Thạc Sĩ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN 1
    LỜI CẢM ƠN 2
    MỤC LỤC . 3
    DANH MỤC CÁC BẢNG . 5
    DANH MỤC CÁC HÌNH 6
    MỞ ĐẦU . 7
    1. Tính cấp thiết của đề tài 7
    2. Bố cục của đề tài: . 8
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 9
    1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên-xã hội . 9
    1.1.1. Vị trí địa lý v à địa h ình . 9
    1.1.2. Các đơn vị hành chính 10
    1.1.3. Hệ thống giao thông . 10
    1.1.4. Dân số, lao động và thành phần dân tộc . 11
    1.2. Tổng quan về đặc điểm thời tiết, khí hậu và thủy văn tỉnh Đắk Lắk . 13
    1.2.1. Đặc điểm thời tiết và khí hậu 13
    1.2.2. Đặc điểm về thủy văn . 14
    1.3. Tiềm năng phát triển nghề khai thác thủy sản 17
    1.4. Hiện trạng quản lý nghề cá tại lưu vực sôngSrêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk 19
    1.4.1. Cơ quan quản lý nghề cá nội địa tỉnh Đắk Lắk 19
    1.4.2. Thể chế, pháp luật . 19
    1.4.3. Đánh giá chung v ề hiện trạng quản lý nghề cá 21
    1.5. Tổng quan về nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 21
    1.5.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài . 21
    1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 22
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2.1. Cách tiếp cận . 24
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 25
    2.2.1. Phương pháp điều tra 25
    2.2.2. Phương pháp đánh giá hiện trạng nghề khai thác thủy sản . 26
    4
    2.3. Điều tra hiện trạng kinh tế xã hội 28
    2.4. Thời gian nghiên cứu: 28
    2.5. Xử lý số liệu 28
    CHƯƠNG3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 30
    3.1. Vốn đầu tư, lao động, cơ sở hạ tầng nghề cá tỉnh Đắk Lắk . 30
    3.1.1. Vốn đầu tư cho nghề cá 30
    3.1.2. Lao động nghề cá 31
    3.1.3. Cơ sở hạ tầng nghề cá . 33
    3.2. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk . 33
    3.2.1. Thành phần loài 33
    3.2.2 Các loại thủy sinh khác 35
    3.2.3. Thành phần một số loài cá ngư dân đánh bắt được 35
    3.3. Hiện trạng nghề cá tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk Lắk 37
    3.3.1. Ngư cụ 37
    3.3.2. Tàu thuy ền khai thác . 39
    3.3.3. Mùa vụ và thời gian khai thác . 40
    3.3.4. Sản lượng khai thác 41
    3.4. Đề xuất giải pháp về quản lý nghề khai thác thủy sản tại lưu vực sông Srêpốk thuộc
    tỉnh Đắk Lắk 51
    3.4.1. Phân tích thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của việc khai thác và bảo vệ
    nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Srêpốk 51
    3.4. 2. Các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy . 54
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    1. Kết luận . 63
    2. Khuy ến nghị . 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
    PHỤ LỤC: . 67

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sông Srêpốklà một nhánh chính của sông Mê Kông, với tổng diện tích toàn lưu
    vực trên lãnh thổ Tây Nguyên là 18.200 km
    2
    . Ph ần lớn diện tích lưu vực nằm trong
    tỉnh Đắk Lắk (khoảng 10.400 km
    2
    ), phần còn lại nằm ở các tỉnh Đắk Nông, Gia Lai và
    Lâm Đồng. Sông Srêpốkbắt nguồn từ các dãy núi phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk
    với 2 nhánh sông Krông ANa và Krông Nô, hợp dòng tại thác Buôn Dray ở huyện
    Krông ANa thành dòng chính Srêpốkvà đổ ra biên giới Campuchia ở phía Tây Bắc
    tỉnh Đắk Lắk (xã Krông Na –Buôn Đôn).
    Nghề cá lưu vực sông Srêpốkđóng vai trò rất quan trọng về an ninh thực phẩm
    và kinh tế của nhân dân vùng lưu vực. Sản lượng cá thuộc lưu vực sông Srêpốkchủ
    yếu dựa vào nguồn cá khai thác tự nhiên trên sông Srêpốk. Theo điều tra nhanh của
    Dự án quản lý nghề cá sông và hồ chứa (MRRF, 2005) sản lượng thủy sản khai thác
    trong lưu vực sông Srêpốkkhoảng 3.426 tấn mỗi năm, chiếm 39% tổng sản lượng thủy
    sản tiêu thụ trong toàn lưu vực [1]. Hoạt động khai thác cá trong lưu vực chưa có sự
    quản lý của cơ quan chức năng,sản lượng cá khai thác ngày càng giảm. Hoạt động
    khai thác diễn ra quanh năm bằng nhiều loại ngư cụ khác nhau vàkhông theo mùa vụ.
    Cường độ khai thác cá tại lưu vực sông ngày càng tăng, làm chonguồn lợi cá tự nhiên
    lưu vực sông càng giảm. Một số loại cá có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có 5 loài quí
    hiếm đã đưa vào sách đỏ Việt Nam:Cá Chiên lăng -Bagarius yarrelli (Sykers, 1841);
    Cá Còm -Chitala ornata (Gray, 1831); Cá Duồng -Cirrhinus microlepis Sauvage,
    1878; Cá Trà sóc- Probarbus jullieni Sauvage 1880; Cá Chình hoa- Anguilla
    marmorata Quoy and Gaimard, 1824) [2]; 02 loàitrong sách đỏ của IUCN (Cá Nàng
    hai -Chitala blancid'Aubenton, 1965, Cá Trà sóc-Probarbus jullieniSauvage,1880)
    [2], Cần có nghiên cứu và đưa ra giải phápquản lý nghề khai thác thủy sản tại lưu vực
    sông Srêpốk hợp lý để bảo tồn và duy trì sự phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực,
    nhằm đảm bảo sự đa dạng sinh học,góp phần cải thiện đời sống đồng bào dân tộc sống
    quanh lưu vực.
    8
    Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, chúngtôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đề
    xuất các giải pháp quản lý nghề khai thác thủy sản lưu vực sông Srêpốkthuộc tỉnh
    Đắk Lắk” .
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    - Đánh giáhiện trạng hoạt động khai thác cá tự nhiên tại lưu vực sông Srêpốk
    thuộc tỉnh Đắk Lắk.
    - Đề xuất giải pháp quản lý nghề nghề khai thác thủy sản tại lưu vực sông Srêpốk
    thuộc tỉnh Đắk Lắk.
    2. Bố cục của đề tài:
    Bố cục của đề tài bao gồm 3chương:
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Kết luận và khuyến nghị

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - xã hội
    1.1.1. V ị trí địa lý và địa hình
    1.1.1.1. Vị trí địa lý
    Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên,phía Tây dãy Trường Sơn Nam,
    trong phạm vi địa lý từ 107
    0
    28’57”-108
    0
    59’37” kinh độ Đông và từ 12
    0
    9’45”-13
    0
    25’06”vĩ độ Bắc(hình 1.1). Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm
    Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và
    tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Cam Pu Chia) với chiều dài đường biên giới khoảng70
    km [3].
    1.1.1.2. Địa hình
    Địa h ình tỉnh Đắk Lắk mang đặc trưng chung của địa hình vùng cao nguyên, có
    sự xen kẽ giữađịa hình thung lũng, cao nguyên núi cao và cao nguyên trung bình. Địa
    hình Đắk Lắk có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
    Địa hình núi cao
    Chủ yếu phân bố ở phía Đông Nam chiếm 25% lãnh thổ toàn tỉnh, ngăn cách
    giữa cao nguy ên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), điển hình là
    dãy Chư Yang Sin cao 2.445 m. Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con
    sông lớn như Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh
    quanh năm [3].
    Địa hình cao nguyên
    Địa h ình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh (75%tổng diện
    tích đất tự nhiên) [3], thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đường Quốc lộ 14 gần
    như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía.
    Buôn Ma Thuột là cao nguyên rộng lớn, chạy dài từ Bắc xuống Nam trên 90
    km, từ Đông sang Tây 70 km. Đây là vùng có đ ịa hình khá b ằng phẳng, độ cao từ 300
    -800 m với đất đỏ bazan màu mỡ [3].
    Cao nguyên M’Drăk nằm ở phía Đông tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, độ cao
    trung bình 400 -500 m, địa hình gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía Đông và Nam, khu
    vực trung tâm có đ ịa h ình như lòng chảo cao ở chung quanh và thấp dần vào trung
    tâm. Đất Granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở
    núi cao và trảng cỏ ở núi thấp và đồi thoải [3].
    10
    Địa hình bán bình nguyên Easoup
    Địa h ình bán bình nguyên Easoup nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao
    nguyên. Vùng có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180
    m, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh . Phần lớn đất đai của
    khu vực này là đất xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp rụng lá vào
    mùa khô [3 ].
    Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc -Lăk:
    Vùng địa h ình th ấp trũng Krông Păc - Lăk n ằm ở phía Đông Nam của tỉnh,
    giữa cao nguy ên Buôn Ma Thuột và dãy Chư Yang Sin, độ cao trung bình của vùng là
    400 -500 m [10]. Đây là thung lũng của lưu vực sông Srêpốk, có các vùng bằng trũng
    dọc theo các sông Krông Pắc, Krông Ana với cánh đồng Lăk – Krông Ana rộng
    khoảng 20.000 ha. Hàng năm thường bị lũvào tháng 9 và 10.
    1.1.2. Các đơn vị hành chính
    Đắk Lắkcó 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 13 huyện (Ea H’leo, Easoup,
    Krông Năng, Krông Busk, Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea Kar, Ma Drắk, Krông Pắk,
    Krông Bông, Krông Ana, Lắk và Cư Kuir) 01 thị xã (thị x ã Buôn Hồ)và 01 thành
    phố (thành ph ố Buôn Ma Thuột) [3]. Các huyện, thành phố có vị trí thuận lợi cho
    phát triển thủy sảnnhư thành phố Buôn Ma Thuột, Huyện Lắk, Krông Pắk, Krông
    Ana và Easoup [3].
    1.1.3. Hệ thống giao thông
    Hệ thống giao thông tỉnh Đắk Lắk thuận lợi hơn so với các tỉnh thuộc khu vực
    Tây Nguyên khác. Có hệ thống giao thông huy ết mạch của Quốc gia và vùng Tây
    Nguyên, đặc biệt có tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng
    Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Tuyến Quốc lộ 14 nối liền từ thành phố Hồ Chí
    Minh với các tỉnh Tây Nguy ên (nối các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum), là Quốc lộ
    quan trọng trong việc đẩy mạnh vận chuy ểnhàng hóa giữa các vùng, miền với nhau, đặc
    biệt Quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước (Việt Nam và Campuchia) rất thuận
    lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ An ninh và Quốc phòng;
    Quốc lộ 26 nối liền với tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang gần 200 km; quốc lộ
    27 nối với tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 183 km [3].
    11
    1.1.4. Dân số, lao độngvà thành phần dân tộc
    Theo số liệu điều tra của Dự án Sông Mê Kông tại lưu vực sông Srêpốk thuộc
    tỉnh Đắk Lắk năm 2008, Tây Nguyên có 44 dân tộc sinh sống, là khu vực có số lượng
    dân tộc nhiều nhất cả nước. Các dân tộc bản địa ở đây chủ yếu là Ê Đê, M’Nông, Gia
    Rai, Ba Na, người Kinh và một số dân tộc phía bắc như Tày, Nùng, Mường, Tháidi cư
    vào từ thập niên 1970 đến nay [4]. Chính vì vậy, khả năng phát triển kinh tế hộ gia
    đình c ủa cộng đồng dân cư không cao. Những đặc trưng trên đã có những tác động
    nhất định đếnnghề cá nội địa tại lưu vực sông Srêpốk.
    Theo số liệu thống kê năm 2008,dân số toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 1 .737.376
    người, trong đó gần 30% là người dân tộc thiểu số. Mật độ dân số là 132,37
    người/km
    2
    , phân bố chủ yếu ở nông thôn. Trong số 968.843 người ở độ tuổi lao động,
    có 766.963 người đang làm việc trong các ngành kinh tế, 22.628 người đang không có
    việc làm và số người không làm việc là 27.759 [4].
    Điều tra của của Dự án Sông Mê Kông tại lưu vực sông Srêpốk thuộc tỉnh Đắk
    Lắk năm 2008, phân bố dân sốnhư sau:
    Bảng 1.1: Phân bố dân số của các huyện tại lưu vực sông Srêpốk

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Dự án Quản lý nghề cá lưu vực sông Mê Công 2005. Kết quả điều tra nhanh
    nghề cá lưu vực sông Srêpốk, Việt Nam. 59 trang.
    2. Nguyễn Thị Thu Hè. 2000. Điều tra khu hệ cá của sông suối Tây Nguyên.
    Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học tự nhiên. 160 trang.
    3 UBND tỉnh Đắk Lắk(2008), Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh
    Đắk Lắkđến năm 2020.
    4. UBND các huy ện, thi (2010), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã
    hội năm 2009.
    5. Niên giám thông kê tỉnh Đắk Lắk2009 .
    6.Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
    7.Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai
    thác thuỷ sản.
    8.Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về
    điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
    9.Nghị định số 109/2003/NĐ -CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về
    bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước.
    10. Quyết đinh 131/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 07 năm 2004 của Thủ tướng
    Chính phủ về B ả o v ệ và Ph á t tr i ể n ngu ồ n l ợ i thu ỷ s ả n đ ế n nă m 201 0.
    11.Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 2/5/2008 phê duyệt đề án bảo vệ các loài
    thủy sinh quý hiếm đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
    12.Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 3/10/2008 phê duyệt quy hoạch hệ thống
    khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.
    13.Thông tư số 02 /2006 /TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ
    sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị
    định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản
    xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.
    14.Chị thị số 02 /2007/CT-BTS của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc tăng cường quản lý nghề cá nội địa.
    15. Nghị định số 31/2010/NĐ-CPngày 29 tháng 03 năm 2010 về việc qui định
    xử phạt trong lĩnh vực Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
    16.Phan, P. D. 2006. The fishery, biology and management of three inland water bodies, Vietnam. Ph.D. thesis, Deakin University, Warrnambool, Australia. 207 pp.
    17.Hồ sơ lưu vực Srêpốk, Dự án Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước Srêpốk
    Đắk Lắk.
    66
    18.UBND tỉnh Đắk Lắk(2010), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế
    xã hội năm 2009.
    19.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk(2004), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2003.
    20.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk(2005), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2004.
    21.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2006), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2005.
    22.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk(2007), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2006.
    23.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk(2008), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2007.
    24.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk(2009), Báo cáo tổng
    kết ngành nông nghiệp năm 2010.
    25. Trương Hà Phương và Hoàng Trọng Tiền. 2004. Tình trạng sử dụng
    phương tiện đánh bắt hủy diệt tại các thủy vực thử nghiệm mô hình đồng quản lý –
    Đắk Lắk, Việt Nam. Tuyển tập Công trình nghiên cứu khoa học công nghệ 1984 –
    2004, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ
    Chí Minh.
    26.Trang Website: http:\\ www.daklak.gov.vn
    27. IUCN. 2009. The IUCN red list of Threatened Species.
    28. Luật Thi đua, Khen thưởng 28 Số: 15/2003/QH11 Ngày 26/11/2003
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...