Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống giao thông công cộng phục vụ Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 28/7/16.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.1. Lý do và sự cần thiết:
    GTCC trong TP có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của đô thị, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội . của mỗi đô thị. Mức độ sử dụng phương tiện giao thông công cộng và giao thông cá nhân của TP có liên quan rất mật thiết với nhau và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TP. Hệ thống GTCC trong TP được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm, nó đóng góp rất lớn trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn giao thông đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường giao thông. Với những lợi thế và ưu điểm của mình nếu hệ thống GTCC trong TP được tổ chức tốt nó sẽ là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân trong đô thị.
    Trong sự phát triển chung của đất nước Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm tới sự phát triển kinh tế các Khu kinh tế cửa khẩu để tạo điều kiện giao thương với các nước láng giềng thuận lợi. Vì vậy nhiều Khu kinh tế cửa khẩu đã được hình thành trong đó có Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là đầu mối giao thương liên vùng, quốc tế và giao thông quan trọng của hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ; Là trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, đào tạo và thể dục thể thao của tỉnh Lạng Sơn; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội đồng bộ, hiện đại; Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của quốc gia. Chính vì có nhiều lợi thế phát triển, Chính phủ đã có Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 08/7/2010 V/v Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030. GTCC phục vụ Khu kinh tế cửa khẩu cũng rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân từ nhà đến nơi làm việc và phục vụ tốt cho khách tham quan du lịch, khách giao thương buôn bán. Vì vậy tổ chức hệ thống giao thông công trong Khu kinh tế cửa khẩu rất quan trọng.
    Xuất phát từ tình hình thực tế, để hệ thống GTCC phát triển phù hợp với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, phát triển khu vực và đảm bảo an ninh quốc phòng thì việc tổ chức hệ thống GTCC giữ vai trò hết sức quan trọng. Cho nên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống giao thông công cộng phục vụ khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn” là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết một số tồn tại hiện nay và góp phần cho hệ thống GTCC phát triển phù hợp với điều kiện của vùng.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
    a). Đánh giá đúng hiện trạng giao thông đô thị và GTCC KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    b). Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất tổ chức GTCC Khu kinh tế cửa khẩu.
    c). Đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống GTCC phục vụ KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống GTCC Khu kinh tế cửa khẩu.
    - Phạm vi nghiên cứu: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Có diện tích 39.400 ha, bao gồm: TP Lạng Sơn mở rộng và thị trấn Đồng Đăng.
    - Giai đoạn nghiên cứu: Đến năm 2030.
    1.4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Điều tra, thu thập thông tin có liên quan đến hệ thống GTCC; phân tích, đánh giá và tổng hợp các số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
    - Hệ thống hóa và kế thừa có chọn lọc các tài liệu của các đề tài, dự án có liên quan.
    - Ứng dụng kết quả nghiên cứu đó, đề xuất các giải pháp tổ chức hệ thống GTCC phục vụ KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    - Bảo đảm sử dụng đất giao thông đô thị tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp.
    - Nội dung cũng như quy trình quản lý hệ thống GTCC được khép kín, đồng bộ và có tính khả thi cao.
    - Tiết kiệm kinh phí và chống lãng phí xã hội.
    - Đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả đi lại của người dân.
    - Áp dụng kết quả nghiên cứu và tổ chức hệ thống GTCC KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn cũng như cho các KKTCK tương tự trên toàn quốc.
    1.6. Cấu trúc của luận văn:
    Luận văn được kết cấu gồm 3 phần chính:
    a). Phần 1: Mở đầu.
    b). Phần 2: Nội Dung.
    - Chương I: Thực trạng hệ thống giao thông công cộng các Khu Kinh tế Cửa khẩu ở Việt Nam và Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    - Chương II. Cơ sở khoa học tổ chức hệ thống giao thông công cộng phục vụ Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    - Chương III. Đề xuất giải pháp tổ chức hệ thống giao thông công cộng Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
    c). Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
    Tài liệu tham khảo.
     
Đang tải...