Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN1VÀ CÁC TÁC
    ĐỘNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG . 1
    1.1. Tổng quan . 1
    1.1.1. Trên thế giới . 1
    1.1.2. Tình hình hạn hán tại Việt Nam 3
    1.2. Tác động của hạn hán và xâm nhập mặn đối với sản xuất và đời sống . 6
    1.2.1. Trên thế giới . 6
    1.2.2. Hạn hán đối với đời sống trong nước 8
    1.3. Tổng quan các giải pháp ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn . 9
    1.3.1. Các giải pháp trên thế giới . 9
    1.3.2. Các giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn ở Việt Nam . 13
    Kết luận chương 1 . 15
    Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
    CỨU 16
    2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu . 16
    2.1.1. Vị trí địa lý . 16
    2.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo 18
    2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 18
    2.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn . 20
    2.1.5. Đặc điểm thủy văn dòng chảy ở ngoài các sông lớn . 23
    2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu . 25
    2.2.1. Dân sinh . 25
    2.2.2. Nông nghiệp . 26
    2.2.3. Hiện trạng sản xuất công nghiệp . 29
    2.2.4. Các ngành khác 31
    2.3. Tình hình văn hóa – xã hội khu vực nghiên cứu 32
    2.3.1. Thông tin liên lạc 32


    2.3.2. Hệ thống Y tế . 32
    2.3.3. Về giáo dục 32
    2.4. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 32
    2.4.1. Phương hướng phát triển nông nghiệp 32
    2.4.2. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp 34
    2.5. Hiện trạng hệ thống tưới Bắc Thái Bình 35
    2.5.1. Công trình khai thác 35
    2.5.2. Hiện trạng tổ chức quản lý vận hành . 42
    Kết luận chương 2: 50
    Chương 3: TÌNH HÌNH HẠN XÂM NHẬP MẶN, CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
    NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG TƯỚI 52
    3.1. Tình hình hạn hán xâm nhập mặn 52
    3.1.1. Hạn hán hàng năm đối với sản xuất nông nghiệp . 52
    3.1.2. Tác động dòng chảy các tháng mùa kiệt 54
    3.1.3. Tác động của hạn hán xâm nhập mặn 58
    3.2. Giải pháp ứng phó hạn hán xâm nhập mặn 60
    3.2.1. Giải pháp tổ chức quản lý khai thác công trình . 60
    3.2.2. Giải pháp điều tiết của các hồ chứa thuỷ điện cho lưu vực sông Hồng 61
    3.2.3. Giải pháp xây dựng công trình thuỷ lợi trên hệ thống các sông lớn 61
    3.2.4. Xây dựng, nâng cấp các công trình lấy nước và công trình nội đồng dâng
    nước, giữ nước của hệ thống tưới 62
    3.2.5. Giải pháp nông nghiệp . 65
    3.2.6. Giải pháp về quản lý, cơ chế chính sách . 65
    Kết luận chương 3 . 66
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    MỞ ĐẦU
    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Vùng đồng bằng ven biển Tả sông Hồng thuộc tỉnh Thái Bình tưới bằng 2 hệ
    thống thủy nông Bắc và Nam Thái Bình. Hai hệ thống tưới này được quy hoạch bố
    trí và xây dựng các công trình hợp lý bao gồm: 219 cống dưới đê, trong đó có 37
    cống khai thác nước trên 4 sông lớn, còn lại là các cống chủ yếu tưới tiêu kết hợp ở
    hạ du hoặc tiêu trực tiếp ra biển. Tổng số 1194 trạm bơm điện cùng với hơn 7.712
    km kênh mương tưới của trạm bơm, trong đó có 190 trạm bơm tưới tiêu kết hợp,
    1004 Trạm bơm tưới, với tổng cộng suất trên 280m
    3
    /s. Mạng lưới sông trục dẫn
    nước tưới tiêu dày đặc với chiều dài trên 2820 km ; 1953 cống đập nội đồng và hệ
    thống bờ vùng bờ thửa.
    - Hệ thống Bắc Thái Bình nằm ở phía Bắc giới hạn bởi sông Hóa, sông Luộc,
    sông Hồng, sông Trà lý và Biển. Gồm các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông
    Hưng, Thái Thuỵ và phần phía Bắc của thành phố Thái Bình.
    - Hệ thống Nam Thái Bình nằm ở phía Nam giới hạn bởi sông Hồng, sông Trà
    Lý và Biển, gồm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và phía Nam thành phố
    Thái Bình.
    Hai hệ thống có chung hình thức lấy nước tưới bằng các cống dưới đê trữ
    vào sông trục nội đồng và các sông trục cấp I, II để tưới tự chảy một phần, còn chủ
    yếu tưới tạo nguồn cho các trạm bơm tưới. Các khu thủy lợi nằm ở hạ du vùng ven
    biển đồng bằng sông Hồng, vì vậy nguồn nước tưới phụ thuộc vào lưu lượng nước
    thượng nguồn và còn chịu ảnh hưởng thủy triều và xâm nhập mặn, hàng năm hạn
    hán thường xảy ra, những năm điển hình có tới 60% diện tích đất nông nghiệp bị
    hạn, đã làm thiệt hại đến 30% giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản do năng suất
    giảm và chi phí điện năng và quản lý khai thác tăng lên gấp 2 lần.
    Tuy nhiên do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và ứng dụng khoa học công
    nghệ với nền nông nghiệp hiện đại làm cho nhu cầu dùng nước ngày càng gia tăng.
    Sự suy giảm nguồn nước, vận hành không hợp lý của các hồ chứa thượng lưu và các


    hệ thống tưới ở hạ lưu dẫn đến thiếu hụt nguồn nước cấp là nguyên nhân chính xảy
    ra hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến thường xuyên hàng năm và ngày càng
    nghiêm trọng.
    Để giải quyết một phần vấn đề trên tác giả luận văn chọn đề tài: “ Nghiên
    cứu đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn nhằm nâng cao hiệu
    quả của hệ thống tưới, áp dụng cho hệ thống tưới Bắc Thái Bình” làm luận văn
    thạc sĩ của mình.
    II. Mục tiêu của đề tài:
    Đánh giá được tình hình hán hán xâm nhập mặn và những tác động đến sản
    xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi Bắc Thái Bình.
    Đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn có hiệu quả để ổn định
    sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng.
    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    III.I. Đối tượng
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống tưới Bắc Thái Bình, tỉnh Thái
    Bình nằm ở phía Bắc sông Trà Lý. Giới hạn bởi sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa
    và sông Trà Lý. Hệ thống công trình đầu mối là cống lấy nước tự chảy từ sông Trà
    Lý, sông Hóa, sông Luộc dẫn vào các sông trục nội đồng, sau đó cấp nước cho đồng
    ruộng bằng hệ thống trạm bơm và tưới tự chảy. Tiêu về phía hạ lưu qua các cống
    dưới đê hoặc tiêu trực tiếp ra biển bằng cống Trà Linh.
    III.2. Phạm vi nghiên cứu
    Chỉ đề cập tới phân tích đánh giá tác động thiệt hại do hạn hán xâm nhập mặn
    của hệ thống tưới Bắc Thái Bình và đề xuất giải pháp ứng phó với hạn hán xâm
    nhập mặn nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới.
    Các số liệu phục vụ đề tài được kế thừa và cập nhật mới đến năm 2011.
    IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    IV.1. Cách tiếp cận
    Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong quá trình thực hiện những nội dung


    nghiên cứu, các hướng tiếp cận chính của đề tài sử dụng là:
    IV.1.1. Tiếp cận tổng hợp
    Hướng tiếp cận này xem xét đối tượng nghiên cứu trong một hệ thống là
    quan hệ phức tạp, vì vậy cần tiếp cận đến nhiều vấn đề khác nhau nhằm xem xét
    đánh giá kết quả nghiên cứu trên nhiều mặt khác nhau và mối liên hệ giữa chúng.
    IV.1.2. Tiếp cận thực tiễn vùng nghiên cứu
    Quá trình nghiên cứu dựa trên những điều kiện cụ thể đặc trưng của vùng
    như: Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, từ đó đưa ra những kết quả nghiên cứu
    chính xác và hợp nhất đối với vùng nghiên cứu.
    IV.1.3. Tiếp cận kế thừa các kết quả nghiên cứu và tiếp thu khoa học công nghệ
    Trong điều kiện trình độ khoa học và công nghệ quản lý trên lĩnh vực tài
    nguyên nước cho các hệ thống thủy lợi ở nước ta còn khá thấp so với các nước tiên
    tiến trên thế giới, do đó cần phải kế thừa tối đa các kết quả nghiên cứu có liên quan
    ở trong và ngoài nước.
    IV.2 Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu đề tài này là:
    IV.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, tổng hợp tài liệu
    - Điều tra về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế, lấy ý kiến dân địa phương, ý
    kiến của các cơ quan liên quan khi xây dựng phương án;
    - Khảo sát, thu thập các số liệu về địa hình, thủy văn, dòng chảy. Tác động của
    dòng chảy về mùa kiệt trong những năm gần đây đến tình hình hạn hán và xâm
    nhập mặn tại hệ thống tưới Bắc Thái Bình.
    IV.2.2. Phương pháp phân tích thống kê
    Kế thừa các tài liệu thống kê diện tích bị hạn hán, tình hình hạn hán xâm
    nhập mặn và các đánh giá thiệt hại của các ngành kinh tế trong khu vực nghiên cứu
    của các cơ quan chuyên môn đã thực hiện trong những năm gần đây.
    V. Bố cục của luận văn


    Mở đầu
    Chương 1: Tổng quan về hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động đối với sản xuất
    và đời sống
    Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
    Chương 3: Tình hình hạn hán xâm nhập mặn, các giải pháp ứng phó nâng cao hiệu
    quả của hệ thống tưới
    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...