Luận Văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của một số cơ sở gia công – chế biến giấy ở quận

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. MỞ ĐẦU
    Giấy là một sản phẩm rất cần thiết cho con người, cho xã hội và gắn liền với lịch sử lâu đời hàng ngàn năm. Nó mang lại cho con người nhiều ích lợi như ghi chép, in ấn, đóng gói hàng hoá và làm vật liệu xây dựng Từ thời cổ Đại, người Ai Cập đã biết làm ra giấy từ sợi của cây papyrus. Lúc đầu phương pháp khá đơn giản: người ta nghiền ướt các nguyên liệu từ sợi thực vật thành bột nhão rồi trải ra từng lớp mỏng và sấy khô, vì vậy các sợi thực vật liên kết lại với nhau tạo thành tờ giấy. Nhiều thế kỷ trôi qua cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp phương pháp làm giấy cũng đã được cơ giới hóa. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng vào quy trình sản xuất giấy để tạo ra những sản phẩm giấy có chất lượng ngày càng cao. Hàng loạt các cơ sở sản xuất giấy ra đời đáp ứng cho nhu cầu dùng giấy ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, việc hình thành các nhà máy giấy kéo theo hàng loạt các áp lực về môi trường nước, đất và khí quyển.
    Ở Việt Nam, “Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia về nước sạch – Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm trầm trọng, đặt biệt đối với các nguồn nước”. So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lí không đạt yêu cầu. Mặc khác nguồn tài nguyên rừng cũng bị cạn kiệt do người dân khai thác lấy gỗ bán cho các cơ sở sản xuất lấy làm nguyên liệu Để khắc phục tình trạng rừng cạn kiệt, tận dụng các nguồn rác thải (giấy phế liệu) để tái chế lại, mặc khác cũng giải quyết đi một lượng rác khổng lồ (mà nếu không tái chế thì chúng sẽ trở thành rác thải) đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Điển hình là các cơ sở gia công chế biến giấy quận 12 đều sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là giấy phế liệu.
    Nhận thức được các vấn đề trên đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của một số cơ sở gia công – chế biến giấy ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh” được chọn làm khoá luận tốt nghiệp ngành Môi trường – Công nghệ sinh học trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM.
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu:
    - Các nguồn thải phát sinh từ quá trình sản xuất
    - Hệ thống xử lý chất thải (nước, chất thải rắn, khí thải)
    - Nhà xưởng, nhân công
    - Các cơ sở tái chế giấy
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Các cơ sở tái chế giấy quận 12, Tp.Hồ Chí Minh
    3. MỤC TIÊU
    § Đánh giá thực trạng môi trường sản xuất giấy tái chế quận 12 và ảnh hưởng của nó đến môi trường.
    § Đề xuất các giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường ở các cơ sở tái chế giấy quận 12
    4. NỘI DUNG
    - Khaỏ sát tình hình sản xuất của một số cơ sở tái chế giấy ở quận 12 Tp.HCM
    Loại hình sản xuất, công suất, số lao động.
    Quy trình công nghệ và môi trường sản xuất.
    Nguồn nguyên liệu đầu vào,ra.
    - Khảo sát ảnh hưởng của các loại chất thải phát sinh từ quy trình sản xuất (nước thải, khí thải, ồn, vi khí hậu)
    - Khảo sát các giải pháp đang áp dụng đối với các cơ sở đó
    Khảo sát các giải pháp xử lý khí thải, nước thải và rác thải
    Khảo sát, phân tích các chỉ tiêu môi trường
    Lấy các mẫu nước thải, nước giếng
    Bụi, khí thải lò hơi
    Vi khí hậu ( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và ồn
    - Phân tích thực trạng môi trường sản xuất và ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ con người
    - Đề xuất các giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở gia công chế biến giấy ở quận 12
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.1 Phương pháp luận

    Hiện nay, kinh tế phát triển, các ngành công nghiệp cũng tăng lên hàng loạt, cùng với sự gia tăng đó kéo theo hàng loạt các chất thải thải vào môi trường trong đó có ngành giấy. Để giảm đi lượng rác thải trên cần phải phân loại rác thải tại nguồn, cái nào tái sử dụng được thì dùng lại, cái nào tái chế được thì tái chế (điển hình là tái chế giấy đã và đang áp dụng). Tuy nhiên, để có những sản phẩm chất lượng cao từ giấy tái chế thì phải dùng các loại hóa chất để tẩy trắng, do vậy các nguồn chất thải phát sinh từ việc tái chế đó (nước thải, khí thải và rác thải)đang trở nên bất cập.
    So với nhiều ngành công ngiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu. Cụ thể là trong công nghiệp tái chế giấy, để tạo nên một tấn sản phẩm đặt thù hoặc những tính năng đặt thù cho sản phẩm, người ta sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà thải thẳng ra sông ngòi, kênh rạch thì vấn đề ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trường nước.
    Nước thải từ các nhà máy tái chế giấy có hàm lượng BOD, COD, SS, độ màu, độ đục rất cao. Do vậy, khi thải vào môi trường nước mặt nó sẽ phá vở cân bằng môi trường hệ sinh thái, làm giảm ôxy hoà tan, giảm sự khuyếch tán ôxy từ trong không khí vào và tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếm khí hoạt động, sinh ra các khí có mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, mỹ quan đô thị và đời sống của động vật thuỷ sinh. Vì vậy, nước thải từ các nhà máy giấy trước khi thải vào môi trường phải được xử lý nhằm giảm các tác hại đến môi trường đất, nước và sức khoẻ người dân sống quanh khu vực.
    Tóm lại, trong luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng môi trường, thành phần nước thải và đề xuất các giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường ở các cơ sở tái chế giấy quận 12, Tp.HCM
    5.2 Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp điều tra khảo sát:
    · Các chỉ tiêu môi trường: nước thải, nước ngầm, ồn vi khí hậu, bụi, khí thải
    · Các phương pháp phân tích: Phân tích theo TCVN, thường quy kỹ thuật (kỹ thuật bộ lao động) xem thêm phần phụ lục
    Phương pháp phỏng vấn qua phiếu điều tra có sẳn: xem phần phụ lục.
    Phương pháp hồi cứu: thông tin được tổng từ sách báo, tạp chí, internet. Kết quả đo đạt của các đơn vị chức năng
    Phương pháp phân tích xử lý số liệu
    · Số liệu được thể hiện trên các văn bản
    · Văn bản được soạn thảo trên chương trình Microsoft Word, Excel
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...