Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp xã hội hóa quản lý đê điều và phòng, chống lụt, bão thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU .1
    1. Tính cấp thiết của đề tài: . 1
    2. Mục đích của Đề tài: . 3
    3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 3
    4. Phạm vi nghiên cứu: 4
    5. Kết quả dự kiến đạt được: . 4
    CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÃ HỘI HÓA ĐÊ ĐIỀU VÀ
    PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO THÀNH PHỐ HÀ NỘI .5
    1.1. Hiện trạng đê điều thành phố Hà Nội . 5
    1.1.1 Đặc điểm địa hình và dân sinh . 5
    1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 7
    1.2. Hiện trạng về chính sách quản lý đê điều thành phố Hà Nội . 11
    1.2.1 Cơ chế chính sách trung ương 11
    1.2.2 Cơ chế chính sách địa phương 12
    1.3. Hiện trạng về tổ chức quản lý đê điều và phòng chống lụt bão 14
    1.3.1 Hệ thống tổ chức nhà nước về QLĐĐ và PCLB 14
    1.3.2 Mô hình hoạt động của đội quản lý đê chuyên trách: 19
    CHƯƠNG II: CÁC MÔ HÌNH QLĐĐ và PCLB ĐÃ TRIỂN KHAI Ở
    MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG . 21
    2.1. Mô hình xã hội hóa QLĐĐ và PCLB tại tỉnh Ninh Bình . 21
    2.1.1 Mô hình xã hội hóa tại huyện Gia Viễn và Yên Khánh . 21
    2.1.2 Mô hình xã hội hóa tại huyện Kim Sơn: 22
    2.2 Mô hình xã hội hóa QLĐĐ và PCLB của thành phố Hải Phòng 23 CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA
    QLĐĐ và PCLB THÀNH PHỐ HÀ NỘI 26
    3.1. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp QLĐĐ và PCLB
    theo hướng xã hội hóa . 26
    3.1.1 Hệ thống đê điều mang tính cộng đồng 26
    3.1.2 Quản lý đê điều có tính truyền thống, xã hội hóa 26
    3.1.3 Khái niệm xã hội hóa quản lý đê điều 27
    3.2. Giải pháp về chính sách 35
    3.2.1 Nội dung chính sách . 35
    3.2.2 Phương pháp xây dựng chính sách . 37
    3.3. Giải pháp về tổ chức quản lý 38
    3.3.1 Giới thiệu về mô hình QLĐĐ và PCLB . 38
    3.3.2 Mô hình thí điểm 40
    3.4. Hỗ trợ hoạt động cho mô hình . 53
    3.4.1 Trang thiết bị kiểm tra đê: 53
    3.4.2 Duy tu, bảo dưỡng đê . 53
    3.4.3 Hộ đê, phòng lũ 53
    3.4.4 Thông tin, liên lạc: 53
    3.5. Giải pháp tuyên truyền nâng cao năng lực . 53
    3.5.1 Phổ biến những kiến thức cơ bản về đê điều và QLNN về đê điều
    55
    3.5.2 Phổ biến về công tác PCLB 56
    3.5.3 Chế độ tuần tra, canh gác . 57
    3.5.4 Kỹ thuật xử lý sự cố đê điều trong mùa mưa bão 59
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 65 1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong những năm gần đây, lũ lớn thường xuyên xuất hiện ở nhiều nước
    trên thế giới và khu vực, trận lụt thế kỷ xảy ra trong năm 1998 ở Trung Quốc
    là sự cảnh báo về tính chất khác thường của thời tiết gây lũ lớn trên nhiều lưu
    vực sông với nhiều đợt liên tiếp khác nhau. Việt Nam cũng là một trong
    những nước chịu sự tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các yếu tố bất
    lợi về thời tiết cũng gia tăng và có những đột biến như trận lũ tháng 8 năm
    1996 do cơn bão số 2 và số 4 kết hợp với triều cường, hồ Hoà Bình trên sông
    Đà xả 7 cửa là trận lũ lớn nhất trên sông Đà trong khoảng thời gian 100 năm
    gần đây.
    Do tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, mức độ và ảnh hưởng của lũ ngày
    càng gia tăng. Các trận lũ lớn trên lưu vực sông Hồng phần lớn xảy ra vào
    nửa sau của thế kỷ XX, trong vòng 50 năm đã xảy ra 2 trận lũ vượt mực nước
    thiết kế và 2 trận lũ xấp xỉ mực nước thiết kế đê tại Hà Nội. Đó là các trận lũ
    tháng 8 năm 1945 có mực nước tại Hà Nội đạt 14,43m và lũ tháng 8 năm
    1969 có mực nước tại Hà Nội đạt 13,66m, lũ tháng 8 năm 1971 là 14,82m, lũ
    tháng 8 năm 1996 đạt 13,46m (kết quả hoàn nguyên lũ theo địa hình lòng dẫn
    năm 1993 -1996). Đặc biệt năm 2008 đợt mưa lớn lịch sử xảy ra từ 30/10 đến
    3/11/2008 đã gây úng ngập sâu trên diện rộng, lượng mưa trung bình đo được
    là 604mm làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân và gây thiệt hại lớn
    cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội toàn thành phố Hà Nội.
    Trận lũ tháng 8 năm 1971 có lưu lượng lớn nhất tại Sơn Tây 37.800
    m3/s, trước đây coi là lũ có tần suất 0,4% ( chu kỳ tái diễn 250 năm ), sau khi
    xảy ra các trận lũ lớn của thập kỷ 80-90, thì nay chỉ có thể đánh giá lũ tháng 8
    năm 1971 có tần suất 0,8% ( chu kỳ tái diễn 125 năm ). Xu thế gia tăng của lũ 2
    trên thế giới và trong khu vực cho thấy khả năng xảy ra trận lũ tháng 8 năm
    1971 là rất có thể.
    Sự suy giảm khả năng thoát lũ của hệ thống lòng sông và nhất là bãi
    sông do bồi lắng, xây dựng các cầu qua sông, các tuyến đê bối ngày càng
    nâng cao, dân cư lấn chiếm làm nhà ngoài bãi đã làm cho mực nước lũ trên
    sông Hồng ngày càng dâng cao, vì thế chỉ để duy trì mức chống lũ hiện hành
    thì cao trình đê cũng phải nâng theo. Mực nước lũ thiết kế đê Hà Nội từ
    11,5m vào đầu thế kỷ tăng lên 13,0m vào thập kỷ 50 và 13,6m (tương ứng
    13,4m theo cao độ chuẩn Quốc gia) vào thập kỷ 70 cho đến nay. Đê càng cao
    thì sự cố càng nhiều và rủi ro càng lớn và vì vậy, mực nước lũ thiết kế đê Tại
    Hà Nội 13,4m có thể coi là giới hạn cuối cùng đối với toàn vùng đồng bằng
    sông Hồng.
    Mặt khác, sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây cũ vào Hà Nội, công trình đê
    điều thành phố Hà Nội hiện tăng lên với: 20 tuyến đê chính, tổng chiều dài
    469,913 Km. Trên các tuyến đê có 87 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài là
    106,612 Km. Tổng số có 194 cống qua đê (trong đó có 11 cống đã hoành triệt
    tạm).
    Hai công trình đầu mối phân lũ là Vân Cốc và Đập Đáy; 25 vị trí đường
    tràn điều tiết trong vùng chậm lũ Chương Mỹ và Mỹ Đức; Công trình chậm lũ
    Lương Phú có 2 đường tràn; Hệ thống nổ mìn gồm 360 ống nhồi bằng bê tông
    đã được chôn trong đê tương ứng từ K0+130-K0+350 đê hữu Đà.
    Hệ thống Giếng giảm áp (GGA) trên tuyến đê hữu Hồng gồm 279 giếng,
    trong đó: huyện Phúc Thọ có 56 GGA; huyện Đan Phượng có 16 GGA;
    huyện Từ Liêm có 55 GGA; quận Hoàng Mai có 90 GGA; huyện Thanh Trì
    có 62 GGA.
    Tổng số trụ sở và kho bãi vật tư dự trữ chống lụt bão: 36 vị trí trải dài
    trên các tuyến đê. 3
    Những năm gần đây đê điều trên địa bàn thành phố đã được Nhà nước
    quan tâm đầu tư củng cố, nhưng giai đoạn vừa qua chưa được thử thách với lũ
    cao, hơn nữa trên hệ thống đê vẫn còn 8 khu vực trọng điểm và trong thực tế
    mấy năm vừa qua tuy lũ nhỏ nhưng vẫn thường xuyên có nhiều sự cố phải xử
    lý trong lũ. Do vậy sự cố đê điều luôn có yếu tố bất ngờ mà chúng ta chưa
    lường hết, nên chỉ có tăng cường tuần tra phát hiện ngay từ đầu và chuẩn bị
    tốt mọi điều kiện vật tư, kỹ thuật xử lý kịp thời mọi diễn biến hư hỏng mới có
    thể đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
    Hiện nay, thành phố Hà Nội, là thủ đô của cả nước, là đô thị đặc biệt,
    trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở chính của các
    cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ
    quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; trung tâm lớn về văn hóa, khoa học
    và công nghệ, giáo dục, y tế, kinh tế và giao dịch quốc tế; nơi diễn ra các hoạt
    động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước, đã và đang có tốc độ đô
    thị hóa nhanh, với nhiều thành phần kinh tế phát triển thì việc đặt vấn đề
    nghiên cứu đề xuất giải pháp xã hội hóa quản lý đê điều và phòng chống lụt
    bão thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo an toàn đê điều, tăng cường khả năng
    thích ứng với biến đổi khí hậu – nước biển dâng là hết sức cần thiết.
    2. Mục đích của Đề tài:
    Đề xuất các giải pháp xã hội hóa quản lý đê điều và phòng chống lụt bão
    thành phố Hà Nội.
    3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
    Để thực hiện các nội dung đề tài có các cách tiếp cận sau:
    - Phân tích đánh giá các mô hình quản lý đê điều và phòng chống lụt bão
    trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất giải pháp xã hội hóa quản lý đê điều
    và phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố.
    - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa và phân tích, sử dụng 4
    các tài liệu hiện có, các cơ chế chính sách của ngành và địa phương, đánh giá
    hiện trạng về điều kiện khí hậu thủy văn, đặc điểm của lũ bão đưa ra các giải
    pháp về chính sách, tổ chức quản lý, phương thức hỗ trợ và công tác tuyên
    truyền nâng cao năng lực nhằm đẩy mạnh xã hội hóa quản lý đê điều và
    phòng chống lụt bão địa bàn thành phố Hà Nội.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    5. Kết quả dự kiến đạt được:
    Các giải pháp nhằm xã hội hóa công tác quản lý đê điều và phòng chống
    lụt bão trên địa bàn thành phố Hà Nội.
     
Đang tải...