Luận Văn Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thị trấn Phú Bài, huyện Hư

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2
    1.3 Nội dung của đề tài 3
    1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
    1.5 Địa điểm nghiên cứu 3
    1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
    1.6.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 4
    1.6.2. Phương pháp điều tra x hội học 5
    1.6.3. Phương pháp chuyên gia 5
    1.6.4. Phương pháp quan sát 5
    1.6.5. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 5
    1.6.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 6
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
    2.1 khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 7
    2.2 nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 7
    2.3. Thành phần chất thải rắn 8
    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần chất thải rắn sinh hoạt 10
    2.5. Tính chất chất thải rắn sinh hoạt 13
    2.6. Phân loại chất thải rắn 15
    2.6.1. Phân loại theo tính chất 15
    2.6.2. Phân loại theo vị trí hình thành 17
    2.6.3. Phân loại theo nguồn phát sinh 17
    2.6.4. Phân loại theo mức độ nguy hại 18
    2.7. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt 19
    2.7.1 Tác động đến sức khoẻ con người 19
    2.7.2 Tác động đến cảnh quan đô thị 20
    2.7.3 Tác động đến môi trường 20
    2.7.3.1 Tác động đến môi trường đất 20
    2.7.3.2 Tác động đến môi trường nước 21
    2.7.3.3 Tác động đến môi trường không khí 21
    CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TT HUẾ
    3.1 Điều kiện tự nhiên 24
    3.1.1 vị trí địa lí 24
    3.1.2. Địa hình 25
    3.1.3. Thời tiết khí hậu 25
    3.1.4. Thủy văn 27
    3.2 Điều kiện kinh tế xã hội 28
    3.2.1 Xã hội 28
    3.2.1.1 Dân số 28
    3.2.1.2 Giáo dục 28
    3.2.1.3 Y tế 29
    3.2.1.4 Xây dựng cơ bản 29
    3.2.2 Kinh tế 30
    3.2.2.1 Công nghiệp 30
    3.2.2.2. Nông lâm ngư nghiệp 31 CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN
    4.1 khái niệm phân loại rác tại nguồn 33
    4.2 Tình hình phân loại rác tại nguồn trên thế giới 33
    4.3 Tình hình phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam 36
    4.4 Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 12,Q 5 40
    4.5 Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 8,Q 6 43
    4.6 Những lợi ích khi thực hiện phân loại rác tại nguồn 46
    4.7 Những khó khăn khi phân loại rác tại nguồn 48

    CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    5.1 Đặc điểm rác thải ở khu vực nghiên cứu 50
    5.1.1 Nguồn phát sinh 50
    5.1.1.1Thị trấn Phú Bài 50
    5.1.1.2. Chợ Phú Bài và chợ Mai 51
    5.1.2 Khối lượng và thành phần rác thải 53
    5.1.2.1 Khối lượng rác thải 53
    5.1.2.2 Thành phần rác thải 54
    5.2 Hiện trạng hệ thống lưu trữ,thu gom và vận chuyển rác thải ở khu vực nghiên cứu 57
    5.2.1 Dụng cụ lưu trữ 57
    5.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển 61
    5.2.3 Hiện trạng xử lí 63
    5.3 Nhận thức của người dân về rác thải và phân loại rác tại nguồn 67
    5.4 Đề xuất mô hình phân loại và các giải pháp cho việc áp dụng mô hình 72
    5.4.1 Những cơ sở cho việc đề xuất mô hình 72
    5.4.1.1 cơ sở lí luận 72
    5.4.1.2 cơ sở thực tiễn 72
    5.4.2 Đề xuất mô hình 75
    5.4.3 Những giải pháp cho việc áp dụng mô hình 78
    5.4.4. Đề xuất quy trình, thu gom, vận chuyển chất thải rắn 81
    5.4.4.1. Tồn trữ và phân loại 81
    5.4.4.2. Thu gom 82
    5.4.4.3. Vận chuyển 83
    CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
    6.1 kết luận 84
    6.2 kiến nghị 85

    PHỤ LỤC

    TÓM TẮT


    Nhằm nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở thị trấn Phú Bài và hai chợ, đề tài đã tiến hành khảo sát hiện trạng rác thải và điều tra nhận thức của người dân trên địa bàn nghiên cứu về rác thải và phân loại rác tại nguồn. Qua đó tiến tới xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn và các giải pháp cho việc áp dụng mô hình ở khu vực nghiên cứu .

    Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và thị trấn Phú Bài – Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên - Huế
    6


    Chương 1

    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Chất thải rắn được định nghĩa là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng .)
    Hiện nay cùng với sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh, chất thải rắn được phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng về thành phần, chủng loại. Vì vậy, thu gom và xử lí chất thải rắn đã trở thành một vấn đề lớn trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong khi đó, chi phí đầu tư cho công tác quản lí chất thải rắn ở nhiều nơi vẫn còn thấp, hệ thống thu gom chưa hợp lí dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu thu gom và xử lí lượng rác thải phát sinh ở các đô thị .
    Phân loại rác tại nguồn là công việc hết sức cần thiết ở các đô thị. Thông qua phân loại rác tại nguồn góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh,
    từ đó hạn chế việc khai thác tài nguyên sơ khai và giảm khối lượng rác thải cần phải chôn lấp. Ngoài ra, giúp tiết kiệm quĩ đất, kéo dài thời gian hoạt động của các bãi chôn lấp và giảm phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường từ bai chôn lấp như khí nhà kính, nước rỉ rác và góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư .
    Nhằm thực hiện tốt việc thu gom và xử lí chất thải rắn ở Việt Nam, một trong những mục tiêu trong chiến lược quốc gia về quản lí chất thải rắn là tổ chức thực hiện phân loại rác tại nguồn với tỉ lệ gia tăng qua từng giai đoạn: tối thiểu là 90% năm 2010 và đảm bảo 95% năm 2020. Tuy nhiên cho đến nay công việc này mới chỉ triển khai thí điểm ở một số nơi như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
    Thị trấn Phú Bài với vai trò là cửa ngõ phía Nam của thành phố Huế, có cụm cảng hàng không miền trung, có khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh và mục tiêu trở thành thị xã vào năm 2015 đã được xác định. Phú Bài chiếm vị thế quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của tỉnh, cho nên công tác quản lí chất thải rắn đang là mối quan tâm lớn của các cấp, các ngành hữu quan ở thị trấn Phú Bài và huyện Hương Thuỷ là đơn vị chủ quản. Vì vậy Phú Bài cần thiết phải có một kế hoạch hành động lâu dài trong đó phân loại rác tại nguồn là công việc cần được triển khai sớm, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một chương trình nào nghiên cứu nhằm tiến tới phân loại rác tại nguồn ở thị trấn Phú Bài. Thực tế này đã thúc đẩy tôi thực hiện đề tài :
    Nghiên cứu đề xuất hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở 2 chợ và Thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ, tỉnh TT Huế”.
    1.2. Mục tiêu của đề tài :
    - Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn ở khu vực nghiên cứu (khối lượng, thành phần chất thải rắn).
    -Nghiên cứu điều tra thói quen và nhận thức của người dân về công tác quản lí chất thải rắn.
    - Đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn và các giải pháp thực hiện mô hình.
    1.3 Nội dung của đề tài
    o Nghiên cứu hiện trạng về thành phần, khối lượng rác thải ở khu vực nghiên cứu.
    o Nghiên cứu về hiện trạng hệ thống lưu trữ, thu gom và vận chuyển rác thải ở khu vực nghiên cứu.
    o Đề xuất mô hình phân loại và các giải pháp cho việc áp dụng mô hình.
    1.4 Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn sau:
    Hộ gia đình
    Trường học
    Cơ quan – văn phòng
    Dịch vụ kinh doanh
    Trung tâm Y tế
    Quầy hàng cố định trong chợ
    Cụm cảng hàng không
    Doanh trại bộ đội
    1.5.Địa điểm nghiên cứu :
    Để thực hiện đề tài này chúng tôi lấy toàn bộ 9 khu phố của thị trấn và 2 chợ (chợ Mai và chợ Phú Bài).
    Thị trấn Phú Bài là một trong hai thị trấn được lãnh đạo tỉnh quan tâm xây dựng trở thành thị xã vào năm 2015 với diện tích 1570 ha, dân số 13.193 người (năm 2007), với 60% dân cư là cán bộ, công nhân, viên chức. Thị trấn có 2638 hộ được chia ra 9 khu phố và 99 tổ dân phố. Trên địa bàn của thị trấn có 8 trục đường chính và 51 trục đường nhánh, 10 trường học, 5 trường mẫu giáo, 6 nhà hàng, 3 đơn vị quân đội, 65 cơ quan văn phòng và rất nhiều các cơ sở dịch vụ kinh doanh.
    Việc lựa chọn thị trấn Phú Bài làm địa điểm nghiên cứu xuất phát từ sự đa dạng về thành phần dân cư, trình độ nhận thức, mức sống và thói quen sinh hoạt của người dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và áp dụng mô hình phân loại rác tại nguồn, qua đó chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để tiến hành sâu hơn.
    Chợ Mai và chợ Phú Bài nằm trên trục đường quốc lộ 1A, được thành lập cách đây 50 năm, qua nhiều lần sửa đổi và gần đây nhất vào năm 2003 và giữ cho đến bây giờ. Với diện tích 3660 m2 và hơn 400 lô hàng, 2 chợ trên là nơi tập trung mua bán, qua lại của người dân thị trấn cũng như người dân của các xã lân cận.
    Hai chợ được lựa chọn làm điểm nghiên cứu vì chợ là nơi phát sinh một lượng lớn chất thải hữu cơ và chưa được quan tâm nhiều trong các chương trình phân loại rác tại nguồn. Nếu đươc phân loại tại nguồn tốt, đây sẽ là nguồn nguyên liệu tốt cho dây chuyền sản xuất phân vi sinh chất lượng cao.
    1.6 Phương pháp nghiên cứu :
    Đề tài được thực hiện bằng việc sử dụng những phương pháp sau:
    Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
    Phương pháp điều tra xã hội học
    Phương pháp chuyên gia
    Phương pháp thống kê và xử lí số liệu
    Phương pháp quan sát
    Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
    1.6.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
    Để thực hiện đề tài chúng tôi đã thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng làm cơ sở lí luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lí thuyết hoặc thực tiễn ban đầu.
    Nguồn tài liệu nghiên cứu được tham khảo trong đề tài rất đa dạng bao gồm : giáo trình, Báo cáo khoa học, Số liệu thống kê, văn kiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    1.6.2 Phương pháp điều tra xã hội học
    Nhằm đánh giá nhận thức và điều tra khối lượng rác trong dân cư, chúng tôi đã xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và điều tra trên 120 hộ (xem phụ lục). Đối tượng được phỏng vấn là những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhau như cán bộ, nhân viên, công nhân, viên chức, lao động, buôn bán,
    1.6.3 Phương pháp chuyên gia
    Chúng tôi đã tranh thủ ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học nói chung và phân loai rác tại nguồn ở các sở, phòng về những nội dung của đề tài.
    1.6.4 Phương pháp quan sát
    Chúng tôi đã quan sát và ghi lại thói quen hàng ngày của người dân về lưu trữ và thải bỏ rác củng như ý thức của người dân của họ về vấn đề vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã quan sát nắm bắt cách thức thu gom, vận chuyển rác thải của đội vệ sinh tại điểm nghiên cứu nhằm bổ sung cho việc đề xuất cũng như áp dụng mô hình phân loại rác sau này.
    1.6.5 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
    Trong quá trình điều tra xã hội học, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu rác, sau đó xử lí mẫu, ghi nhận kết quả và xử lí số liệu
    a/ Thu mẫu rác thải
    Để xác định khối lượng và thành phần rác thải của các hộ gia đình, chúng tôi đã đưa các túi nylon để họ bỏ vào. Mẫu rác thải được thu được ở các khu dân cư khác nhau.
    b/ Xử lí mẫu rác
    *Dụng cụ
    Kẹp rác, cân đồng hồ 15 kg, túi nylon chứa rác
    Xô nhựa 25 lit, thùng chứa rác.
    *Xác định khối lượng riêng
    Cân xô nhựa 25lit
    Cho mẫu rác thải thu được vào xô cho đến đầy; nhấc lên 25-30 cm và thả xuống 3-4 lần; tiếp tục cho rác vào và thực hiện nhấc thả; đến khi thùng rác đầy thì dừng lại
    Cân tổng khối lượng xô và rác
    Lấy tổng khối lượng trừ đi cho khố lượng xô ban đầu sẽ thu được khối lượng rác
    Tính khối lượng rác bằng công thức:
    D=M/V(kg/m3)
    Trong đó : D là khối lượng riêng của rác thải
    M là khối lượng rác thải
    V là thể tích xô chứa
    *Xác định thành phần rác thải
    Từ khối lượng rác đã được cân ở trên, chúng tôi tiến hành nhặt riêng các thành phần khác nhau gồm : rác hữu cơ (thức ăn thừa và hư hỏng, sản phẩm sơ chế), rác tái chế và tái sử dụng (giấy, nylon, kim loại ) và các loại khác
    Cân khối lượng mỗi loại và tính phần %
    1.6.6 Phương pháp thống kê và xử lí số liệu
    Từ những số liệu ghi nhận được ở các lần xử lí mẫu rác thải và các kết quả phỏng vấn chúng tôi tiến hành thống kê và xử lí số liệu bằng các phần mềm như Word, Excel, Kết quả của quá trình này là các bảng số liệu được trình bày trong luận văn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...