Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty đầu tư phá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1
    1.1 Các khái niệm liên quan . 1
    1.1.1 Nguồn nhân lực trong tổ chức . 1
    1.1.2 Vị trí của đào tạo nguồn nhân lực trong quản trị doanh nghiệp . 1
    1.2 Quy trình đào tạo nguồn nhân lực 2
    1.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo 3
    1.2.2 Giai đoạn thiết kế và thực hiện chương trình 8
    1.2.3 Đánh giá hiệu quả đào tạo 17
    1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh
    nghiệp 24
    1.3.1 Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 24
    1.3.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và cơ sở vật chất doanh
    nghiệp 25
    1.3.3 Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực 25
    1.3.4 Quan điểm của doanh nghiệp về đào tạo . 26
    1.3.5 Đặc điểm nguồn nhân lực của doanh nghiệp . 27
    1.4 Những bài học kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 27
    1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN 27
    1.4.2. Kinh nghiệm ở Ấn độ - nước đang chuyển đổi kinh tế . 29
    1.4.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản- nước có nền công nghệ tiên tiến . 30
    Kết luận chương 1 . 32
    Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
    LỰC TẠI TCT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI . 33
    2.1 Một số nét khái quát về TCT . 33 2.1.1 Khái lược về TCT 33
    2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển . 34
    2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 35
    2.2 Những đặc điểm ảnh hưởng đến việc áp dụng quy trình đào tạo tại TCT 36
    2.2.1 Bộ máy tổ chức của TCT . 36
    2.2.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCT giai đoạn 2010 – 2012 41
    2.2.4 Hiệu quả sử dụng lao động của TCT giai đoạn 2010 - 2012 . 43
    2.2.5 Đặc điểm nguồn nhân lực của TCT . 45
    2.3 Thực trạng áp dụng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại TCT . 51
    2.3.1 Vai trò và phạm vi áp dụng quy trình đào tạo 51
    2.3.2 Quy trình đào tạo 52
    2.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân . 62
    2.4 Đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại TCT trong ba
    năm 2010-2012 64
    2.4.1 Quy mô đào tạo 64
    2.4.2 Chất lượng đào tạo . 68
    Kết luận chương 2 . 70
    Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY
    TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT
    TRIỂN HẠ TẦNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 72
    3.1. Phương hướng phát triển của TCT Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội từ
    2013-2020 72
    3.1.1 Nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh 72
    3.1.2 Nâng cao năng lực công tác tài chính kế toán 72
    3.1.3 Nâng cao hiệu quả Công tác tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương 73
    3.2. Một số thuận lợi và khó khăn của TCT trong giai đoạn tới . 74 3.2.1 Thuận lợi 74
    3.2.2 Khó khăn 74
    3.3. Nhu cầu nhân lực của TCT đến năm 2020 . 75
    3.3.1. Tình hình nhân lực của nước ta . 75
    3.3.2. Dự báo trong phương hướng đào tạo nguồn nhân lực từ nay đến năm 2015 và
    2020 . 77
    3.3.3. Nhu cầu của TCT đến năm 2020 78
    3.3.4 Nhu cầu đào tạo 79
    3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng
    công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội . 81
    3.4.1 Hoàn thiện giai đoạn xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực . 81
    3.4.2 Hoàn thiện giai đoạn lên kế hoạch đào tạo và thực hiện kế hoạch đào tạo 84
    3.4.3 Hoàn thiện giai đoạn đánh giá hiệu quả đào tạo 86
    3.5 Một số kiến nghị . 88
    Kết luận chương 3 . 90
    KẾT LUẬN . 91

    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 2.1: Bảng số liệu tài chính TCT giai đoạn 2010 – 2012 41
    Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của TCT . 43
    Bảng 2.3: Năng suất lao động . 44
    Bảng 2.4: Quy mô cán bộ công nhân viên của TCT . 45
    Bảng 2.5: Quy mô phân theo giới tính trong TCT 47
    Bảng 2.6: Bảng cơ cấu của cán bộ công nhân viên TCT 48
    Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý của TCT . 49
    Bảng 2.8: Trình độ lành nghề của công nhân sản xuất . 50
    Bảng 2.9: Quy mô đào tạo phân theo hình thức đào tạo . 64
    Bảng 2.10: Quy mô đào tạo phân theo nội dung đào tạo 66
    Bảng 2.11: Quy mô đào tạo phân theo phương pháp đào tạo . 67
    Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra cuối khóa học ở một số khóa đào tạo . 68
    Bảng 2.13: Kết quả thi nâng bậc thợ . 70













    DANH MỤC HÌNH

    Hình 1.1- Mô hình quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
    Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức TCT 39
    Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức Quản Trị Hành Chính 40
    Hình 2.3: Quy mô cán bộ công nhân viên của TCT . 46
    Hình 2.4: Quy mô phân theo giới tính trong TCT 47
    Hình 2.5: Cơ cấu tuổi của cán bộ công nhân viên TCT năm 2012 . 48


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    TCT Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội
    TGĐ Tổng giám đốc
    HĐQT Hội đồng quản trị
    BHXH Bảo hiểm xã hội
    BHYT Bảo hiểm y tế
    ATLĐ An toàn lao động
    PCCC Phòng cháy chữa cháy
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại
    của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch
    vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thì doanh
    nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng lợi thế cạnh tranh để phát triển. Có
    thể nói con người là nhân tố tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt
    trong thời đại mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với xu thế toàn cầu
    hóa hiện nay thì nguồn nhân lực chất lượng cao là một lợi thế cạnh tranh hàng đầu
    giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững, và phát triển trên thị trường.
    Chính vì vậy, đòi hỏi Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội
    (TCT) phải có những đổi mới về quy trình, chương trình, và nội dung đào tạo nhằm
    tạo dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao.



    Tuy nhiên trong quá trình công tác tại TCT, tác giả nhận thấy việc đào tạo
    nguồn nhân lực của TCT còn tồn tại nhiều hạn chế về tính khoa học khi áp dụng
    quy trình đào tạo cũng như trật tự của các giai đoạn và nội dung cơ bản của những
    giai đoạn đó.
    Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp
    hoàn thiện quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Đầu tư phát triển Hạ
    tầng đô thị Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục đích tổng quát là nhằm nghiên cứu đề
    xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc hoàn thiện các quy
    trình đào tạo nguồn nhân lực của TCT.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu:
    Quy trình đào tạo đối với lao động kỹ thuật và lao động quản lý qua ba giai
    đoạn: Xác định nhu cầu, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, và đánh giá hiệu quả
    quy trình đào tạo. b. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài tập trung nghiên cứu việc áp dụng quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại
    TCT trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp
    nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp thống kê, kinh nghiệm; Phương pháp
    tổng hợp, so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích tính toán;
    Phương pháp phỏng vấn và một số phương pháp kết hợp khác.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
    Đề tài nghiên cứu hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động
    nghiên cứu và xây dựng phương pháp quản trị nguồn nhân lực nói chung, quy trình
    đào tạo nguồn nhân lực nói riêng trong sản xuất và kinh doanh ở các doanh nghiệp.
    Những kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài liệu tham khảo hữu ích cho những
    nghiên cứu, học tập và giảng dạy về quản trị nguồn nhân lực.
    b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Với những kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp rút ra từ chính nguồn tài liệu
    được thu thập từ chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp nên, theo tác giả, kết
    quả nghiên cứu đạt được hoàn toàn có thể nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn tổ
    chức xây dựng và áp dụng quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại TCT Đầu tư phát
    triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội.
    6. Nội dung nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những nội dung chính sau đây:
    - Nghiên cứu tổng quan về công tác quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong các
    doanh nghiệp hiện nay ;
    - Phân tích đánh giá thực trạng việc áp dụng quy trình đào tạo nguồn nhân lực
    tại TCT. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục
    hoàn thiện; - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phù hợp với trình độ tổ chức quản lý và
    điều kiện thực tiễn ở doanh nghiệp trong việc hoàn thiện các phương pháp xây dựng
    và áp dụng các quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại TCT.
    7. Kết cấu
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 chương chính :
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh
    nghiệp
    Chương 2: Thực trạng áp dụng quy trình đào tạo nguồn nhân lực tại TCT
    Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đào tạo
    nguồn nhân lực tại TCT Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội đến năm 2020
     
Đang tải...