7.6 Khai thác khoáng sản . 43
    3.2.7.7 Đất ngập nước 44
    3.2.7.8 Chất lượng nước hồ vào thời điểm khảo sát 44
    Chương 4 ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC . 50
    4.1 Các vấn đề chung . 50
    4.1.1 Giới thiệu 50
    iii
    4.1.2 Chất lượng nước . 50
    4.1.3 Quan trắc là gì . 51
    4.2 Qui trình quan trắc . 51
    4.3 Nội dung các bước trong qui trình quan trắc . 53
    4.3.1 Bước 1: Mục tiêu quan trắc chất lượng nước . 53
    4.3.2 Bước 2: Xác định rõ các nguồn lực sẵn có . 53
    4.3.2.1 Nhân sự 53
    4.3.2.2 Trang thiết bị và dụng cụ 55
    Bảng 4.4 Dụng cụ và thiết bị trong quan trắc hiện trường 56
    4.3.2.3 Lập kế hoạch ngân sách . 56
    4.3.3 Bước 3: Nghiên cứu khảo sát 56
    4.3.3.1 Thu thập thông tin sẵn có . 56
    4.3.3.2 Xác định vị trí trọng điểm 57
    4.3.4 Bước 4: Thiết kế mạng lưới quan trắc . 58
    4.3.4.1 Tiêu chí lựa chọn các vị trí quan trắc . 58
    4.3.4.2 Số lượng và đặc điểm các vị trí quan trắc . 60
    4.3.4.3 Các thông số quan trắc . 60
    4.3.4.4 Thời gian và tần suất quan trắc . 63
    4.3.5 Bước 5: Lấy mẫu . 63
    4.3.6 Bước 6: Công việc trong phòng thí nghiệm: 63
    4.3.7 Bước 7: Quản lý dữ liệu 65
    4.3.7.1 Dữ liệu không gian . 65
    4.3.7.2 Dữ liệu thuộc tính 65
    4.3.7.3 Phân tích địa lý 66
    KẾT LUẬN 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 72
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...