Thạc Sĩ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt huyện Hòa An -

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    24T24T I. Tính cấp thiết của đề tài 1
    II. Mục đích của đề tài 2
    III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 2
    IV. Kết quả đạt được . 2
    V. Nội dung chính của luận văn 3
    CHƯƠNG 1 . 4
    TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC . 4
    1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng. . 4
    1.1.1 Vị trí địa lý. 4
    1.1.2 Đặc điểm địa hình. . 5
    1.1.3 Khí hậu . 6
    1.1.4 Địa chất thủy văn . 8
    1.1.5 Điều kiện dân sinh- kinh tế- xã hội 9
    1.2 Tác động của tài nguyên nước đến cấp nước sinh hoạt huyện Hòa An 15
    1.2.1 Nước mưa: 15
    1.2.2 Nước mặt: . 15
    1.3 Nguồn nước ngầm . 18
    1.4 Môi trường nước. 20
    1.5 Huyện Hòa An thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp NS &
    VSMTNT 22
    1.5.1 Những thành tựu đạt được . 22
    1.5.2 Những tồn tại trong thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
    huyện Hòa An . 23
    CHƯƠNG 2 . 26
    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CẤP
    NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG . 26
    2.1 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt . 26

    2.2 Hiện trạng một số công trình điển hình 31
    2.3 Tình hình khai thác và sử dụng nước trên địa bàn huyện Hòa An . 35
    2.3.1 Nước mưa . 35
    2.3.2 Nước mặt 36
    2.3.3 Nước ngầm . 39
    2.3.4 Đánh giá chung 42
    2.3.5 Những tồn tại trong khai thác và sử dụng nước sinh hoạt 44
    2.4 Đánh giá chất lượng của các công trình cấp nước sinh hoạt 47
    2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt . 48
    2.6 Những tồn tại trong quản lý, vận hành và khai thác hệ thống các công trình cấp
    nước sinh hoạt . 52
    2.7 Những tồn tại trong quá trình đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống các công
    trình cấp nước sinh hoạt tập trung huyện Hòa An 54
    CHƯƠNG 3 . 59
    ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH
    CẤP NƯỚC TẬP TRUNG HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG 59
    3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình cấp
    nước sinh hoạt . 59
    3.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước
    sinh hoạt 61
    3.2.1 Giải pháp công trình . 61
    3.2.1.1 Đối với các công trình đang hoạt động . 61
    3.2.1.2 Đối với các công trình đang tạm dừng hoạt động . 62
    3.2.2 Các giải pháp phi công trình 72
    3.2.2.1 Đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển mạnh mẽ thị trường NS&VSMTNT . 73
    3.2.2.2 Giải pháp về thông tin- giáo dục- truyền thông và tham gia của cộng đồng 74
    3.2.2.3 Các giải pháp về chính sách 76
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

    - 1 -
    MỞ ĐẦU

    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan
    trọng được Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí,
    vai trò, ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong
    nhiều văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước và Chính phủ như: Nghị quyết Trung
    ương VIII, Nghị quyết Trung ương IX, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa
    đói giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
    nông thôn giai đoạn 2000 đến 2020.
    Để tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và số hộ gia
    đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện mục tiêu cải thiện điều kiện sống và sức
    khoẻ của người dân nông thôn, nhằm góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm
    nghèo và từng bước hiện đại hoá nông thôn. Từ năm 1999, Việt Nam đã triển khai
    thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
    thôn. Qua nhiều năm thực hiện, với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành ở Trung ương
    và nỗ lực phấn đấu của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, đến nay các mục tiêu
    chính của chương trình đề ra đều cơ bản đã hoàn thành.
    Huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng là một huyện miền núi, cơ sở hạ tầng chưa
    được hoàn chỉnh, cần tiếp tục được Nhà nước đầu tư. Cùng với quá trình công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá của đất nước, huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng
    cũng bắt đầu phải đối mặt với những thách thức về khả năng cấp nước sinh hoạt,
    những áp lực về vệ sinh môi trường nông thôn. Đến nay toàn huyện có 38 công
    trình cấp nước sinh hoạt được nhà nước đầu tư. Các công trình cấp nước sinh hoạt
    này chủ yếu là tự chảy, nguồn nước lấy từ khe núi đá. Do có một số tồn tại trong
    khâu thiết kế, thi công, quản lý vận hành nên các công trình cấp nước sinh hoạt
    chưa phát huy hết công suất, hiệu quả quản lý vận hành còn thấp, chưa đáp ứng
    được nhu cầu thực tế của nhân dân.
    Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt nói chung
    và các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nói riêng trên địa bàn huyện Hòa An

    - 2 -
    tỉnh Cao Bằng là một việc hết sức cần thiết nhằm phát huy hiệu quả của các hệ
    thống công trình cấp nước hiện có, phục vụ ngày càng tốt hơn cho cuộc sống của
    người dân và công cuộc kinh tế xã hội của huyện.
    II. Mục đích của đề tài
    Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả của các công trình cấp nước
    sinh hoạt nông thôn hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng
    sử dụng nước trong huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
    III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
    III.1. Cách tiếp cận:
    Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và
    trên thế giới.
    Tiếp cận có sự tham gia của những người hưởng lợi trong các dự án cấp nước
    sinh hoạt, xóa đói giảm nghèo.
    Tiếp cận Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông
    thôn đến 2020.
    Tiếp cận thực tế: đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của
    các công trình cấp nước sinh hoạt trong huyện.
    Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: tính toán, đánh giá nhu cầu nước sinh hoạt.
    III.2. Phương pháp nghiên cứu:
    - Điều tra hiện trạng, thu thập các số liệu, tài liệu.
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp tiếp cận đáp ứng nhu cầu.
    - Phương pháp kế thừa.
    - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công trình cấp nước theo phương pháp
    điều tra hiện trạng, thu thập các số liệu, tài liệu của các công trình cấp nước tập
    trung để tìm ra những điểm yếu trong tất cả các khâu: từ quy hoạch, thiết kế, thi
    công đến quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình.

    IV. Kết quả đạt được
    - Báo cáo đánh giá hiện trạng các công trình cấp nước hiện có.

    - 3 -
    - Báo cáo đánh giá nhu cầu nước và khả năng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt
    của các mô hình cấp nước hiện có.
    - Các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả của công trình cấp nước sinh
    hoạt hiện có trên địa bàn huyện.
    V. Nội dung chính của luận văn
    Mở Đầu
    Chương I: Tình hình chung vùng nghiên cứu
    Chương II: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung
    huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
    Chương III: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình
    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...