Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014
    Định dạng file: Word


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
    PHỤC VỤ TƯỚI TIÊU CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 3
    1.1. Mở đầu 3
    1.1.1 Quản lý dự án xây dựng .3
    1.1.2 Tình hình phát triển hồ đập ở Việt Nam phục vụ tưới tiêu, phục vụ cho
    nông nghiệp (hệ thống thủy nông) 4
    1.2. Vị trí, vai trò của hệ thống thủy nông trong công cuộc phát triển kinh tế
    và ổn định xã hội .7
    1.3. Quản lý hệ thống tưới trong điều kiện biến đổi khí hậu 11
    1.3.1 Hiện tượng biến đổi khí hậu 11
    1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và lưu vực sông 12
    1.3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các hệ thống công trình thủy lợi .16
    1.3.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến công tác quản lý hệ thống thủy lợi.17
    1.3.5 Các giải pháp quản lý hệ thống tưới trong điều kiện biến đổi khí hậu 19
    1.4 Tình hình quản lý hệ thống tưới tiêu trên Thế giới và ở Việt Nam .21
    1.4.1 Tình hình quản lý hệ thống tưới tiêu trên Thế giới .21
    1.4.2 Tình hình quản lý hệ thống tưới tiêu ở Việt Nam .24
    Kết luận chương 1 29
    CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ HỆ
    THỐNG THỦY NÔNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ .30
    2.1 Những cơ sở và thể chế chính sách trong quản lý hệ thống thủy nông .30
    2.2 Các mô hình tổ chức quản lý hệ thống thủy nông .34
    2.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước về công tác thủy nông 34
    2.2.2 Tổ chức quản lý sản xuất .37
    2.2.3 Phương hướng đổi mới hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý thủy nông 49
    2.3 Lập kế hoạch dùng nước và công tác vận hành quản lý hệ thống thủy
    nông 60
    2.3.1 Mục đích ý nghĩ của việc lập kế hoạch dùng nước .61 2.3.2 Các phương pháp lập kế hoạch dùng nước 61
    2.3.3 Các loại kế hoạch dùng nước .62
    2.3.4 Nội dung và các bước lập kế hoạch dùng nước của cơ sở và đơn vị dùng
    nước 63
    2.3.5 Nội dung và kế hoạch dùng nước của hệ thống .64
    2.3.6 Công tác vận hành quản lý hệ thống thủy nông 65
    Kết luận chương 2 69
    CHƯƠNG 3. DUY TU BẢO DƯỠNG VÀ ÁP DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA
    HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỂ KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO
    HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 70
    3.1. Mở đầu 70
    3.2. Những quy định trong công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình 71
    3.3. Nội dung của công tác kiểm tra, quản lý hệ thống công trình thủy nông72
    3.3.1 Đảm bảo nhu cầu cấp thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và
    các ngành kinh tế 72
    3.3.2 Cung cấp đầy đủ nước sạch và đảm bảo vệ sinh nông thôn 73
    3.3.3 Quản lý khai thác hệ thống các công trình 73
    3.3.4 Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý khai thác hệ thống các công trình.73
    3.3.5 Phát triển thủy lợi theo hướng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
    phát triển nông thôn 74
    3.4. Nội dung của công tác bảo dưỡng, sửa chữa trên hệ thống công trình
    thủy nông .74
    3.4.1 Đập đất .74
    3.4.2 Đường tràn lũ .75
    3.4.3 Phòng chống lũ cho hồ chứa 75
    3.4.4 Cống ngầm và xi phông .76
    3.4.5 Cầu máng .76
    3.4.6 Bậc nước, dốc nước .77
    3.4.7 Kênh tưới .77
    3.5 Lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi .77
    3.5.1 Xác định các loại bảo dưỡng .77 3.5.2 Xác định mức độ bảo dưỡng 78
    3.6. Công tác bảo vệ và an toàn cho hệ thống công trình .78
    3.7. Nghiên cứu cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác quản lý
    hệ thống thủy nông 79
    3.7.1 Khát quát về phần mềm Hệ điều hành hệ thống thủy nông .80
    3.7.2 Một số ứng dụng công nghệ điều khiển, thu nhận và truyền số liệu tự động
    từ xa (công nghệ SCADA) để hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả khai thác hệ
    thống thủy nông) .83
    Kết luận chương 3 86
    CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG TƯỚI .88
    4.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thống tưới 88
    4.2 Xác định các chỉ tiêu cơ bản trong hệ thống tưới 91
    4.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá về kỹ thuật .91
    4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế .97
    4.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội .100
    4.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá về môi trường 101
    4.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế hệ thống tưới .102
    4.3.1 Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp kết hợp với
    một hệ chỉ tiêu bổ sung .102
    4.3.2 Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo 104
    4.3.3. Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng 106
    4.4 Đánh giá hiệu quả của hệ thống mang lại 107
    4.5 Những kiến nghị trong công tác tổ chức quản lý vận hành hệ thống công
    trình 108
    Kết luận chương 4 111
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
    Kết luận .113
    Kiến nghị .114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

    Hình 1.1: Quang cảnh Hồ Dầu Tiếng .5
    Hình 1.2: Cụm công trình đầu mối Tắc Giang – Phủ Lý – Hà Nam phục vụ sản xuất
    nông nghiệp .9
    Hình 1.3: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu .11
    Hình 1.4: Xây đập ngăn nước vùng thượng lưu sông Mekong ảnh hưởng nghiêm
    trọng đến nguồn nước và xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long .14
    Hình 1.5: Sử dụng nước ngầm tưới Cải tại Vĩnh Châu .15
    Hình 1.6: Một trạm cấp nước vùng ven biển huyện Vĩnh Châu .15
    Hình 2.1. Bộ máy Quản lý Nhà nước về thủy nông 35
    Hình 2.2. Mô hình tổ chức quản lý HTTN liên tỉnh (Loại trực thuộc Bộ NN &
    PTNT .39
    Hình 2.3. Mô hình tổ chức quản lý HTTN liên huyện (do UBND tỉnh thành lập, trực
    thuộc sở NN &PTNT) .40
    Hình 2.4 Mô hình tổ chức và quản lý hệ thống thủy nông huyện .42
    Hình 2.5 Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy nông 53
    Hình 2.6 Sơ đồ phân cấp quản lý HTTN liên tỉnh 55
    Hình 2.7. Phân cấp quản lý hệ thông thủy nông liên huyện .57
    Hình 2.8 Phân cấp quản lý HTTN huyện 58
    Hình 2.9 Chu trình xây dựng và thực hiện kế hoạch dùng nước 63
    Hình 3.1: Mô hình hệ thống SCADA phục vụ hiện đại hóa điều hành tưới tiêu 84 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    Bảng 1.1 Năng suất lúa bình quân các năm 8
    Bảng 1.2. Diện tích ngập các vùng ven biển Bắc Trung Bộ ứng với hai kịch bản .18
    Bảng 2.1 Hình thức thể chức bộ máy quán lý nhà nước về quản lỷ khai thác công
    trình thuỷ lợi ở cấp tỉnh .36
    Bảng 2.2 Phòng thực hiện Quản lý Nhà nước về thuỷ lợi cấp huyện .37
    Bảng 2.3 Kết quả điều tra thực trạng thủy nông cơ sở 5 tỉnh vùng ĐBSH .44
    Bảng 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất năm 2001 của một số hợp tác xã làm dịch vụ
    chuyên khâu thủy nông .45 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    BĐKH : Biến đổi khí hậu
    ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
    ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
    CTTL : Công trình thủy lợi
    FAO : Tổ chức nông lương thế giới
    HĐH : Hiện đại hóa
    HTTN : Hệ thống thủy nông
    HTTL : Hệ thống thủy lợi
    HDN : Hội dùng nước
    HTX : Hợp tác xã
    HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
    HTXDV : Hợp tác xã dịch vụ
    IPCC : Uỷ ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu
    IWMI : Viện quản lý nước quốc tế
    KHTL : Khoa học thủy lợi
    KHDN : Kế hoạch dùng nước
    NN &PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    NC : Nghiên cứu
    TNMT : Tài nguyên Môi trường
    TT CNPM TL : Trung tâm Công nghệ phần mềm thủy lợi
    TN : Tài nguyên
    TNN : Tài nguyên nước



    UBND : Ủy ban nhân dân
    XNTL : Xí nghiệp thủy lợi
    XNTN : Xí nghiệp thủy nông 1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công tác quản lý khai thác vận hành công trình là khâu cuối cùng của quá
    trình đầu dự án xây dựng công trình và giữ vai trò then chốt trong việc phát huy
    hiệu quả của các công trình thủy lợi đã được xây dựng. Tuy nhiên công tác này hiện
    nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ quản lý nhiều nơi chưa được đào
    tạo và hướng dẫn chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong
    cơ chế thị trường. Nó còn nhiều tồn tại, cả về mặt tổ chức quản lý và cơ chế chính
    sách, cần nhanh chóng khắc phục.
    Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN &PTNT)
    tại hội nghị bàn về quản lý khai thác công trình thủy lợi ngày 30-31 tháng 3/2006 đã
    khẳng định các công trình thủy lợi mới đảm bảo 55-65% so với năng lực thiết kế
    (Trước đây là 50-60%). Theo các báo cáo hàng năm của các địa phương và tài liệu
    điều tra thì năng lực tưới của hệ thống công trình thủy lợi nhỏ bình quân chỉ đạt gần
    30% so với thiết kế (Lục Yên – Yên Bái 27%, Hồ Yên Mỹ, Sông Mực – Thanh Hóa
    đạt 51-53% so với thiết kế, hệ thống thủy lợi Sông Rác – Hà Tĩnh đạt 51-53%. Một
    số hệ thống công trình thủy lợi loại vừa và lớn như Bắc Hưng Hải, Sông Chu
    (Thanh Hóa) diện tích tưới đạt 80-100% so với thiết kế, nhưng phải có giải pháp hỗ
    trợ như bơm điện, bơm dầu, tát ) mới có nước đến ruộng.
    Cũng theo báo cáo này đã khẳng định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
    trạng trên, nhưng một trong nguyên nhân cơ bản là công tác tổ chức quản lý khai
    thác công trình thủy lợi trong nhiều năm qua chưa được các cấp các ngành quan
    tâm đúng mức.
    Hiện nay mối liên hệ, bàn giao giữa giai đoạn xây dựng công trình và quản
    lý hệ thống công trình chưa được chặt chẽ nên công trình xuống cấp, hiệu quả
    đầu tư giảm.
    Công tác tổ chức quản lý chưa tốt nên chưa phát huy hết năng lực của hệ
    thống tưới. Đặc biệt là khâu nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
    Công tác bàn giao đưa vào sử dụng, duy tu bảo dưỡng chưa tốt nên công trình 2
    xuống cấp hiệu quả đầu tư thấp chính vì vậy cần được nghiên cứu công tác tổ chức
    quản lý từ giai đoạn đầu tư xây dựng công trình
    Xuất phát từ các vấn đề về công trình vừa nên trên, tác giả luận văn chọn đề
    tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn
    đưa vào khai thác vận hành”.
    2. Mục đích của đề tài
    - Nghiên cứu mô hình tổ chức, quản lý hệ thống thủy nông sau khi được đầu
    tư xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công trình và giảm chi phí duy tu
    bảo dưỡng.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp:
    - Phương pháp nghiên cứu tổng quan
    - Phương pháp thu thập phân tích tài liệu
    - Phương pháp chuyên gia, hội thảo
    - Phương pháp quan sát trực tiếp
    - Phương pháp nhân quả
    - Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu: Quản lý xây dựng các dự án xây dựng công trình thủy lợi
    tưới tự chảy trong giai đoạn vận hành khai thác.
    5. Kết quả dự kiến đạt được
    - Đánh giá được thực trạng tình hình quản lý hệ thống thủy nông hiện nay
    - Đề xuất được các giải pháp cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học trong công
    tác quản lý hệ thống thủy nông
    - Nâng cao hiệu quả khai thác công trình sau khi nghiên cứu mô hình tổ chức,
    quản lý hệ thống thủy nông sau khi được đầu tư xây dựng
    - Đánh giá hiệu quả đầu tư hệ thống tưới
     
Đang tải...