Tiến Sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    Chuyên ngành: Quản lý đất đai
    HÀ NỘI - 2013
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các hình và bản đồ ix
    Danh mục các phụ lục x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4. Những đóng góp mới của đề tài 4
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    1.1. THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 5
    1.1.1. Nhận thức chung về làng nghề Việt Nam 5
    1.1.2. Xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam 10
    1.1.3. Vai trò, tác động của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước
    và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn 12
    1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 15
    1.2.1. Các yếu tố tác động đến việc quản lý, sử dụng đất làng nghề 15
    1.2.2. Chính sách đất đai đối với phát triển làng nghề 19
    1.2.3. Quản lý, sử dụng đất tại làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam 23
    1.3. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC 29
    1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề của một số nước trên thế giới 29
    1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề của một số địa phương 39
    1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề đối với tỉnh Bắc Ninh 44
    1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ LÀNG NGHỀ 46
    1.4.1. Một số công trình nghiên cứu về làng nghề có liên quan đến đề tài 46
    1.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài 48

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
    2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 50
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 50
    2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 50
    2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 50
    2.2.1. Đặc điểm điều kiện địa bàn nghiên cứu 50
    2.2.2. Thực trạng phát triển và quản lý, sử dụng đất làng nghề toàn tỉnh 50
    2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất làng nghề tại địa bàn nghiên cứu 51
    2.2.4. Định hướng phát triển và quản lý, sử dụng đất tại làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững 51
    2.2.5. Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững 51

    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
    2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin. 51
    2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn hộ điều tra 52
    2.3.3. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu: 53
    2.3.4. Phương pháp lấy mẫu để đánh giá môi trường làng nghề 53
    2.3.5. Phương pháp kế thừa và phát triển 54
    2.3.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 54
    2.3.7. Phương pháp lựa chọn tiêu chí quản lý, sử dụng đất đai để làng nghề phát triển bền vững 54

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
    3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 56
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến việc quản lý,
    sử dụng đất tại các làng nghề 56
    3.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về quản lý, sử dụng đất và phát triển làng nghề 61
    3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH 63
    3.2.1. Thực trạng phát triển ngành nghề, làng nghề tỉnh Bắc Ninh 63
    3.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh 67
    3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 72
    3.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng đất làng nghề 72
    3.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai làng nghề 84
    3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường từ hoạt động sản xuất của các
    làng nghề tỉnh Bắc Ninh 93
    3.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI LÀNG NGHỀ BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 107
    3.4.2. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 110
    3.4.3. Quan điểm quản lý, sử dụng đất để phát triển bền vững làng nghề của tỉnh
    Bắc Ninh 111
    3.4.4. Định hướng sử dụng đất để phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh 112
    3.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3.5.1. Giải pháp về quy hoạch làng nghề và giải quyết mặt bằng SXKD cho các làng nghề 118
    3.5.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề 124
    3.5.3. Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai 126
    3.5.4. Các giải pháp khác 129
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
    1. Kết luận 131
    2. Kiến nghị 134
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 135
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
    PHỤ LỤC 146

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    1.1 Số lượng làng nghề theo hai loại tiêu chí xác định làng nghề 8
    1.2 Địa phương có nhiều làng nghề nhất theo vùng 8
    1.3 Tổng hợp số làng nghề và số xã có làng nghề theo vùng và cả nước 9
    1.4 Số lượng làng nghề được công nhận, làng có nghề 10
    1.5 Các xu thế phát triển chính của làng nghề đến năm 2015 12
    3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2010 59
    3.2 Số lượng làng nghề của tỉnh Bắc Ninh năm 2010 63
    3.3 Cơ cấu một số ngành nghề chủ yếu 65
    3.4 Ngành nghề công nghiệp khu vực nông thôn phân theo thành phần kinh tế năm 2010 . 65
    3.5 Tổng hợp hoạt động ngành nghề công nghiệp khu vực nông thôn Bắc Ninh 66
    3.6 Tổng hợp hoạt động trong các làng nghề tỉnh Bắc Ninh năm 2010 67
    3.7 Hiện trạng và biến động sử dụng đất năm 2010 tỉnh Bắc Ninh 68
    3.8 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã nghiên cứu 69
    3.9 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 tại xã nghiên cứu 70
    3.10 Tổng hợp diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 theo các xã 72
    3.11 Mật độ dân số năm 2010 tại làng nghề nghiên cứu 74
    3.12 Tình hình sử dụng đất ở tại làng nghề theo loại nghề năm 2010 75
    3.13 Hiện trạng, biến động đất SXKD tại làng nghề 79
    3.14 Tổng hợp diện tích, ý kiến của các hộ sản xuất nghề về mặt bằng SXKD năm 2010 81
    3.15 Tình hình quy hoạch làng nghề đến năm 2010 tại địa bàn nghiên cứu 85
    3.16 Tổng hợp quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề đến năm 2010 86
    3.16 Tổng hợp quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề đến năm 2010 (tiếp) 87
    3.17 Tình hình cấp giấy chứng nhận QSD đất tại các địa bàn nghiên cứu 91
    3.18 Tổng hợp ý kiến người dân về thủ tục cấp giấy CNQSD đất 92
    3.19 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua một số năm 93
    3.20 Biến động giá trị tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 94
    3.21 Thực trạng cơ sở sản xuất, lao động làng nghề giai đoạn 2006 - 2010 95
    3.22 Thu nhập của lao động năm 2009, 2010 theo loại hình nghề 97
    3.23 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cống chung giữa khu dân cư làng nghề tái chế Giấy Dương Ổ (Phong Khê) 100
    3.24 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cống chung giữa khu dân cư làng nghề sắt thép Đa Hội (Châu Khê) 101
    3.25 Ảnh hưởng của sản xuất nghề đến môi trường không khí xung quanh khu dân cư xen lẫn khu vực sản xuất của làng nghề 102
    3.26 Tổng hợp ý kiến người dân về ô nhiễm môi trường làng nghề 103
    3.27 Dự báo một số chỉ tiêu tăng trưởng của tỉnh đến năm 2020 108
    3.28 Nhu cầu mở rộng mặt bằng SXKD đến năm 2020 112
    3.29 Dự kiến mở rộng diện tích đất làm nghề đến năm 2020 115
    3.30 Đất chuyển mục đích sử dụng làm mặt bằng SXKD 116
    3.31 Dự kiến diện tích đất SXKD nghề tại các làng nghề đến năm 2020 117
    3.32 Danh mục cụm công nghiệp làng nghề giai đoạn 2011 - 2015 117
    3.33 Cơ cấu sử dụng đất trong cụm công nghiệp làng nghề 121
    3.34 Phân khu, diện tích lô đất trong cụm công nghiệp làng nghề 122
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ
    STT Tên hình và bản đồ Trang
    1.1 Tỷ lệ làng nghề theo loại hình sản xuất của cả nước năm 2011 11
    3.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2010 60
    3.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua các năm 60
    3.3 Một sô hình ảnh về khu dân cư làng nghề 77
    3.4 Một số hình ảnh về giao thông khu vực làng nghề nghiên cứu 83
    3.5 Ý kiến của người dân về quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề 88
    3.6 Cụm công nghiệp làng nghề Đồng Kỵ trở thành khu dân cư mới 89
    3.7 Tổng hợp ý kiến về thời gian thuê đất và nhu cầu thuê đất năm 2010 90
    3.8 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua các năm 94
    3.9 Qui mô tăng trưởngGDP giai đoạn 2006-2010 94
    3.10 So sánh thu nhập lao động làm nghề với lao động SXNN năm 2010 98
    3.11 So sánh thu nhập lao động làm nghề năm 2009, 2010 98
    3.12 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường làng nghề 106
    3.13 Dự kiến cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2020 108
    3.14 So sánh cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2010 - 2020 108
    Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 57
    Bản đồ phân bố làng nghề tỉnh Bắc Ninh 63
    Bản đồ vị trí làng nghề chọn nghiên cứu tỉnh Bắc Ninh 71

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện CNH - HĐH đất nước với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Quá trình CNH, đô thị hóa đòi hỏi phải chuyển mục đích sử dụng một phần không nhỏ quỹ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp và nhà ở; đồng thời thu hút một lượng lớn lao động từ nông thôn vào thành thị; mặt khác CNH - HĐH cũng đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi ruộng đất, phân công lại lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; quá trình đó đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến nông thôn, nông dân, nông nghiệp, trong đó có các làng nghề.
    Khôi phục, phát triển và mở rộng các làng nghề đặc biệt là các làng nghề truyền thống được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nông thôn. Đó là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đều chú trọng phát triển ngành nghề ở nông thôn và coi đó là một giải pháp hữu hiệu để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, tạo cơ sở để nông thôn phát triển ổn định.
    Việc phát triển các làng nghề ở nước ta trong những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương; đồng thời tăng nguồn xuất khẩu, thu hút đầu tư trong và ngoài nước góp phần tăng trưởng kinh tế của các địa phương; tuy nhiên các làng nghề với sự đa dạng về ngành nghề, sản xuất phân tán, thiếu cơ sở hạ tầng: mặt bằng sản xuất, hệ thống giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải . cũng tác động không nhỏ đến việc quản lý, sử dụng đất, bảo vệ môi
    trường, phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân.

    Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng Châu thổ sông Hồng, có tổng diện tích tự nhiên là 822,7 km2, dân số là 1.038.229 người với 4 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Kinh. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 06 huyện (Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài); phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và Hà Nội; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp Hà Nội. Bắc Ninh cách Thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km; cách cảng biển Hải Phòng 110km; có các tuyến trục giao thông lớn, quan trọng như quốc lộ 1A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long - sân bay Quốc tế Nội Bài), quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lao Cai đi Trung Quốc; hệ thống Sông Cầu tạo mạng lưới giao thông thủy nối Bắc Ninh với cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân; Với vị trí đắc địa, kết nối với tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước, Bắc Ninh có nhiều lợi thế phát triển
    Trong quá trình CNH - HĐH đất nước, tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao; công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn được phát triển đều cả về quy mô và chất lượng, thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
    Bắc Ninh có hệ thống 62 làng nghề, với 31 làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước như: đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ; tái chế sắt thép Đa Hội; tái chế giấy Dương Ổ; . kết hợp với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá và con người Kinh Bắc, đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch, phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh.
    Xác định đất đai là nguồn nội lực phát triển, trong quá trình thực hiện CNH - HĐH, Bắc Ninh đã chú trọng đến công tác quản lý, sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các CCNLN nói chung và khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống nói riêng; đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 21 CCNLN được hình thành. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất trong các làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, lãng phí đất trong khi cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất còn thiếu, môi trường còn bị ô nhiễm. Việc quy hoạch tổng thể làng nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng sản xuất, phát triển hệ thống giao thông, đảm bảo môi trường sinh thái cho các làng nghề phát triển đang là vấn đề đặt ra cấp thiết.
    Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách đất đai đối với làng nghề cũng như việc quản lý, sử dụng đất tại làng nghề còn nhiều vướng mắc, chưa được nghiên cứu, giải quyết.
    Để việc quản lý, sử dụng đất làng nghề hợp lý, khắc phục được những tồn tại trên, cần đánh giá đúng thực trạng của các làng nghề làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất đai bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong quá trình thực hiện CNH - HĐH. Vì vậy, chúng tôi chọn thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...