Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống tưới trên địa bàn huyện Na

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2014


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Hệ thống thuỷ lợi huyện Nam Sách có vị trí nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hải
    Dương. Hệ thống cónhiệm vụ đảm bảo tưới, tiêu cho 19 xã, thịtrấn của huyện Nam
    Sách và 4 xã Nam Đồng, Ái Quốc, An Châu và Thượng Đạt của thành phố Hải
    Dương, tỉnh Hải Dương. Diện tích tự nhiên của toàn hệ thống là 13.288,05 ha, trong
    đóđất sản xuất nông nghiệp chiếm 8.252,13 ha, đất phi nông nghiệp là 5.022,19 ha,
    đất chưa sử dụng là 13,73 ha. Nguồn nước cấp cho toàn khu vực được lấy từ sông
    Thái Bình qua các cống Thượng Đạt, Mạc Cầu, Cát Khê; từ sông Kinh Thầy qua
    các cống Ngô Đồng, Hót; từ sông Rạng qua cống Ngọc Trì; từ sông Hương qua
    cống Tiền Trung, Nhang Hải. Trong nội đồng của hệ thống được tưới bằng các trạm
    bơm gồm 12 trạm bơm của Xí nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi huyện Nam
    Sách và 90 trạm bơm do các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của các địa phương.
    Hàng năm, toàn khu tưới cókhoảng 400 ha bịảnh hưởng của hạn nằm rải rác
    ở các xã trong khu tưới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống các công
    trình thuỷ lợi phần lớn được xây dựng từ những năm 1960 đến 1999 đã xuống cấp
    nghiêm trọng không phát huy được hết năng lực; một số chỉ tiêu thiết kế tới nay
    không còn phù hợp; nhiều trạm bơm máy móc bịcũ nát, lạc hậu và thường xuyên bị
    hư hỏng; kênh mương bị bồi lắng, thu hẹp, khả năng dẫn nước kém; nhiều công
    trình lấy nước bịxuống cấp không đảm bảo yêu cầu dùng nước, điển hình như cống
    Thượng Đạt, cống Hót, cống Tiền Trung, trạm bơm Đò Hàn, kênh dẫn Ngô Đồng -Hợp Tiến .
    Mặt khác, trong những năm gần đây tình hình diễn biến thời tiết khítượng
    thuỷ văn rất phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khíhậu cũng như tình hình phát
    triển kinh tế của khu vực cónhiều biến động mạnh như: Quá trình đô thịhoá tăng
    nhanh, dân số tăng, nhiều khu công nghiệp và dân cư mới được hình thành; diện
    tích đất nông nghiệp có nhiều thay đổi, diện tích trồng lúa giảm, diện tích đồng
    trũng đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản; cơ cấu cây trồng vật nuôi thay đổi, thâm
    canh tăng vụ và khai thác tổng hợp nguồn nước tạo sức ép về yêu cầu dùng nước
    thay đổi ., nhu cầu sửdụng nước của các ngành sửdụng nước ngày càng cao trong
    khi nguồn nước ngày càng cạn kiệt, bịô nhiễm và ngày càng trở nên khan hiếm. Do
    đócác công trình thuỷ lợi cấp nước cho nông nghiệp càng cóý nghĩa to lớn không
    những đối với việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn đối với việc cấp
    nước sinh hoạt, phát triển nông thôn, cải tạo và bảo vệ môi trường.
    Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống tưới trên địa bàn
    huyện Nam Sách là một việc hết sức cần thiết. Cần có những nghiên cứu đánh giá
    hiện trạng hoạt động, khả năng đáp ứng yêu cầu tưới và đề xuất các giải pháp nhằm
    Luận văn thạc sĩ Học viên: Nguyễn Đức Văn - Lớp CH19Q
    2
    nâng cao hiệu quả các hệ thống tưới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự phát triển
    kinh tế - xã hội và cuộc sống người dân huyện Nam Sách nói riêng và người dân
    tỉnh Hải Dương nói chung.
    Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng hoạt động, khả năng
    đáp ứng yêu cầu tưới của các hệ thống tưới trên địa bàn huyện Nam Sách, trên cơ sở
    đóđề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống. Vì vậy đề
    tài:“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống
    tưới trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” là cần thiết và cóý nghĩa thực
    tiễn.
    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu:
    - Đánh giá được hiện trạng các công trình tưới trên địa bàn huyện Nam Sách;
    - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác của các công trình



    trong địa bàn huyện.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Một số hệ thống tưới điển hình trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải
    Dương.
    3. Cách tiếp cận vàphương pháp nghiên cứu
    Cách tiếp cận:
    - Tiếp cận thực tế: Đi khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu quy hoạch,
    thiết kế của hệ thống tưới;
    - Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến
    chi tiết, đầy đủ và hệ thống.
    - Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới về tưới nước trên thế giới.
    Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa;
    - Phương pháp kế thừa;
    - Phương pháp phân tích, thống kê;
    - Phương pháp mô hình toán.
    4. Kết quả dự kiến đạt được
    - Đánh giá được hiện trạng hoạt động, khả năng đáp ứng yêu cầu tưới của
    các công trình tưới trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
    - Đề xuất được các giải pháp công trình và phi công trình nhằm nâng cao
    hiệu quả hoạt động của các hệ thống tưới huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
    Luận văn thạc sĩ Học viên: Nguyễn Đức Văn - Lớp CH
     
Đang tải...