Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố hồ chí

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1 Tên đề tài
    NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
    1.2 Tính cấp bách và cần thiết của đề tài
    Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào thải ra các chất vào môi trường. Ngày nay, với dân số ngày càng đông, tốc độ phát triển kinh tế-xã hội đô thị hoá nhanh, lượng chất thải rắn phát sinh ngày một nhiều.
    Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp, giữ vai trò trọng điểm của vùng kinh tế phía Nam và của cả nước. Tp.HCM với hơn 7 triệu dân ( 4/2006) tập trung tại 24 quận huyện với diện tích 2.093,7 Km, là nơi tập trung hàng trăm nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, văn phòng, công sở, trường học, chợ, siêu thị, bệnh viện, các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp ( lớn, vừa và nhỏ), hơn 800 công ty nằm trong và ngoài 12 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao, hàng ngàn công trình đang xây dựng và cải tạo Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá tại Tp.HCM đã gia tăng mạnh mẽ và đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm tới, gây nhiều áp lực nặng nề đối với môi trường và cộng đồng. Nhiều vấn đề nan giải, những thách thức lớn được đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường nhằm phát triển ổn định và bền vững thành phố. Bên cạnh nhiều khó khăn, tồn tại trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nước thải và ô nhiễm không khí, vấn đề chất thải rắn đang thật sự là một thách thức lớn, một mối đe doạ khủng khiếp đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Giải quyết vấn đề chất thải rắn đô thị tại Tp.HCM là một bài toán phức tạp, từ khâu thu gom, phân loại rác tại nguồn, đến việc vận chuyển xử lý chất thải rắn. Mỗi ngày Tp.HCM đổ ra khoảng 6.000 tấn chất thải rắn đô thị, với thành phần chủ yếu là thực phẩm thừa chiếm khoảng 50-90% (khối lượng ướt), các chất thải rắn có khả năng tái chế chiếm khoảng 30% và một phần nhỏ các loại chất thải không có khả năng tái sử dụng, tái chế chiếm khoảng 5-10% ( khối lượng ướt). Bên cạnh đó, còn có khoảng 700-1.200 tấn chất thải rắn xây dựng ( xà bần) và 1.000-1.500 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150-200 tấn chất thải nguy hại, 7-9 tấn chất thải rắn y tế.
    Chất thải rắn và việc xử lý chúng hiện nay là vấn đề bức xúc của nước ta nói chung và của Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành. Bên cạnh đó, các loại chất thải rắn nguy hại không đuợc phân loại riêng mà trộn lẫn với chất thải rắn sinh hoạt, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí Chất thải rắn đô thị hiện đang thực sự là một mối đe dọa lớn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng
    Tại Tp.HCM hiện nay, phần lớn chất thải được vứt bỏ lẫn lộn, không phân loại tại nguồn và được đưa đến các bãi chôn lấp hợp vệ sinh của thành phố và thậm chí còn đổ xuống các kênh rạch, sông hồ, các khu đất trống gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh và mất mỹ quan nghiêm trọng. Hiện nay, các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Tp.HCM như bãi chôn lấp Gò Cát, Phước Hiệp, Đông Thạnh đang trong giai đoạn quá tải, và việc xử lý các khí thải cũng như một lượng lớn nước rỉ rác tại đây cũng là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Mặc dù các bãi chôn lấp này được đầu tư rất lớn với công nghệ hiện đại, chúng vẫn luôn tạo ra những áp lực lớn đối với môi trường với một lượng lớn nước rỉ rác ( 800-1.000 m3/ bãi/ngày đêm) và khí thải ( 500.000-700.000 m3/ngày đêm), đặc biệt là mùi hôi. Ngoài ra, việc xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh chiếm diện tích đất chôn lấp rất lớn chưa kể diện tích đất cho các công trình phụ trợ như đường giao thông, trạm cân, sàn trung chuyển, trạm xử lý nước rỉ rác và khí thải, hành làng cây xanh cách ly và diện tích này sẽ khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài ( 30-50 năm), không những thế, kinh phí để bảo trì và giám sát các bãi chôn lấp này sau khi đóng cửa cũng rất lớn. Lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn thành phố sẽ không ngừng tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số của thành phố. Theo dự báo của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp.HCM, lượng chất thải rắn bình quân ở thành phố có thể tăng từ 0,61 Kg/người/ngày năm 1996 lên hơn 1kg/người/ngày đến năm 2010, nghĩa là tăng thêm 40% trong vòng 15 năm.
    Chỉ có một phần nhỏ chất thải rắn được tái chế tại các cơ sở tái chế quy mô vừa và nhỏ ở Tp.Hồ Chí Minh ( thu mua phế liệu và tái chế). Thực tế Tp.HCM hiện nay có nhiều cơ sở tái chế chất thải rắn, hoạt động từ lâu với nhiều loại nguyên liệu được thu mua, tái chế như giấy, thủy tinh, nylon, kim loại Nhìn chung các cơ sở tái chế này chỉ phát triển một cách tự phát với quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ tái chế vẫn không được đầu tư mới và một số công nghệ đã không còn phù hợp với điều kiện thực tế, do đó chưa tạo được nhiều sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của của thị trường tiêu thụ Hoạt động tái chế này đã phần nào đáp ứng việc tái chế chất thải ở Tp.HCM. Bên cạnh mặt tích cực mà hoạt động tái chế này mang lại, trong quá trình phát triển, hoạt động tái chế cũng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe người dân và cộng đồng xung quanh, đồng thời do công nghệ tái chế lâu đời nên cũng chưa khai thác hết chất thải rắn có thể tái chế về chủng loại và khối lượng.
    Như đã biết, môi trường có chức năng là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Để góp phần giảm thiểu khả năng chịu tải của môi trường, việc tái chế chất thải rắn là rất quan trọng và thiết thực, nhằm giảm thiểu lượng rác đem chôn lấp và xử lý, đồng thời cũng tiết kiệm các nguồn nguyên liệu để sản xuất ra vật chất mới. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm. Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch kéo theo các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nhanh trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Như đã biết, một xã hội bền vững là xã hội không những đảm bảo được nhu cầu hiện tại của thế hệ hiện tại mà phải đảm bảo nhu cầu phát triển cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể được tái chế Xét trên tổng thể, thực hiện tốt việc tái chế chất thải rắn đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh” là một nhu cầu hết sức bức thiết, có ý nghĩa sâu sắc trong việc thúc đẩy các hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại đây.
    1.3 Mục tiêu đề tài
    Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại Tp.HCM.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu và nội dung đề tài
    a) Phạm vi nghiên cứu :
    Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tái chế cho đối tượng là chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, không bao gồm chất thải rắn công nghiệp và nguy hại.
    b) Nội dung đề tài
    Nội dung đề tài bao gồm :
    F Tổng quan về số lượng, thành phần chất thải rắn và tình hình thải bỏ, xử lý chất thải rắn hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn
    F Đánh giá hiện trạng tái chế chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn Tp.HCM
    - Thống kê và phân nhóm các ngành nghề và số lượng cơ sở tái chế chất thải rắn
    - Đánh giá hiện trạng tái chế bao gồm công nghệ tái chế, quy mô sở sản xuất và hiện trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế.
    - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tái chế
    F Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy các hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại đây.
    1.5 Phương Pháp nghiên cứu
    F Khảo sát, thống kê các cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành tái chế hiện nay trên địa bàn thành phố bằng khảo sát thực tế và qua các tài liệu có liên quan.
    F Tham khảo hệ thống văn bản luật và chính sách liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
    F Tham khảo các chính sách quản lý và khuyến khích hoạt động tái chế chất thải rắn của các nước tiên tiến ( Nhật, Đài Loan )
    F Phương pháp phân tích hệ thống ( phương pháp SWOT- phân tích điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội, thách thức)
    1.6 Tính thực tiễn, tính mới của đề tài
    a) Tính thực tiễn của đề tài
    Như đã đề cập trong phần tính cấp bách và cần thiết của đề tài, việc tái chế chất thải rắn hiện nay rất thiết thực, không những tái chế giúp giảm thiểu khả năng chịu tải của môi trường mà vai trò của tái chế còn thể hiện như là nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, qua đó tiết kiệm tài nguyên, hướng tới phát triển bền vững. Thực tế hiện nay ở Tp. Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ sở tái chế chất thải phát triển tự phát, quy mô hộ gia đình hoạt động lâu đời với nhiều loại nguyên liệu được thu mua và tái chế như giấy, thủy tinh, nylon, kim loại Phải nhận thấy rằng , các hoạt động của các cơ sở thu mua, tái chế này đã phần nào tái chế được một lượng chất thải rắn nhất định. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng hoạt động của các cơ sở này hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chất lượng sản phẩm tái chế còn thấp. Muốn phát huy thế mạnh của các hoạt động tái chế này, cần xây dựng các giải pháp quản lý và thúc đẩy, nhằm đưa hoạt động tái chế thành một ngành nghề, góp phần giải quyết vấn đề chất thải rắn tại nước ta nói chung và Tp.HCM nói riêng. Hoạt động tái chế hiện này cũng cần phải phát triển hơn nhằm đáp ứng chu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm và các quy định về an toàn, môi trường.
    b) Tính mới của đề tài :
    Mặc dù hoạt động tái chế tại Tp.HCM đã hình thành và phát triển hơn 30 năm qua nhưng nhìn chung chỉ phát triển một cách tự phát với quy mô sản xuất nhỏ, Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước về lĩnh vực tái chế. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ tập trung vào một ngành nghề tái chế cụ thể hoặc chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng tái chế chất thải mà chưa có cái nhìn chung cho việc quản lý cũng như các giải pháp thúc đẩy cho các hoạt động này. Qua đề tài này, sẽ đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, thúc đẩy hoạt động tái chế tại Tp.HCM hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...